0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Các chính sách văn hó a xã hội, dân tộc, tôn giáo, kinh tế,

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP (Trang 67 -67 )

6. Cấu trúc của đề tài

2.5.1. Các chính sách văn hó a xã hội, dân tộc, tôn giáo, kinh tế,

Các chính sách VH - XH, dân tộc, tôn giáo, kinh tế, đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta thời gian qua đối với cả nƣớc nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã có vai trò tích cực đối với phát triển du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

58

a. Chính sách văn hóa

Để nhanh chóng chấn hƣng nền văn hóa và bảo vệ những giá trị nhân văn tốt đẹp của cộng đồng, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chủ trƣơng và chính sách VH - XH đúng đắn trong đó đáng chú ý là các chính sách phát triển nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Những chính sách đúng đắn trên bƣớc đầu đã làm thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn Việt Nam nói chung và Lạng Sơn nói riêng. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện đã góp phần phục hồi những giá trị văn hóa truyền thống. Nhiều nơi nhân dân đã góp công của để tôn tạo xây dựng lại những di tích văn hóa lịch sử. Nhiều tập tục truyền thống đƣợc phục hồi nhƣ sinh hoạt lễ hội và văn hóa dân gian. Những truyền thống tốt đẹp trong giáo dục cũng bắt đầu đƣợc khôi phục.

b. Chính sách dân tộc

Vấn đề dân tộc, đã đƣợc Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện nhất quán chính sách các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển; đoàn kết rộng rãi trong nội bộ từng dân tộc, giữa dân tộc này với dân tộc khác, giữa các dân tộc thiểu số với dân tộc đa số; thực hiện sự phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; thực hiện ƣu tiên đầu tƣ phát triển KT - XH các vùng đồng bào dân tộc; bồi dƣỡng nguồn nhân lực nhất là nguồn nhân lực tại chỗ, nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ, phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cƣờng của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cƣờng sự hỗ trợ, giúp đỡ của Trung ƣơng và các địa phƣơng khác trong cả nƣớc.

c. Chính sách tôn giáo

Chính sách tôn giáo của Đảng và của Nhà nƣớc Cộng hoà XHCN Việt Nam trƣớc hết là đoàn kết dân tộc, đoàn kết ngƣời có tôn giáo, đoàn kết ngƣời khác tôn giáo, đoàn kết ngƣời có tôn giáo với ngƣời không tôn giáo với nhau, động viên nhau thực hiện mục tiêu: "Độc lập Thống nhất, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tạo thành sức mạnh tổng hợp hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

59

d. Chính sách đối ngoại

Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc ta là mở rộng quan hệ đối ngoại, đa phƣơng hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nƣớc trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả với các nƣớc ASEAN, các nƣớc châu Á - Thái Bình Dƣơng... Củng cố và phát triển quan hệ hợp tác song phƣơng tin cậy với các đối tác chiến lƣợc; khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nƣớc ta là thành viên WTO.

Phát huy vai trò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Xúc tiến mạnh thƣơng mại và đầu tƣ, phát triển thị trƣờng mới, sản phẩm mới và thƣơng hiệu mới. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nƣớc ngoài và mạnh dạn đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

Đẩy mạnh công tác văn hoá - thông tin đối ngoại, góp phần tăng cƣờng sự hợp tác, tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nƣớc.

e. Chính sách phát triển kinh tế cửa khẩu

Một trong những chính sách quan trọng có ảnh hƣởng đến đối với phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng các tỉnh biên giới trong đó có Lạng Sơn là chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu.

Năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ ra “Quyết định về chính sách đối với Khu kinh tế cửa khẩu biên giới” và Bộ Tài chính ra “Thông tư hướng dẫn thi hành chính sách tài chính áp dụng cho các khu kinh tế cửa khẩu biên giới”.

Tháng 10/2005, Chính phủ chính thức cho phép thành lập khu bảo thuế trong khu kinh tế cửa khẩu, cam kết sẽ hỗ trợ có mục tiêu cho ngân sách địa phƣơng trong công tác phát triển CSHT của khu kinh tế cửa khẩu.

Đầu năm 2008, Thủ tƣớng Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt "Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020". Theo đó, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 30 khu kinh tế cửa khẩu. Trong đó có khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

60

Ngày 3/4/2009, Ban thƣờng vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TU về lãnh đạo triển khai, thực hiện các quyết định của Thủ tƣớng Chính phủ về xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn.

