Định hƣớng phát triển du lịchtỉnh LạngSơn

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 100)

6. Cấu trúc của đề tài

4.2.Định hƣớng phát triển du lịchtỉnh LạngSơn

4.2.1. Định hướng chung

Phát triển du lịch Lạng Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, từng bƣớc trở thành một trong những trung tâm lớn về du lịch của cả nƣớc; có CSHT phát triển, với nhiều loại hình du lịch và các sản phẩm hấp dẫn, độc đáo thu hút ngày càng đông khách du lịch đến thăm quan và nghỉ lại dài ngày ở Lạng Sơn.

Đảm bảo tốc độ tăng trẳng du lịch nhanh, bền vững và hiệu quả, gắn với việc bảo vệ, phát triển TNDL, bảo vệ môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

4.2.2. Định hướng cụ thể

a. Một số chỉ tiêu dự báo

* Khách du lịch

Do đặc điểm của du lịch Lạng Sơn nên dòng khách du lịch chủ yếu của tỉnh sẽ là khách du lịch nội địa. Với khoảng cách tƣơng đối gần với thủ đô Hà Nội - trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất của miền Bắc, điều kiện hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đƣợc cải thiện, đời sống ngƣời dân đƣợc tăng lên, Lạng Sơn có nhiều điểm du lịch tâm linh và mua sắm nên thu hút đƣợc lƣợng khách du lịch rất lớn, kể cả khách du lịch sử dụng dịch vụ lƣu trú và khách đi về trong ngày.

Ngày lƣu trú bình quân của khách du lịch đến Lạng Sơn khá ngắn do đặc điểm khách đi tham quan và mua sắm nhiều. Vấn đề đặt ra là phải đầu tƣ xây dựng các khu, điểm du lịch có chất lƣợng cao tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, có chất lƣợng. Với những phân tích và tính toán nhƣ trên, dự báo về khách du lịch của Lạng Sơn đến năm 2020 đƣợc điều chỉnh và tính toán trong Phụ lục 4.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/91

* Doanh thu và thu nhập du lịch

Về mức chi tiêu trung bình: Trung bình mỗi ngày một khách du lịch quốc tế chi tiêu khoảng 73 USD, một khách du lịch nội địa chi tiêu khoảng 24 USD. Trong những năm tới, khi đƣợc đầu tƣ để đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, chất lƣợng các dịch vụ không ngừng đƣợc nâng cao thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần đƣợc tăng lên.

Dự báo thu nhập của ngành du lịch Lạng Sơn trong từng giai đoạn đƣợc tính toán và trình bày trong Phụ lục 5.

* Tỉ trọng GDP du lịch trong tổng GDP của tỉnh và nhu cầu đầu tư

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng nhƣ cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu của ngành du lịch, khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của Lạng Sơn theo các phƣơng án đƣợc trình bày trongPhụ lục 6.

* Nhu cầu đầu tư

Để đạt đƣợc các chỉ tiêu cơ bản trong định hƣớng phát triển của ngành du lịch Lạng Sơn, vấn đề đầu tƣ vào CSHT, CSVCKT chuyên ngành, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao, phƣơng tiện vận chuyển khách, các cơ sở sản xuất hàng lƣu niệm, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch... giữ vai trò hết sức quan trọng. Nếu không có đầu tƣ, hoặc đầu tƣ không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tƣ trong từng giai đoạn đƣợc căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tƣ.

Chỉ số ICOR (hệ số sử dụng vốn) chung cho các ngành kinh tế của Lạng Sơn đƣợc xác định trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn đến 2020là 5,0. Đối với ngành du lịch, do thời gian đầu phải đầu tƣ mạnh cho hạ tầng du lịch và đầu tƣ nâng cao chất lƣợng hệ thống CSVCKT du lịch nên dự kiến chỉ số ICOR du lịch là 4,0.

Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc chủ yếu chỉ tập trung đầu tƣ cho hạ tầng du lịch, quảng bá xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch... Còn vốn đầu tƣ cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch tổng hợp, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì phải huy động từ các nguồn khác nhƣ vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/92

* Nhu cầu buồng lưu trú

Công suất sử dụng buồng trung bình năm hiện nay của hệ thống cơ sở lƣu trú ở Lạng Sơn nói chung còn thấp. Để đạt hiệu quả kinh doanh khách sạn, cần phải nâng cao công suất sử dụng buồng. Dự kiến công suất sử dụng buồng trung bình năm sẽ đạt 65% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020.

