Thực trạng phát triển du lịch theolãnh thổ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 85 - 98)

6. Cấu trúc của đề tài

3.2.Thực trạng phát triển du lịch theolãnh thổ

3.2.1. Một số điểm du lịch a. Các điểm

-Điểm du lịch Nhất - Nhị - Tam Thanh:Quần thể du lịch Nhất - Nhị - Tam Thanh nằm sát TP. Lạng Sơn, đƣợc Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích quốc gia năm 1962. Đi từ Hà Nội lên, qua cầu Kỳ Lừa rẽ trái qua Ngã Sáu khoảng 300m là động Tam Thanh, rẽ trái 200m là động Nhất Nhị Thanh và chùa Tam Giáo. Chùa Tam Giáo là một vòm hang rộng, sâu, trong hang có những nhũ đá lớn, thông từ trần vòm xuống mặt đất. Những giọt nƣớc trong veo, mát rƣợi tí tách từ trên trần nhỏ xuống một chiếc bồn lớn nhƣ miệng giếng con. Trên bệ thờ là tƣợng các Phật sơn son thếp vàng. Ngoài cửa động có một tăng đá lớn to chắn giữa có tên là Lƣ Hƣơng Thạch. Hai bên cửa động có chạm trổ phù điêu, một bên rồng, một bên hổ.

Động Tam Thanh là một quần thể nhiều hang động: động Long Châu, động Long Hoa (còn có tên gọi là Thủy Tiên động). Trong động có nhiều nhũ đá thiên tạo, có lối Thông Thiên, có Hồ Cảnh (hồ Âm Ti) nƣớc trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn. Động Tam Thanh không chỉ mang giá trị văn hoá, nghệ thuật hàm chứa trong từng di tích đƣợc lƣu giữ lại bên trong chùa cho mói đến ngày nay. Nổi bật nhất là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân, thi sĩ qua nhiều thời kỳ lịch sử. Trong đó, tấm bia “Thiên Động Pháp Luân Thường Chuyển” có niên đại cổ nhất, khắc từ thời Lê Vĩnh Thịnh năm thứ 2 (năm 1677).

Quần thể hang động Nhất - Nhị - Tam Thanh gắn với công lao của Ngô Thì Sĩ. Ông đã làm cho nơi này thành một thắng cảnh kì quan từ năm 1779. Hang động núi hoang vu, ít ngƣời biết đến đã trở thành một nơi có nhiều công trình đẹp. Sau khi Ngô Thì Sĩ mất, có nhiều nhà thơ, nhà văn đến thăm động và khắc thơ trên vách đá ca ngợi Nhị Thanh, ca ngợi Ngô Thì Sĩ. Các bia trên vách đá cũng tôn thêm giá trị học thuật và nghệ thuật của quần thể Nhất - Nhị - Tam Thanh.

-Điểm du lịch núi nàng Tô Thị và thành cổ Nhà Mạc: Núi Tô Thị nằm trong quần thể danh lam thắng cảnh Tam Thanh, Nhị Thanh. Núi có hình tƣợng nàng Tô Thị vọng phu. Nàng Tô Thị “Xứ Lạng” không chỉ sống trong truyện kể dân gian mà còn xuất hiện trong hội hè và trở thành tín ngƣỡng thờ cúng của nhân dân. Chuyện nàng Tô Thị Lạng Sơn sống mãi trong ký ức nhân dân, và đá Vọng Phu Lạng Sơn nổi tiếng nhờ có những bài thơ đề vịnh của các nhà thơ danh tiếng nhƣ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/76

- Điểm du lịch hang động chùa Tiên: TP. Lạng Sơn có một ngọn núi trông xa giống hình voi phục và đƣợc gọi là núi Đại Tƣợng nhô lên giữa cánh đồng. Trong lòng núi có động lớn, có chùa Tiên đƣợc dựng vào thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497). Đây là một trong tám cảnh đẹp Lạng Sơn mà Ngô Thì Sĩ đã ghi nhận.