Nghị quyết nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đến 2010 tầm nhìn 2020 trở thành vùng động lực, khu vực kinh tế năng động, trung tâm thƣơng mại, dịch vụ và du lịch, điểm trung chuyển hàng hoá, giữ vai trò trọng yếu của hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Các chính sách VH - XH, dân tộc, tôn giáo, kinh tế, đối ngoại phát triển KT - XH trên của Đảng và Nhà nƣớc không những góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân khu vực biên giới mà còn tạo môi trƣờng thuận lợi để phát triển du lịch.

2.5.2. Môi trường xã hội

a. An ninh chính trị, an toàn xã hội

Trong những năm qua hoạt động du lịch của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Lạng Sơn nói riêng đã gia tăng nhanh chóng. Nhìn chung công tác bảo đảm an toàn xã hội, tạomôi trƣờng lành mạnh cho du khách đã đƣợc bảo đảm tốt, đa số các du khách đã có ấn tƣợng tốt về môi trƣờng xã hội và con ngƣời Việt Nam. Tuy nhiên gần đây ở nhiều địa phƣơng trên địa bàn tỉnh có một số tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma túy và buôn lậu chƣa đƣợc kiềm chế có hiệu quả, ảnh hƣởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Điều này cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động du lịch.

Do vậy một trong những yêu cầu đặt ra trong phát triển du lịch chính là tăng cƣờng quản lý chặt chẽ và kiểm tra thƣờng xuyên nhằm góp phần vào mặt trận đảm bảo an ninh chính trị và an toàn xã hội.

Nhận thức rõ tầm quan trọng đó, song song với nhiệm vụ phát triển KT - XH, tỉnh Lạng Sơn đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; xây dựng lực lƣợng vũ trang trong sạch, vững mạnh, từng bƣớc chính quy và hiện đại, tăng cƣờng giáo dục ý thức quốc phòng toàn dân; xây dựng lực lƣợng dự bị động viên vững mạnh. Chỉ đạo thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng chống các loại tội phạm, phối hợp chặt chẽ giữa lực lƣợng biên phòng với chính quyền địa phƣơng chủ động đấu tranh ngăn chặn kịp thời các vụ việc xâm canh, xâm cƣ, bảo vệ vững chắc đƣờng biên mốc giới của Tổ quốc, tạo môi trƣờng thuận lợi cho thúc đẩy phát triển KT - XH, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

61

b. Môi trường văn hóa

Môi trƣờng văn hóa là một phần của môi trƣờng xã hội, luôn có mối quan hệ hai chiều với hoạt động du lịch. Môi trƣờng văn hóa lành mạnh bảo đảm sự phát triển bền vững cho du lịch và ngƣợc lại. Chính sách phát triển du lịch đúng đắn sẽ góp phần tạo môi trƣờng văn hóa xã hội lành mạnh. Chính vì vậy ngành du lịch vừa qua đã tổ chức học tập, quán triệt nghiêm túc nghị định 87/CP góp phần vào cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ môi trƣờng văn hóa trong sạch.

Một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trƣờng văn hóa trong sạch chính là việc ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố văn hóa phẩm độc hại đi theo con đƣờng du lịch. Để làm đƣợc việc đó, ngành du lịch cần phải kết hợp chặt chẽ với các ngành khác nhƣ hải quan, văn hóa, các ngành nội chính và có sự tham gia của toàn dân.

Việc chấn hƣng nền văn hóa dân tộc trên địa bàn cũng chính là một yếu tố tích cực để bảo vệ môi trƣờng văn hóa lành mạnh cho phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Thời cơ và thuận lợi

Thế giới bƣớc vào những năm đầu của thế kỷ XXI đã và đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội; tính năng động và có nhịp độ tăng trƣởng cao của nền kinh tế các nƣớc khu vực châu Á; xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng (WEC, GMS... ), nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, đòi hỏi phải có sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các thể chế toàn cầu nhƣ Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), WTO... nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (theo dự báo của UNWTO, khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lƣợt khách quốc tế, mức tăng trƣởng bình quân lƣợng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm). Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lạng Sơn nói riêng phát triển trong xu thế hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

