6. Cấu trúc của đề tài
2.6.2. Hạn chế và thách thức
Bên cạnh những thế mạnh này, trong quá trình phát triển của mình du lịch Lạng Sơn cũng gặp phải nhiều thách thức mang tính chủ quan và cả những trở ngại do khách quan mang lại.
Mặc dù khá đa dạng về TNDL, nhiều loại tài nguyên mang tính đặc trƣng. Tuy nhiên, công tác bảo tồn và tu bổ các tài nguyên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều công trình, di tích bị hƣ hại nghiêm trọng, một số lễ hội đang có nguy cơ bị mai một. Số di tích đƣợc xếp hạng còn rất khiêm tốn. Điều này tác động lớn đến công tác đầu tƣ và thu hút khách du lịch. Không đem lại cho du khách sự thỏa mãn và hài lòng về những giá trị du lịch đã từng đƣợc nghe đến. Thêm vào đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, mặc dù đã đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển, song vẫn chƣa đạt yêu cầu, và so với mặt bằng chung của vùng cũng nhƣ của cả nƣớc vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, thiếu đồng bộ.
Một thực tế là, hiện nay hoạt động du lịch vẫn chƣa thật sự đem lại nhiều hiệu quả cho đời sống dân cƣ tỉnh nhà. Nhận thức xã hội về ngành kinh tế du lịch của ngƣời dân vẫn còn thấp. Việc khuyến khích và hỗ trợ cho cộng đồng dân cƣ nơi có TNDL tham gia vào các hoạt động du lịch ở Lạng Sơn hiện đã đƣợc nâng cao nhƣng còn manh mún và yếu; và do đó không khuyến khích đƣợc họ tham gia bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng du lịch. Cùng với đó, đối với các ban ngành liên quan, việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên phục vụ du lịch còn nhiều bất cập và chồng chéo, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia quản lý và khai thác một điểm tài nguyên. Do vậy, việc xây dựng quy hoạch, việc đầu tƣ tôn tạo và bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng.
Ngoài những hạn chế có tính chủ quan thì tác động khách quan của xu thế hiện nay cũng bộc lộ những bất lợi đối với du lịch tỉnh Lạng Sơn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh sẽ càng trở nên gay gắt. Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của du lịch tỉnh nhà vẫn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, Lạng Sơn chƣa thật sự xây dựng đƣợc một sản phẩm du lịch có tính đặc trƣng để khẳng định vị trí và hình ảnh của mình trên bản đồ du lịch trong nƣớc cũng nhƣ khu vực. Sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/64
cạnh tranh có thể là động lực nhƣng cũng là thử thách đối với sự phát triển của một ngành du lịch còn khá non trẻ nhƣ tỉnh Lạng Sơn. Thêm vào đó, xuất phát điểm du lịch Lạng Sơn khá thấp; kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, lao động ngành còn nhiều bất cập, tính chuyên nghiệp chƣa cao; CSHT, CSVCKT du lịch còn yếu kém, thiếu đồng bộ. Đó thật sự là khó khăn cho quá trình phát triển du lịch tỉnh nhà trong xu thế vận động năng động nhƣ hiện nay.
Tiểu kết chƣơng 2
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng trong xu thế hội nhập. Với vị trí tiền đồn của Tổ quốc Việt Nam, với tiềm năng du lịch phong phú mà đặc biệt là các giá trị văn hóa đậm đà bản sắc các dân tộc Đông Bắc, du lịch Lạng Sơn đang từng bƣớc trở thành một trong những trọng điểm phát triển du lịch của các tỉnh biên giới phía Bắc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/65 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2005 - 2014 3.1. Hoạt động du lịch theo ngành 3.1.1. Nguồn khách a. Số lượng nguồn khách - Tổng nguồn khách
Thời gian qua, nhờ chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nƣớc hoạt động du lịch Lạng Sơn bƣớc đầu đạt kết quả đáng khích lệ, tạo nên những chuyển biến rõ rệt trƣớc hết về số lƣợng khách du lịch đến Lạng Sơn
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn)
Hình 3.1: Hiện trạng khách du lịch đến Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2014
Nhìn chung, nguồn khách du lịch tăng dần qua các năm, bao gồm cả khách du lịch quốc tế và nội địa, từ 935 nghìn lƣợt khách năm 2005 tăng lên 2,2 triệu lƣợt khách năm 2014(tăng 2,35 lần). Nhƣ vậy, lƣợng khách đến Lạng Sơn trong cả giai đoạn tăng 1,265 triệu lƣợt khách, tăng trung bình gần 137 nghìn lƣợt khách/năm.