Trong chùa có một nhũ đá to nhô lên tựa hình ngƣời ngồi trên bệ đá lớn. Tƣơng truyền đó chính là Tiên Ông đã xuống trần dẫm chân xuống đá thành giếng nƣớc, giúp dân chống hạn. Giếng nƣớc đó gọi là giếng Tiên, nƣớc đầy trong vắt quanh năm không cạn. Dân đã lập bàn thờ để thờ Tiên Ông, còn gọi là Thần Nông. Hàng năm cứ đến tháng 6 âm lịch, nhân dân đến đây mở hội lễ cúng Thần Nông.

- Điểm du lịch đền Tà Phủ (Tà Phủ linh từ): Đền nằm ở trung tâm phố chợ Kỳ Lừa, TP. Lạng Sơn đƣợc xây dựng từ năm 1683 thờ Thần Công Tài, là tƣớng nhà Hậu Lê.

Kiến trúc của đền gồm hai tòa nhà kết cấu theo lối chữ “Công”. Kết cấu chính của tòa ngoài gồm 4 cột cái kê trên đá tảng cao khoảng 6m bằng gỗ tứ thiết và hai hàng cột hiên. Bộ mái đƣợc đỡ bằng kết cấu chồng rƣờng. Hoa văn trang trí đơn giản. Tòa trong kết cấu tƣơng tự tòa ngoài.

Hiện nay đền còn lƣu giữ đƣợc một số hiện vật trong đó có tấm bia bốn mặt dựng năm 1683. Ngoài ra đền còn lƣu giữ một số đầu pháo gắn với lễ hội đầu pháo tổ chức hàng năm từ 22 - 27 tháng giêng.

Đền đã đƣợc xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1993 và trở thành TNDL tham quan có giá trị.

- Điểm du lịch đền Kỳ Cùng (Kỳ Cùng Đại Vương từ): Đền Kỳ Cùng ở ngay đầu cầu Kỳ Lừa - phƣờng Vĩnh Trại - TP. Lạng Sơn. Theo hồi ức của nhân dân thì đền có từ rất lâu, sau nhiều lần sửa chữa vẫn chỉ là một ngôi đền nhỏ làm bằng đất lợp ngói. Phía trƣớc đền là bến đá Kỳ Cùng (Kỳ Cùng thạch lộ) từng đƣợc Ngô Thì Sĩ xếp hạng là một trong 8 cảnh đẹp của Xứ Lạng từ thế kỷ XVIII.

Kiến trúc của đền theo kiểu chữ “Đinh”,đây là kiến trúc mới đƣợc phục hồi lại. Đền không làm nghinh môn riêng mà gắn liền với không gian chính gồm 3 cửu xây vòm cuốn có 2 trụ gạch vuông bổ gờ soi phía trên đấp nổ các hoa văn, trên cùng là một bộ tam khí gồm có: đỉnh và hai lọ hoa thờ hai bên. Phía ngoài tả hữu có hai tháp chồng diêm dùng để treo chuông và trống.

Đền đƣợc lập để thờ thủy thần sông Kỳ Cùng. Tƣơng truyền trƣớc đây có một con giao long đào hang ở đây và ăn sâu vào động Nhị Thanh. Du khách thăm Lạng Sơn thƣờng ghé vào đây để tế lễ thần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/77

- Điểm du lịch chùa Thành (Diên Khánh tự): Chùa nằm ở đầu cầu Kỳ Lừa, đối diện là đền Kỳ Cùng, phía bắc TP. Lạng Sơn. Chùa đƣợc dựng từ thời Lê, kiến trúc theo kiểu "nội công ngoại quốc" bao gồm: tiền tế, hậu cung, nhà tổ, nhà trai. Bàn thờ có tòa Cửu Long, tƣợng Phật, tƣợng La Hán. Đặc biệt chùa có quả chuông do nhân dân địa phƣơng và khách buôn Trung Quốc cúng tiến vào năm 1671 (thời Lê Huyền Tông).

Chùa Thành hiện nay là trụ sở của Phật giáo tỉnh Lạng Sơn - một tỉnh hội Phật giáo trẻ nhất nƣớc. Vào những ngày lễ hội của Phật giáo, ngày tiết lễ, rất đông tín đồ phật tử đến nghe giảng kinh và tu học. Đặc biệt vào các dịp lễ hội nhƣ: hội Bắc Lệ tháng chín, hội Đầu Pháo Tả Phủ, hội Kỳ Cùng... rất đông khách thập phƣơng tới chùa chiêm bái, cầu phúc.