Hệ số sử dụng chung buồng lƣu trú (số ngƣời bình quân trong 1 buồng lƣu trú) hiện nay ở Lạng Sơn là 1,6 đối với khách du lịch quốc tế và 1,9 đối với khách du lịch nội địa, đến năm 2010 chỉ số này vẫn chƣa có gì thay đổi. Tuy nhiên, theo xu hƣớng chung thì hệ số này đang giảm dần nên hệ số sử dụng chung buồng đối với khách du lịch quốc tế giảm xuống còn 1,5 và khách du lịch nội địa là 1,8.

Theo xu hƣớng đi du lịch hiện nay, một vấn đề khác cần đƣợc quan tâm là nên khuyến khích xây dựng các khách sạn đủ tiêu chuẩn xếp hạng sao (năm 2008 chỉ có 160 buồng lƣu trú trong số gần 1.500 buồng lƣu trú của Lạng Sơn là thuộc các khách sạn đƣợc xếp hạng từ 1 - 5 sao), với các trang thiết bị đồng bộ và hệ thống các dịch vụ đa dạng, tránh đầu tƣ cho những cơ sở lƣu trú nhỏ lẻ, trang thiết bị yếu kém, chỉ phục vụ dịch vụ lƣu trú. Với những phân tích và tính toán nhƣ trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Lạng Sơn thời kỳ 2010 - 2020 trong Phụ lục 7.

* Nhu cầu lao động

Dựa vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một buồng khách sạn của cả nƣớc các tính toán về nhu cầu lao động trong du lịch của Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2030 đƣợc trình bày trong Phụ lục 8.

b. Định hướng phát triển thị trường sản phẩm

- Trên cơ sở các tiềm năng hiện có và phù hợp với đặc điểm từng thị trƣờng khách, các sản phẩm du lịch đặc trƣng của du lịch Lạng Sơn đƣợc xác định là: Đối với khách quốc tế là sản phẩm du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch caravan các tour tham quan; đối với khách nội địa, các sản phẩm có thế mạnh là: du lịch mua sắm cuối tuần, văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái.

- Định hƣớng thị trƣờng khách: Đối với khách quốc tế, những đối tƣợng cần ƣu tiên đầu tƣ để khai thác và thu hút gồm: Lứa tuổi từ 20 đến 50, có trình độ văn hóa trung bình, thu nhập trung bình và thấp, ƣu tiên khách đi tour, tập trung thị trƣờng Tây Âu, Nhật Bản và các nƣớc Đông Nam Á. Đối với khách nội địa, định hƣớng ƣu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/93

tiên đầu tƣ cho thị trƣờng khách có độ tuổi từ 18 đến 55, có thu nhập thấp và trung bình, trình độ văn hóa trung bình trở lên.

- Chiến lƣợc cạnh tranh thị trƣờng: Để có thể cạnh tranh đƣợc, du lịch Lạng Sơn cần xây dựng đƣợc những sản phẩm du lịch độc đáo, ƣu tiên về giá cả và tập trung khai thác thị trƣờng một cách thích hợp. Nhận thấy, trƣớc mắt cần áp dụng chiến lƣợc giá rẻ, hƣớng vào các thị trƣờng đặc biệt thích hợp, từ đó tạo đà và cũng là động lực để du lịch Lạng Sơn có thể định hình những sản phẩm du lịch độc đáo có sức cạnh tranh trên cơ sở các tiềm năng du lịch nổi bật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Định hướng đầu tư phát triển du lịch

Trên cơ sở chiến lƣợc đầu tƣ phát triển của ngành du lịch Việt Nam, căn cứ vào tình hình thực tế và định hƣớng phát triển du lịch Lạng Sơn, những định hƣớng đầu tƣ phát triển du lịch tỉnh sẽ là:

- Đầu tƣ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực: Cần tiến hành rà soát, đánh giá trình độ, cơ cấu nguồn nhân lực hiện có; xác định lực lƣợng lao động và trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của giai đoạn tiếp theo; tăng cƣờng phối kết hợp với các Viện nghiên cứu, trƣờng đại học, nghiệp vụ…đào tạo, bồi dƣỡng nguồn nhân lực.

