6. Cấu trúc của đề tài
1.1.3. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch
Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là đề tài gây tranh cãi. Đối với việc nghiên cứu du lịch, vấn đề các cấp phân vị cũng không phải là trƣờng hợp ngoại lệ. Nhiều nƣớc, trong đó có Việt Nam đã sử dụng hệ thống phân vị theo 5 cấp từ thấp đến cao, bao gồm: điểm du lịch, trung tâm du lịch, tiểu vùng du lịch, á vùng du lịch và vùng du lịch.
Trong khuôn khổ luận văn đề cập đến các hình thức chủ yếu trong hệ thống phân vị của tố chức lãnh thổ cấp tỉnh nhƣ: điểm du lịch, trung tâm du lịch, khu du lịch và tuyến du lịch.
a. Điểm du lịch
Là cấp phân vị thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ, sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch tƣơng đối lớn.
Theo Điều 4, Chƣơng I, khoản 8, Luật du lịch Việt Nam (2005), "Điểm du lịch là nơi có tài
lịch"[15]. Cũng theo Luật này quy định tại khoản 1, 2, điều 24, chƣơng IV, thì các điều kiện để công nhận là điểm du lịch nhƣ sau:
- Điểm du lịch quốc gia phải có đủ các điều kiện sau: có TNDL đặc biệt hấp dẫn với nhu cầu tham quan của khách du lịch; có CSHT và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100 nghìn lƣợt khách/năm.
- Điểm du lịch địa phƣơng phải có đủ các điều kiện sau: có TNDL đặc biệt hấp dẫn với nhu cầu tham quan của khách du lịch, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 10 nghìn lƣợt khách/năm.
b. Trung tâm du lịch
Đây là một cấp hết sức quan trọng. Về đại thể trung tâm du lịch là một sự kết hợp lãnh thổ của nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tƣơng đối dày đặc.
Đặc trƣng của trung tâm du lịch là nguồn TNDL tƣơng đối tập trung và đƣợc khai thác một cách cao độ. CSHT và CSVCKT ở đây tƣơng đối đầy đủ về số lƣợng, đảm bảo về chất lƣợng để đón, phục vụ và lƣu khách lại trong thời gian dài. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Nhìn chung có hai loại trung tâm du lịch,đó là trung tâm có ý nghĩa quốc gia và trung tâm có ý nghĩa địa phƣơng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/22
c. Khu du lịch
"Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường".[15]
Khu du lịch quốc gia có đầy đủ các điều kiện sau: có TNDL đặc biệt hấp dẫn, có khả năng thu hút lƣợng khách du lịch cao; có diện tích tổi thiểu 1000ha; có CSHT kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 1 triệu lƣợt khách/năm.
Khu du lịch địa phƣơng có đầy đủ các điều kiện sau: có TNDL hấp dẫn, có khả năng thu hút lƣợng khách du lịch; có diện tích tối thiểu 200ha; có CSHT kỹ thuật du lịch, có cơ sở lƣu trú và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất 100 nghìn lƣợt khách/năm.
d. Đô thị du lịch
"Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị".[15]
Đô thị du lịch chính là hạt nhân để tổ chức lãnh thổ du lịch. Đô thị du lịch có các điều kiện sau: TNDL hấp dẫn trong ranh giới đô thị; có CSHT và CSVCKT du lịch đồng bộ, có cơ cấu lao động phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch; ngành du lịch có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế.
e. Tuyến du lịch
"Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không".[15]
Tuyến du lịch là một đơn vị tổ chức không gian du lịch đƣợc tạo bởi nhiều điểm du lịch khác nhau về quy mô, chức năng, sự đa dạng của các đối tƣợng du lịch với nhau trên lãnh thổ. Cơ sở cho việc xác định tuyến là điểm du lịch và hệ thống giao thông.
Các tuyến du lịch có thể đƣợc chia thành:
- Về mặt lãnh thổ trên thế giới: tuyến du lịch nội địa, tuyến du lịch quốc tế. - Về mặt lãnh thổ trong một quốc gia: tuyến du lịch nội vùng, tuyến du lịch liên vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/23