Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 33 - 35)

6. Cấu trúc của đề tài

1.1.4.Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động du lịch

a. Nhóm chỉ tiêu khách du lịch

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô khách du lịch

- Chỉ tiêu số khách du lịch

Số khách du lịch là tổng số lƣợt ngƣời đến và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ du lịch. Đơn vị tính: Lƣợt ngƣời (lƣợt khách).

+ Đối với từng đơn vị kinh doanh du lịch: số khách du lịch quốc tế là số lƣợt khách mà đơn vị phục vụ.

+ Đối với toàn ngành: số khách du lịch quốc tế là tổng số khách đƣợc thu thập ở các cửa khẩu, đƣờng hàng không, đƣờng bộ, đƣờng biển.

Còn số khách du lịch trong nƣớc đƣợc thu thập theo:

+ Theo thống kê kinh nghiệm: số khách du lịch trong nƣớc là tổng số khách của các đơn vị kinh doanh nhân hệ số điều chỉnh quy định trƣớc.

+ Qua điều tra: điều tra từng hộ gia đình hoặc điều tra chọn mẫu.

Ngoài ra tổng số khách du lịch bao gồm số khách của 3 bộ phận: số lƣợng khách du lịch quốc tế, số lƣợng khách du lịch trong nƣớc, số lƣợng khách du lịch trong nƣớc đi ra nƣớc ngoài.

- Chỉ tiêu số ngày khách:

Số ngày khách là tổng số ngày khách đƣợc thu thập từ các báo cáo thống kê định kỳ của các tổ chức kinh doanh du lịch.Đơn vị tính: ngày khách (ngày ngƣời).

+ Đối với từng đơn vị kinh doanh: tổng số ngày khách bằng tổng số khách cộng dồn.

+ Đối với toàn ngành: tổng số ngày khách bằng tổng số khách cộng dồn của các đơn vị kinh doanh du lịch.

* Nhóm chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết cấu khách du lịch

- Kết cấu theo nguồn khách: khách du lịch quốc tế phân theo khu vực và quốc tịch, khách du lịch trong nƣớc chia theo vùng và địa phƣơng.

- Kết cấu theo mục đích chuyến đi: nhóm khách vui chơi giải trí, du lịch, nhóm khách du lịch kết hợp với công việc, nhóm khách với mục đích thăm thân và bạn bè, nhóm khách với mục đích khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/24

- Kết cấu theo phƣơng tiện đến: khách đến bằng đƣờng hàng không, khách đến bằng đƣờng bộ, khách đến bằng đƣờng biển.

- Kết cấu theo thời gian lƣu trú. - Kết cấu theo độ độ tuổi. - Kết cấu theo nghề nghiệp.

- Kết cấu theo đặc tính tinh thần của khách.

- Kết cấu theo phƣơng thức hợp đồng: khách đi trọn gói, khách đi từng phần. - Kết cấu theo loại hình lƣu trú: khách sạn, Motel, nhà nghỉ, nhà trọ, Campping... - Kết cấu theo tháng, theo quý, theo năm.

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc trưng tiêu dùng của khách

- Thu nhập bình quân của khách.

- Chi tiêu bình quân của khách cho du lịch. - Cơ cấu tiêu dùng của khách.

- Số ngày lƣu trú bình quân của khách.

b. Nhóm chỉ tiêu doanh thu du lịch

Doanh thu du lịch là toàn bộ số tiền thu đƣợc từ khách du lịch do hoạt động phục vụ các loại bao gồm các chi phí của khách về du lịch, doanh thu bán hàng hóa (trừ chi phí cho vận tải hành khách quốc tế).

* Chỉ tiêu tổng doanh thu du lịch

- Doanh thu lữ hành. - Doanh thu khách sạn.

- Doanh thu vận chuyển khách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Doanh thu khác: doanh thu bán hàng, doanh thu dịch vụ giải trí...

* Nhóm chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết cấu doanh thu du lịch

- Theo từng loại khách: khách quốc tế, khách du lịch trong nƣớc, khách trong nƣớc ra nƣớc ngoài.

- Theo loại hình sản phẩm du lịch: thuê phòng, lữ hành, bán hàng hóa, vận chuyển khách, bán hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và doanh thu khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/25

* Chỉ tiêu doanh thu bình quân 1 khách, doanh thu bình quân 1 ngày khách

c. Chỉ tiêu lợi nhuận du lịch

Tổng lợi nhuận của tổ chức du lịch là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (hoặc giá thành toàn bộ) của tổ chức du lịch đó.

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động du lịch trong kỳ nghiên cứu vì mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận.

d. Chỉ tiêu giá trị sản xuất ngành du lịch

Đây là chỉ tiêu quan trọng, nó phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động du lịch. Nghiên cứu chỉ tiêu này cho phép phản ánh một cách tổng hợp thành quả đạt đƣợc của đơn vị. Giá trị sản xuất du lịch toàn ngành bao gồm: giá trị sản xuất của hoạt động lữ hành, giá trị sản xuất của hoạt động khách sạn, giá trị sản xuất của hoạt động vận chuyển khách, giá trị sản xuất của các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 33 - 35)