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Khách nội địa 850000 1100000 1307000 1417500 1612000 1650000 1752500 1768660 1906400 1911000 Khách quốc tế 85000 80000 85000 282000 199500 250000 247500 247900 264680 289000 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 L ượt khách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/66 - Cơ cấu giữa khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa
Nguồn khách quốc tế và nội địa tăng cùng với sự phát triển chung của du lịch tỉnh nhà. Trong đó, nguồn khách nội địa luôn chiếm tỉ lệ cao hơn. Trong giai đoạn 2005-2014, lƣợng khách nội địa và khách quốc tế đều tăng: lƣợng khách nội địa tăng 2,25 lần; lƣợng khách quốc tế tăng 3,4 lần.
Năm 2014, trong tổng số 2,2 triệu lƣợt khách đến Lạng Sơn thì khách nội địa là 1,911 triệu lƣợt khách, chiếm 86,9%; khách quốc tế là 289 nghìn lƣợt khách, chiếm 13,1% tổng lƣợt khách.
- So sánh lƣợng khách du lịch đến Lạng Sơn và các tỉnh lân cận trong vùng trung du miền núi Bắc Bộnhƣ: Điện Biên, Hòa Bình, Lào Cai, Bắc Cạn, Hà Giang, Quảng Ninh…cho thấy lƣợng khách du lịch đến với Lạng Sơn chiếm tỷ lệ khá so với các địa phƣơng khác. Nguyên nhân một mặt nhờ TNDL khá nội bật về tự nhiên và văn hóa, mặt khác nhờ hệ thống giao thông thuận lợi đáp ứng nhu cầu khách lễ hội và mua sắm ở cửa khẩu tăng nhanh những năm gần đây.
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn)
Hình 3.2: So sánh tình hình khách du lịch đến Lạng Sơn với các tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía Bắc năm 2014
650 572 1470 300 2200 7500 2104.207 440 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000
Hà Giang Cao Bằng Lào Cai Bắc Kạn Lạng Sơn Quảng
Ninh
Hòa Bình Điện Biên Nghìn lượt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/67
b. Đặc điểm nguồn khách
* Khách du lịch quốc tế
- Về mục đích du lịch: Mục đích du lịch của khách quốc tế đến với Lạng Sơn chủ yếu là làm ăn buôn bác hoặc tham gia vào một số sự kiện văn hóa tiêu biểu của tỉnh.
- Phƣơng tiện đi lại: GTVT đƣờng bộ là phƣợng tiện đi lại phổ biến nhất đối với du khách quốc tế khi đến Lạng Sơn.
- Về cơ cấu nguồn khách: khách quốc tế chủ yếu là khách Trung Quốc (hơn 90%). Ngoài ra còn có một số ít khách đến từ Đài Loan, Hồng Kông và một số nƣớc ở khu vực Tây Âu nhƣ Pháp, Hà Lan…Tỷ trọng khách quốc tế đến Lạng Sơn tăng dần qua các năm. Đó là một dấu hiệu đáng mừng và có thể coi đây là một thị trƣờng tiềm năng để du lịch Lạng Sơn tiếp tục khai thác.
- Mức độ chi tiêu và thời gian lƣu trú: Với sự hạn chế về các dịch vụ du lịch bổ sung, mức độ chi tiêu và thời gian lƣu trú của du khách khá thấp. Chi tiêu của khách du lịch tại Lạng Sơn chủ yếu là qua các dịch vụ lƣu trú và ăn uống. Thời gian lƣu trú chỉ đạt bình quân 1,5 ngày, du lịch Lạng Sơn chƣa đủ sức để lƣu giữ khách dài ngày hơn,do còn có những hạn chế về sản phẩm, các dịch vụ bổ sung nhƣ vui chơi giải trí, công tác tiếp thị quảng cáo.
