6. Cấu trúc của đề tài
2.6.1. Thời cơ và thuận lợi
Thế giới bƣớc vào những năm đầu của thế kỷ XXI đã và đang có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị và xã hội; tính năng động và có nhịp độ tăng trƣởng cao của nền kinh tế các nƣớc khu vực châu Á; xu thế toàn cầu hóa và hợp tác tiểu vùng (WEC, GMS... ), nhu cầu hợp tác phát triển tăng lên, đòi hỏi phải có sự thay đổi phạm vi, chức năng và cấu trúc của các thể chế toàn cầu nhƣ Liên hợp quốc (UN), Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), WTO... nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dƣơng và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam (theo dự báo của UNWTO, khu vực Đông Nam Á đến năm 2020 sẽ đón khoảng 125 triệu lƣợt khách quốc tế, mức tăng trƣởng bình quân lƣợng khách quốc tế đến khu vực giai đoạn đến năm 2020 là 6%/năm). Bối cảnh đó tạo cơ hội thuận lợi để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lạng Sơn nói riêng phát triển trong xu thế hội nhập ngang tầm khu vực và quốc tế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/62
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới với 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu Hữu Nghị về đƣờng bộ, cửa khẩu Đồng Đăng về đƣờng sắt)và 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và các cặp chợ biên giới.Cùng hệ thống giao thông thuận lợi cả về đƣờng sắt và đƣờng bộ nối Lạng Sơn với các tỉnh trong nƣớc và ngoài nƣớc. Ngoài ra, Lạng Sơn còn nằm trong hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh có nhiều khả năng và thế mạnh để phát triển và mở rộng thị trƣờng sản phẩm du lịch với các tỉnh của nƣớc bạn, với các trung tâm du lịch lớn khác trong và ngoài nƣớc.Điều này khá quan trọng với xu thế hội nhập, hợp tác ngày càng thâm nhập sâu vào nền kinh tế nƣớc ta.
Về mặt tự nhiên Lạng Sơn đƣợc thiên nhiên ban tặng nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú và nhiều di tích lịch sử văn hoá, trong đó có những di tích danh thắng đã đi vào thi ca và lòng ngƣời nhƣ: Động Tam Thanh, Nhị Thanh, Nàng Tô Thị, núi Mẫu Sơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều di tích lịch sử, di tích cách mạng nhƣ: Ải Chi Lăng, Thành Nhà Mạc… Ngoài ra đây còn là một vùng quê xinh đẹp, với non nƣớc xanh biếc của dòng sông Kỳ Cùng thơ mộng. Cùng với phong tục, tập quán, lễ hội, những làn điệu dân ca, hát then, hát sli, hát lƣợn... làm say đắm lòng ngƣời, những phiên chợ vùng cao, những sắc màu trang phục truyền thống, những áng ca dao, ẩm thực mang đậm bản sắc dân tộc…Những tiềm năng này hứa hẹn sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, có sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập và mở cửa hiện nay.
Tiếp sau đó phải kể đến là đƣờng lối, chính sách từ cấp vi mô đến vĩ mô. Sự phát triển hoạt động du lịch nhất quán với đƣờng lối phát triển kinh tế của tỉnh nhà, phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia và là lựa chọn ƣu việt trong nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Du lịch, dịch vụ du lịch đã đƣợc định hƣớng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; CSHT trong đó có hạ tầng du lịch đang đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển mang chiều hƣớng thuận lợi, nhiều nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc quan tâm; UBND tỉnh đã ban hành một số cơ chế chính sách thông thoáng ƣu đãi trong công tác đầu tƣ tạo môi trƣờng thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh.
Trên đây là điều kiện, thời cơ để tỉnh Lạng Sơn quyết định lựa chọn và phát triển du lịch với hy vọng sẽ đạt đƣợc nhiều thành công, góp phần phát triển kinh tế tỉnh nhà, nâng cao cuộc sống ngƣời dân nơi đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/63