62

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Hữu Nghị về đƣờng bộ, cửa khẩu Đồng Đăng về đƣờng sắt)và 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và các cặp chợ biên giới.Cùng hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng sắt và đƣờng bộ nối Lạng Sơn với các tỉnh trong nƣớc và ngoài nƣớc. Ngoài ra, Lạng Sơn còn nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có nhiều khả năng và thế mạnh để phát triển và mở rộng thị trƣờng sản phẩm du lịch với các tỉnh của nƣớc bạn, với các trung tâm du lịch lớn khác trong và ngoài nƣớc.Điều này khá quan trọng với xu thế hội nhập, hợp tác ngày càng thâm nhập sâu vào nền kinh tế nƣớc ta.

Về mặt tự nhiên Lạng Sơn đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú và nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những di tích danh thắng đã đi vào thi ca và lòng ngƣời nhƣ: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, Nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng nhƣ: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc… Ngoài ra đây còn là một vùng quê xinh đẹp, với non nƣớc xanh biếc của dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng. Cùng với phong tục, tập quán, lễ hội, những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lƣợn... làm say đắm lòng ngƣời, những phiên chợ vùng cao, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc…Những tiềm năng này hứa hẹn sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay.

Tiếp sau đó phải kể đến là đƣờng lối, chính sách từ cấp vi mô đến vĩ mô. Sự phát triển hoạt động du lịch nhất quán với đƣờng lối phát triển kinh tế của tỉnh nhà, phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia và là lựa chọn ƣu việt trong nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Du lịch, dịch vụ du lịch đã đƣợc định hƣớng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; CSHT trong đó có hạ tầng du lịch đang đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển mang chiều hƣớng thuận lợi, nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quan tâm; UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách thông thoáng ƣu đãi trong công tác đầu tƣ tạo môi trƣờng thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh.

Trên đây là điều kiện, thời cơ để tỉnh Lạng Sơn quyết định lựa chọn và phát triển du lịch với hy vọng sẽ đạt đƣợc nhiều thành công, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, nâng cao cuộc sống ngƣời dân nơi đây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

http://www.lrc.tnu.edu.vn/

63

2.6.2. Hạn chế và thách thức

Bên cạnh những thế mạnh này, trong quá trình phát triển của mình du lịch Lạng Sơn cũng gặp phải nhiều thách thức mang tính chủ quan và cả những trở ngại do khách quan mang lại.

Mặc dù khá đa dạng về TNDL, nhiều loại tài nguyên mang tính đặc trƣng. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và tu bổ các tài nguyên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều công trình, di tích bị hƣ hại nghiêm trọng, một số lễ hội đang có nguy cơ bị mai một. Số di tích đƣợc xếp hạng còn rất khiêm tốn. Điều này tác động lớn đến công tác đầu tƣ và thu hút khách du lịch. Không đem lại cho du khách sự thỏa mãn và hài lòng về những giá trị du lịch đã từng đƣợc nghe đến. Thêm vào đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, mặc dù đã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, song vẫn chƣa đạt yêu cầu, và so với mặt bằng chung của vùng cũng nhƣ của cả nƣớc vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ.

Một thực tế là, hiện nay hoạt động du lịch vẫn chƣa thật sự đem lại nhiều hiệu quả cho đời sống dân cƣ tỉnh nhà. Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch của ngƣời dân vẫn còn thấp. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cƣ nơi có TNDL tham gia vào các hoạt động du lịch ở Lạng Sơn hiện đã đƣợc nâng cao nhƣng còn manh mún và yếu; và do đó không khuyến khích đƣợc họ tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch. Cùng với đó, đối với các ban ngành liên quan, việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tƣ tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng.

Ngoài những hạn chế có tính chủ quan thì tác động khách quan của xu thế hiện nay cũng bộc lộ những bất lợi đối với du lịch tỉnh Lạng Sơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh nhà vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, Lạng Sơn chƣa thật sự xây dựng đƣợc một sản phẩm du lịch có tính đặc trƣng để khẳng định vị trí và hình ảnh của mình trên bản đồ du lịch trong nƣớc cũng nhƣ khu vực. Sự

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN TRONG XU THẾ HỘI NHẬP (Trang 67 -67 )

×