* Khách du lịch nội địa
- Nguồn khách nội địa đến Lạng Sơn chủ yếu là từ Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định, Hải Phòng, Quảng Ninh…Khách nội địa đến Lạng Sơn chủ yếu với mục đích lễ hội, tâm linh là lớn nhất, tiếp đó là khách cuối tuần mua sắm ở chợ cửa khẩu.
- Do các sản phẩm du lịch còn đơn điệu, CSVCKT chƣa đƣợc cải thiện, nên số ngày lƣu trú bình quân của khách đến Lạng Sơn hiện nay còn thấp, chỉ dừng lại ở 1,5 ngày.
3.1.2. Doanh thu du lịch
- Tổng nguồn thu
UNWTO đã áp dụng hệ thống thống kê cho các nƣớc thành viên về thu nhập du lịch đƣợc tính bằng toàn bộ số tiền mà khách du lịch phải chi trả khi đi thăm một nƣớc khác (trừ chi phí cho việc vận chuyển hàng không quốc tế). Tuy nhiên, ở nƣớc ta nói chung và Lạng Sơn nói riêng, hệ thống thống kê chƣa đƣợc hoàn chỉnh nên toàn bộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/68
các khoản chi trả của khách du lịch trong toàn bộ chƣơng trình du lịch chƣa tập hợp đƣợc đầy đủ và chính xác. Ngƣợc lại, trên thực tế có những doanh nghiệp du lịch tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, kinh doanh tổng hợp... nhƣng nguồn thu này lại đƣợc tính cho ngành du lịch, điều này cũng chƣa hợp lý. Chính vì lẽ đó mà theo thống kê sự đóng góp của ngành du lịch trong nền kinh tế chƣa đƣợc đầy đủ và chuẩn xác.
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn)
Hình 3.3. Doanh thu du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2014
Trong giai đoạn 2005 - 2014, tổng doanh thu từ du lịch trên địa bàn tỉnh tăng nhanh chóng từ 288 tỷ đồng (2005) tăng lên 900 tỷ đồng (2014) tăng 3,1 lần, đóng góp 2,95% GDP toàn tỉnh.
- Cơ cấu nguồn thu
Trong những năm qua, du lịch Lạng Sơn chủ yếu đáp ứng một phần nhu cầu đó là lƣu trú, ăn uống và vận chuyển khách. Du lịch lữ hành đƣa các đoàn đi tham quan danh lam thắng cảnh, thăm hang động... còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của du lịch. Do vậy, khách lƣu lại ở đây thƣờng không lâu, điều này ảnh hƣởng không nhỏ tới doanh thu của ngành du lịch.
288 386 456 552.7 696 730 787.1 799 810 900 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/69
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn)
Hình 3.4: Cơ cấu doanh thu du lịchtỉnh Lạng Sơn năm 2013
Đối với dịch vụ ăn uống, Lạng Sơn là một tỉnh có nhiều đặc sản hấp dẫn du khách từ các món ăn ngon lạ miệng đến những rau quả đặc sản. Nhiều thực khách đến với miền đất này chỉ để thƣởng thức những món ngon một lần nhớ mãi.
Ngoài ăn uống, còn có mua sắm. Các chợ cửa khẩu luôn thu hút rất nhiều khách thập phƣơng đến. Có ngƣời mua hàng, cũng có ngƣời chỉ để đến xem hàng, thích thú trong quang cảnh khung chợ cửa khẩu hay chợ phiên. Nói cách khác, du lịch mua sắm là hoạt động thu đƣợc doanh thu cao cho ngành du lịch.
Ngoài ra, doanh thu từ dịch vụ lƣu trú, dịch vụ lữ hành và các hoạt động khác cũng khá khả quan. Hai hoạt động này liên quan đến nhau về nơi thăm quan và nghỉ ngơi. Du khách đi theo các đoàn thăm quan có thể tổ chức trong vài ngày, và dịch vụ lƣu trú và các dịch vụ khác kèm theo để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi của du khách sau một ngày tham quan bổ ích.
3.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch a. Cơ sở lưu trú a. Cơ sở lưu trú
Cơ sở lƣu trú bao gồm, khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch... Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lƣu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tƣ.