- Điểm du lịch Mẫu Sơn: Núi Mẫu Sơn nằm trên địa bàn 3 xã Công Sơn, Mẫu Sơn (huyện Cao Lộc) và Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình) với diện tích 10.470ha. Mẫu Sơn cách TP. Lạng Sơn 30km về phía Đông, nằm ở độ cao 1.541m so với mặt biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình năm 15,60C, rất thích hợp cho nghỉ dƣỡng. Mẫu Sơn đƣợc bao bọc cả trăm quả núi lớn nhỏ. Mùa hè mát mẻ, mùa đông đỉnh núi luôn bị sƣơng mù bao phủ, những ngày giá rét thỉnh thoảng có tuyết rơi.

Khi mùa xuân về, cả vùng Mẫu Sơn đỏ rực hoa đào. Đào trái Mẫu Sơn vừa to vừa ngọt. Chè Mẫu Sơn nổi tiếng vị thơm ngọt, uống một lần rồi nhớ mãi. Mẫu Sơn của Lạng Sơn đẹp chẳng kém Sa Pa của Lào Cai, lại rất thuận về địa lí, giao thông, giàu tài nguyên thiên nhiên, cách Hà Nội không đến 180km. Từ Mẫu Sơn du khách có thể đi thăm Trung Quốc qua cửa khẩu Chi Ma.

Núi Mẫu Sơn thích hợp loại hình du lịch nghỉ dƣỡng và các hoạt động thể thao nhƣ leo núi, khám phá.

- Điểm du lịch ải Chi Lăng: Ải Chi Lăng là một vị trí rất hiểm yếu nhất trên con đƣờng từ Pha Lũy đến Đông Quan, cách Pha Lũy độ khoảng 60km. Toàn bộ khu vực này nhƣ một thung lũng nhỏ, hình bầu dục, dài độ khoảng 4km, chỗ rộng nhất là 1km. Phía tây là núi đá vôi vách dựng đứng bên dòng sông Thƣơng. Phía đông là dãy núi Thái Hòa và Bảo Đài trùng trùng điệp điệp. Một lòng chảo hẹp lại có 5 ngọn núi nhỏ: Hàm Quỷ, Nà Nông, Nà Sản, Kỳ Lân và Mã Yên. Hai phía Bắc - Nam mạch núi khép lại, tạo thành hai cửa ải rất hiểm trở.

Với vị trí đó, Ải Chi Lăng đã làm mồ chôn quân giặc. Trong kháng chiến chống Tống đời Lý, chống Nguyên - Mông đời Trần và trận tiêu diệt quân viện binh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/78

do Liễu Thăng chỉ huy bị nghĩa quân Lam Sơn đánh bại ngày 10/10/1427 (tức 20/9 Đinh Mùi) đều xảy ra tại đây.

Ải Chi Lăng không chỉ là một di tích lịch sử mà ngày nay còn là một điểm TNDL có giá trị trên tuyến QL 1A từ Hà Nội đi Lạng Sơn.

- Điểm du lịch hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai và Kéo Lèng: Hai di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai nằm cách QL 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên gần 100m. Trong lần khai quật năm 1965, các nhà khảo cổ đã thu đƣợc nhiều hóa thạch quí giá gồm răng đƣời ƣơi, răng của gấu tre, voi, khỉ đuôi dài và răng của ngƣời vƣợn khổng lồ mang tính chất đặc nguyên thủy. Năm 1993, đoàn nghiên cứu cổ sinh Việt - Mỹ - Ôx-trây-li-a tiến hành khảo sát thu đƣợc một số mẫu trầm tích và hóa thạch, khẳng định hang Thẩm Khuyên có niên đại cách đây 250.000 năm. Các di tích này là một tài liệu vô cùng quí báu cho nền khoa học thế giới, cần đƣợc nghiên cứu khám phá tiếp.

