6. Cấu trúc của đề tài
4.3.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế phát triển du lịch
Lạng Sơn là tỉnh có đƣờng biên giới với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), một trong những thị trƣờng khách du lịch lớn của Việt Nam. Chính phủ hai nƣớc đã ký các hiệp định hợp tác phát triển kinh tế song phƣơng và đa phƣơng nhƣ hợp tác hai hành lang một vành đai. Lạng Sơn thuận lợi là nằm trong vành đai phát triển kinh tế chung vì vậy vấn đề hợp tác quốc tế phát triển du lịch là hết sức quan trọng.
Quan điểm hợp tác:
- Bổ sung những hạn chế, phát huy những thế mạnh về du lịch vùng biên của mỗi quốc gia nhằm tạo đƣợc sức cạnh tranh chung về du lịch so với các lãnh thổ khác.
- Tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong hợp tác phát triển du lịch giữa các quốc gia, địa phƣơng có chung đƣờng biên giới.
Nội dung và chƣơng trình hợp tác:
- Hợp tác trong công tác điều tra tài nguyên, quy hoạch du lịch. - Hợp tác về bảo vệ môi trƣờng du lịch.
- Hợp tác trong phát triển hệ thống CSHT du lịch, đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch.
- Xây dựng các chƣơng trình du lịch chung của hai quốc gia về phát triển du lịch biên giới đƣờng bộ.
- Hợp tác trong quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch vùng biên nhƣ một điểm đến. Hình thức hợp tác: Một số hình thức hợp tác chủ yếu cần đƣợc xem xét nhƣ cam kết hợp tác chính thức về du lịch giữa chính quyền hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây, hợp đồng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch hai nƣớc với sự hỗ trợ của chính quyền các địa phƣơng…Các hoạt động hợp tác phát triển trên cần tiến hành từng bƣớc có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quy hoạch đồng bộ, đồng thời với việc xây dựng các cơ chế chính sách, các giải pháp chỉ đạo cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/104