14,8% 17,9% 13% 14,8% 22,8% 16,7% Lưu trú Ăn uống Vận chuyển Lữhành Bán hàng Doanh thu khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/70
Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc hiện nay, do lƣợng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ đƣợc xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Lạng Sơn cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lƣợng, quy mô và phƣơng thức hoạt động.
Bảng 3.1. Hiện trạng về cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2013 Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số CSLT 87 100 102 98 116 121 134 155 165 Tổng số buồng 475 574 1.498 1.468 1.641 1.888 1.941 2.086 2.173 Tổng số giƣờng 2.056 2.028 2.685 2.574 3.265 3.663 3.903 3.933 4.123
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn)
Trong giai đoạn 2005 - 2013, hệ thống cơ sở lƣu trú tỉnh Lạng Sơn đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2005, cả tỉnh Lạng Sơn mới chỉ có 87 cơ sở lƣu trú đi vào hoạt động với 475 buồng thì đến năm 2013 số cơ sở lƣu trú tăng lên 165 cơ sở với 2.173 buồng, tăng 4,6 lần.
Các cơ sở lƣu trú nhìn chung có quy mô nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu ở TP. Lạng Sơn. Hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch, đƣợc chú trọng đầu tƣ mới và thƣờng xuyên cải tạo nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Các cơ sở kinh doanh lƣu trú du lich thực hiện tốt các quy định của Nhà nƣớc về kinh doanh lƣu trú du lịch nhƣ: thủ tục xếp hạng, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng bằng nhiều hình thức, từng bƣớc nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động, nâng cao chất lƣợng phục vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch, điển hình nhƣ: Khách sạn Mƣờng Thanh, khách sạn Hoàng Thịnh, khách sạn Đinh Gia, khách sạn Nam Kinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/71
Sự tăng nhanh về số cơ sở lƣu trú cũng nhƣ tổng số buồng và tổng số giƣờng phù hợp với sự phát triển của hoạt động du lịch. Tuy nhiên các khách sạn ở Lạng Sơn phân bố không đồng đều. Tập chung ở TP. Lạng Sơn với 105 cơ sở lƣu trú; thị trấn Đồng Đăng có 7 cơ sở lƣu trú; khu du lịch Mẫu Sơn và huyện Lộc Bình có 12 cơ sở…
Hầu hết các cơ sở lƣu trú này đã đầu tƣ về chất lƣợng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch tốt hơn nhƣ điện nƣớc, trang thiết bị tiện nghi, đào tạo lao động phục vụ du lịch bài bản tạo tính chuyên nghiệp…
-Chất lượng cơ sở lưu trú: Các cơ sở lƣu trú đều hƣớng tới sự nghỉ ngơi thoải mái của khách hàng, cho nên cùng với việc phát triển du lịch thì các cơ sở lƣu trú cũng tăng dần sự tiện nghi, đảm bảo phục vụ khách du lịch. Trong giai đoạn hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 165 cơ sở lƣu trú trong đó có 41 khách sạn đạt từ 1- 4 sao và 124 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lƣu trú du lịch. Trong 41 khách sạn đạt tiêu chuẩn sao này có 1 khách sạn 4 sao (khách sạn Mƣờng Thanh), 1 khách sạn 3 sao, 10 khách sạn 2 sao. Các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao này có khả năng phục vụ du khách cấp cao với các dịch vụ đi kèm phong phú, có thể đón các đoàn khách quốc tế lớn, quan trọng và tổ chức các hội nghị.
- Công suất sử dụng buồng: Theo kết quả điều tra cơ sở lƣu trú năm 2005 (do
Sở Lạng Sơn phối hợp với Viện NCPT Du lịch thực hiện)
thì công suất sử dụng buồng trung bình năm của hệ thống cơ sở lƣu trú ở Lạng Sơn 27,5%. Tuy nhiên, việc điều tra này mới chỉ thực hiện ở một số cơ sở lƣu trú lớn, có khách lƣu trú quanh năm, và số liệu thu thập đƣợc về hệ thống cơ sở lƣu trú tại một số địa bàn có điều kiện hạ tầng khó khăn còn chƣa đầy đủ…nên chƣa phản ánh đúng thực tế của toàn bộ hệ thống cơ sở lƣu trú trên địa bàn. Trên thực tế, theo các số liệu