Cách Thẩm Khuyên, Thẩm Hai khoảng 3km là hang Kéo Lèng nằm trên dãy núi Nà Gọi.Ở đây các nhà khảo cổ trong nƣớc cũng đã tìm thấy răng gấu tre, răng hàm, hộp sọ, xƣơng sống của ngƣời cổ cách đây 30.000 năm, góp phần minh chứng rằng, ngay từ thời đồ đá xa xƣa, ở miền núi phía Bắc Việt Nam đã có ngƣời vƣợn sinh sống. Bình Gia (Lạng Sơn) là một trong những cái nôi của loài ngƣời.

Tháng 12/1993, Bộ Văn hóa - Thông tin đó quyết định cấp bằng công nhận 3 di tích hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, Kéo Lèng là di tích khảo cổ học loại đặc biệt quan trọng. Ngoài giá trị khoa học khảo cổ, ba di tích này còn có giá trị danh thắng. Đến thăm 3 di tích này, du khách nhƣ đƣợc trở về với một vùng rừng núi tự nhiên nguyên thủy, hoang dã, với những dãy núi đá vôi và rừng trùng điệp của vòng cung Bắc Sơn. Hang Thẩm Khuyên là TNDL nghiên cứu, khám phá.

- Điểm du lịch đình Nông Lục: Đình thuộc xã Hƣng Vũ, huyện Bắc Sơn, đƣợc xây dựng năm 1927, là một di tích kiến trúc nghệ thuật đặc sắc của tỉnh Lạng Sơn. Kiến trúc đình theo lối chữ “Nhất” mang nét đặc trƣng truyền thống của đình làng Việt Nam.

Đình Nông Lục cũng là di tích lịch sử cách mạng. Tại đây diễn ra cuộc họp quan trọng quyết định tiến hành khởi nghĩa Bắc Sơn giành chính quyền tháng 10/1940. Đình làng Nông Lục đƣợc xếp hạng di tích quốc gia năm 1993, trở thành TNDL nằm trong cụm di tích Bắc Sơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/79

b. Các điểm du lịch có ý nghĩa địa phương

- Điểm du lịch phố chợ Kỳ Lừa: Chợ Kỳ Lừa ở Lạng Sơn là nơi mua bán trao đổi hàng hoá giữa các vùng, miền, trong cả nƣớc cùng với các hoạt động văn hoá mang bản sắc dân tộc của Lạng Sơn. Chợ Kỳ lừa mỗi tháng họp 6 phiên vào các ngày 2, 7 âm lịch, có hàng hoá, sản vật của hầu hết các tỉnh .

Ngƣời đến chợ có khi không cần mua bán mà chỉ để thăm hỏi, bàn chuyện làm ăn. Thanh niên nam nữ các dân tộc đến chợ để gặp bạn thân, tìm bạn đời qua các lời ca giao duyên sli - lƣợn, tìm đến những niềm đồng cảm. Tại chợ, cùng với những màu sắc đa dạng của những hàng thổ cẩm, trang phục, còn có các món ăn đậm đà hƣơng vị miền núi “Xứ Lạng”.

- Đền Cửa Đông (Đông Môn linh từ): Tên cũ của đến là Bạch Đế thờ thần sông Kỳ Cùng. Đền thuộc địa phận TP. Lạng Sơn.

Kiến trúc đền theo lối chữ “Đinh” mặt trƣớc nhìn ra sông Kỳ Cùng. Cấu trúc đền gồm ba phần liền nhau: Tam quan, Chính diện, Tả vu - Hữu vu, xây bằng gạch.

Trong đền còn lƣu giữ nội dung sắc phong đời vua Thành Thái (năm 1889).

- Đền Cửa Tây (Ngũ Nhạc từ): Đền nằm trên địa phận TP. Lạng Sơn, đƣợc xây dựng từ năm 1924 thờ Đức Thánh Trần và các vị Thánh Mẫu.

- Đền Bắc Lệ (Bắc Lệ linh từ):Đền thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, thờ bà chúa Thƣợng Ngàn - một trong ba vị Mẫu vẫn đƣợc thờ phụng trong tín ngƣỡng thờ Mẫu ở Việt Nam.