- Đầu tƣ phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú cà công trình dịch vụ: Nâng cấp, phát triển hệ thống cơ sở lƣu trú; khai thác các loại hình lƣu trú mới, đặc biệt là cơ sở lƣu trú tại nhà dân (homestay) - đang rất đƣợc ƣa thích. Đồng thời, chú trọng phát triển các công trình vui chơi giải trí.

- Đầu tƣ tôn tạo TNDL, đa dạng hóa và tạo sản phẩm du lịch đặc thù: Để khai thác lâu dài cần đầu tƣ tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa lịch sử, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng; phát triển các sản phẩm độc đáo của riêng mình; đồng thời nâng cấp và hình thành các khu, điểm du lịch - là nơi cung cấp các loại sản phẩm đa dạng.

- Đầu tƣ cải thiện kết cấu hạ tầng (đặc biệt là hệ thống giao thông) đến và trong các khu, điểm du lịch: Để có thể khai thác các giá trị tài nguyên ở các khu điểm du lịch thì một trong những vấn đề hàng đầu là nhanh chóng cải thiện hệ thống giao thông, tạo nên sự lƣu thông thuận tiện đến các khu, điểm du lịch đó, bƣớc tiếp theo đầu tƣ vào các lĩnh vực của CSHT nhƣ cấp điện, cấp thoát nƣớc, xử lý môi trƣờng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/94

d. Tổ chức không gian

Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Lạng Sơn phải gắn liền với phát triển không gian KT - XH chung cũng nhƣ đặt trong mối quan hệ trong lĩnh vực du lịch với các lãnh thổ lân cận và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam. Không gian lãnh thổ du lịch này cũng phải phù hợp với quan điểm tổ chức lãnh thổ KT - XH của tỉnh. Đồng thời, gắn với quan điểm phát triển bền vững và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Căn cứ vào TNDL và hiện trạng CSHT của tỉnh, hoạch định và tổ chức không gian phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn theo các cấp độ là: điểm du lịch và tuyến du lịch.

* Các điểm du lịch

- Điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế:

+ Thành phố Lạng Sơn và phụ cận: TP. Lạng Sơn nằm trên tả ngạn sông Kỳ Cùng ở độ cao 500m so với mặt biển, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 150km về hƣớng Đông Bắc. Đây là cửa ngõ phía Đông Bắc của đất nƣớc.

TP. Lạng Sơn là nơi tập trung nhiều điểm tài nguyên du lịch nổi trội, hấp dẫn khách du lịch của tỉnh Lạng Sơn nhƣ các động Nhất, Nhị, Tam Thanh, Chợ Kỳ Lừa, núi Phai Vệ, Thành cổ Lạng Sơn, chợ Đông Kinh....

Từ TP. Lạng Sơn đi 14km đến Đồng Đăng - thị trấn biên giới, nơi có khu kinh tế cửa khẩu. Phía Đông là biên giới Việt - Trung chỉ cách Đồng Đăng 3km, nhìn thấy cửa khẩu Hữu Nghị Quan.

Cụm điểm TNDL ở TP. Lạng Sơn có giá trị tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, mua sắm…Ngoài ra TP. Lạng Sơn còn là nơi tổ chức các sự kiện đặc biệt (du lịch MICE).

+ Mẫu Sơn: Núi Mẫu Sơn của huyện Lộc Bình, thuộc không gian du lịch Đông - Nam, nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, có tuyết rơi vào mùa Đông, có nhiều phong cảnh đẹp gắn với huyền thoại “công cha nghĩa mẹ” đƣợc định hƣớng là điểm du lịch quốc gia. Mẫu Sơn có ý nghĩa không những đối với khách du lịch trong tỉnh Lạng Sơn mà cả khách du lịch thủ đô Hà Nội và phụ cận.

Mẫu Sơn là điểm du lịch cuối tuần và nghỉ dƣỡng cần quy hoạch thành khu du lịch quốc gia.

+ Hang Thẩm Khuyên,Thẩm Hai, Kéo Lèng:Các hang động trên địa bàn huyện Bình Gia, là điểm nghiên cứu khảo cổ và tham quan hang động, thuộc không gian du lịch phía Tây.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/95

+ Cụm di tích Chi Lăng: Chi Lăng gồm nhiều di tích gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, nhờ có vị trí thuận lợi là cầu nối giữa TP. Lạng Sơn và thủ đô Hà Nội đƣợc định hƣớng phát triển điểm tham quan di tích, tìm hiểu về lịch sử, giáo dụcthuộc không gian du lịch Tây- Nam.

