Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 44 - 46)

6. Cấu trúc của đề tài

2.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở vùng Đông Bắc nƣớc ta, tổng diện tích tự nhiên là 8.320,8km2. Lạng Sơn có tọa độ địa lí từ 20027’ đến 22019’ vĩ độ Bắc và 106006’ đến 107021’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng (55km), phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang (148km), phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh (49km), phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn (73km), phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên (60km) và phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây(Trung Quốc) với ranh giới 253km.

Tỉnh Lạng Sơn gồm một thành phố: TP. Lạng Sơn và 10 huyện: Lộc Bình, Đình Lập, Bắc Sơn, Văn Quan, Hữu Lũng, Bình Gia, Văn Lãng, Tràng Định, Thất Khê, Cao Lộc.

Là cửa ngõ phía bắc của nƣớc ta, Lạng Sơn có vị trí địa lí và chính trị quan trọng. Lạng Sơn nằm trong vùng đệm giữa địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vùng kinh tế phát triển năng động tây nam Trung Quốc, có hệ thống giao thông đƣờng bộ khá phát triển với các QL: QL 1A (nối Lạng Sơn với thủ đô Hà Nội), QL 1B (Lạng Sơn - Thái Nguyên), QL 4A (Lạng Sơn - Cao Bằng), QL 4B (Lạng Sơn - Quảng Ninh), QL 31 nối với cửa khẩu quốc gia Chi Ma. Lạng Sơn còn có tuyến đƣờng sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Lạng Sơn đến cửa khẩu Đồng Đăng dài 162km. Trên tuyến biên giới với Trung Quốc có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc gia và 7 cặp chợ đƣờng biên với sự giao lƣu kinh tế sôi động.

Với đặc điểm trên, vị trí địa lí là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển KT - XH nói chung và ngành du lịch nói riêng của Lạng Sơn. Vị trí địa lí thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phía Bắc nƣớc ta, cộng thêm các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt thông suốt nên dễ dàng đi đến các tỉnh còn lại cũng nhƣ thủ đô Hà Nội, tạo điểm đến thuận lợi của du khách cũng nhƣ di chuyển các tuyến, điểm du lịch dễ dàng. Thêm vào đó, vị trí địa lí cũng tạo nên những tiềm năng du lịch độc đáo về tự nhiên, về nhân văn, là yếu tố quan trọng để hình thành và phát triển du lịch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/35

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/36

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)