Đền nằm trên đồi cao, dƣới bóng những cây cổ thụ hàng trăm tuổi. Đền chính đƣợc dựng theo kiểu chữ Đinh gồm có tiền tế và hậu cung. Trên nóc mái nhà tiền tế có tƣợng long chầu lƣỡng nghi tƣợng trƣng cho trời và đất, vạn vật sinh sôi. Nhà bái đƣờng gồm 6 gian, gian phía trong thờ Hoàng Thƣợng Đế, ông Hoàng Mƣời, Hoàng Bảy. Gian chính cung thờ tam tòa Thánh Mẫu, 2 bên có am thờ Trần Hƣng Đạo và chúa Sơn Trang. Chùa đƣợc trùng tu năm 1922 và 1933. Đây cũng là điểm TNDL để phục vụ du khách tới lễ Mẫu và vãn cảnh.

- :Hang Gió ở phía Tây Bắc bản Sao Thƣợng, thuộc huyện Chi Lăng. Cửa chính vào hang ở phía Đông của dãy núi Mai Sao.

Hang Gió là hang động có quy mô lớn, chiều dài hàng trăm mét, rộng 50 - 70m. Hang có 4 tầng; Trần hang thấp dần, sàn hang có dạng ruộng bậc thang lên dần và cuối cùng là chỗ trần và sàn gặp nhau, tƣởng nhƣ trời đất gặp nhau. Trong hang có nhiều nhũ đá, hình thù kỳ lạ nhƣ vú sữa, dòng nƣớc mắt, voi, ngựa, cò, sếu…các chuông đá, măng đá, cột đá đa dạng có thể xem nhƣ thiên đình nơi hạ giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/80

- Điểm du lịch đền Mẫu - Đồng Đăng (Đồng Đăng linh từ):Đền Mẫu Đồng Đăng nằm ở thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc. Đây là đền thiêng của nhân dân vùng biên giới Việt - Trung. Cùng với những nét kiến trúc khá độc đáo và lòng tín ngƣỡng của nhân dân, cộng thêm vào đó là lễ hội đƣợc tổ chức quy mô linh đình vào mùng 10 tháng giêng hàng năm (tế lễ, múa lân...) đền cũng thu hút đƣợc đông đảo dân trong tỉnh và khách thập phƣơng. Đặc biệt là ngƣời Trung Quốc sang thăm lễ hội, tham quan Lạng Sơn trong dịp tháng giêng khá đông.

- Điểm du lịch đình làng và cầu lợp Long Đống:Đình ở xã Long Đống, huyện Bắc Sơn, đƣợc xây dựng từ năm 1813.

Đình đƣợc kiến trúc theo lối chữ “Nhất”. Trên các đầu bẩy, đầu dƣ, xà nóc, ván gió đều đƣợc chạm trổ rất tinh vi. Ngay liền với đình là chiếc cầu bằng đá bắc ngang bờ suối, kiến trúc theo kiểu “thượng gia, hạ kiều”. Hiện nay cầu chỉ còn lại các dầm và nhịp.

Cùng với đình làng, cầu lợp Long Đống là một di tích kiến trúc nghệ thuật có giá trị tham quan, tìm hiểu.

-Cụm Di tích Bắc Sơn: Bắc Sơn là một huyện có nhiều dãy núi đá vôi thuộc tỉnh Lạng Sơn, cách Hà Nội khoảng 200km. Đây là nơi cội nguồn của nền "văn hóa Bắc Sơn" thuộc thời đồ đá sơ kỳ. Các nhà khảo cổ tìm ra nhiều công cụ đá và nhiều di chỉ về sự cƣ trú của ngƣời Việt cổ trong các hang động đá vôi ở Bắc Sơn (hang Dơi, hang Tin Vận, xóm Lân…) .

Bắc Sơn còn là quê hƣơng của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn với nhiều di tích gắn liền với cách mạng Việt Nam nhƣ đình Nông Lục, bia Mỏ Nhài, trƣờng Vũ Lăng…Tổng cộng tại đây có 13 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Cụm di tích ở Bắc Sơn có sức thu hút khách tham quan, nghiên cứu.

- Khu du tích núi Phai Vệ: Di tích khảo cổ học núi Phai Vệ hiện thuộc phƣờng Vĩnh Trại, có vị trí trung tâm, phía Đông TP. Lạng Sơn. Đây là một trong những di

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 85 - 98)