+ Khu kinh tế mở Tân Thanh: Khu kinh tế mở Tân Thanh thuộc địa phận huyện Văn Lãng, tại đây định hƣớng thành điểm du lịch cửa khẩu phục vụtham quan, mua sắm cho khách du lịch Hà Nội và phụ cận.

- Điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương:

+ Khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên: KBT Hữu Liên nằm ở địa phận huyện Hữu Lũng, thuộc không gian du lịch Tây - Nam, nơi có đa dạng sinh học cao đƣợc định hƣớng là điểm du lịch tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái, thể thao dã ngoại.

+ Cụm di tích Bắc Sơn: Là cụm điểm tham quan các di tích, danh thắng và khu bảo tồn tự nhiên Mỏ Rẹ thuộc không gian du lịch phía Tây.

+ Khu di tích Hoàng Văn Thụ: Điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử, tri ân và giáo dục ở xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, thuộc không gian du lịch phía Bắc.

+ Đền Bắc Lệ: Đền ở xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, thuộc không gian du lịch Tây - Nam là điểm tài nguyên tham quan du lịch để phục vụ du khách tới lễ Mẫu và vãn cảnh.

+ Cụm di tích gắn với Chiến thắng đường 4: Nằm trên địa bàn huyện Tràng Định, thuộc không gian du lịch phía Bắc là điểm tham quan di tích lịch sử, giáo dục cách mạng.

Ngoài ra, có thể định hƣớng phát triển một số điểm tham quan khác nhƣ suối Long Đầu, đền Khánh Sơn, cửa khẩu Chi Ma... (Lộc Bình), hang Cốc Mƣời (Tràng Định)...

* Các tuyến du lịch - Tuyến du lịch nội tỉnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tuyến nội thành TP. Lạng Sơn: Nhất, Nhị, Tam Thanh - Thành Nhà Mạc - Chùa Tiên - đền Kỳ Cùng - Thắng cảnh sông Kỳ Cùng.

+ TP. Lạng Sơn - cửa khẩu Hữu Nghị. +TP. Lạng Sơn - cửa khẩu Tân Thanh. + TP. Lạng Sơn - Mẫu Sơn.

+ TP. Lạng Sơn - Hữu Liên - Bắc Sơn. + TP. Lạng Sơn - Chi Lăng - phụ cận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/96

Hình 4.1. Bản đồ định hướng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/97

+Có thể phát triển tuyến du lịch tổng hợp liên khu vực từTP. Lạng Sơn - Na Sầm - Thất Khê (theo QL 4), Bình Gia - Bắc Sơn (theo tỉnh lộ 226) - Hữu Liên - Hữu Lũng (theo tỉnh lộ 243) - Chi Lăng - TP. Lạng Sơn (theo QL 1A), thời gian 4 - 5 ngày.

- Các tuyến du lịch liên tỉnh, khu vực nội địa

+ Các tuyến du lịch trong tiểu vùng du lịch miền núi Đông Bắc:Tuyến du lịch Lạng Sơn - Móng Cái - Trà Cổ; Tuyến Lạng Sơn - Hạ Long - Cát Bà - Hải Phòng (theo QL 4); Lạng Sơn - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng (theo các QL 1B, QL 3 và QL 4).

+Các tuyến du lịch trong vùng Trung dumiền núi phía Bắc:Tuyến Lạng Sơn - Cao Bằng - Hà Giang - Lai Châu - Điện Biên-Sơn La theo quốc lộ 4 (A,B,C,D), QL 12 và QL 6; Tuyến Lạng Sơn - Bắc Kạn- Tuyên Quang - Yên Bái - Điện Biên theo QL 279.

-Các tuyến du lịch trong vùng du lịch Bắc Bộ: Tuyến Đồng Đăng - Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh - Hà Nội, theo QL 1A, hoặc đƣờng sắt; Tuyến Lạng Sơn - Bình Gia - Bắc Sơn - Thái Nguyên - Hà Nội (theo QL 1 B).

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 100)