Thực tiễn phát triển du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 35 - 39)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.1. Thực tiễn phát triển du lịc hở Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dƣơng, gần trung tâm Đông Nam Á, vừa có biên giới lục địadài, vừa có hải giới rộng lớn, vị trí đó tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam giao lƣu với các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/26

nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Nƣớc ta có khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; nhờ đó có hệ sinh thái vô cùng đa dạng và phong phú thể hiện qua những danh lam thắng cảnh nhƣ vịnh Hạ Long, vƣờn quốc giaPhong Nha- Kẻ Bàng... là những di sản tự nhiên của thế giới sức hút du lịch mạnh mẽ.

Đƣờng bờ biển dài 3.200km, cùng hơn 4.000 hòn đảo ven bờ và hệ thống quần đảo Hoàng Sao và Trƣờng Sa, nhiều bãi biển nhƣ Thiên Cầm, Non Nƣớc, Mỹ Khê... vịnh đẹp và nổi tiếng nhƣ Hạ Long, Nha Trang... cùng các đảo gần bờ nhƣ Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc... là thế mạnh nổi trội của Việt Nam đối với phát triển du lịch biển đảo.

Với lịch sử hơn 4.000 năm dựng nƣớc, giữ nƣớc và bề dày truyền thống văn hóa của 54 dân tộc sinh sống trải dài từ Bắc chí Nam, Việt Nam đã tạo dựng đƣợc một nền văn hóa phong phú và độc đáo đƣợc thể hiện qua lối sống, tôn giáo, văn hóa dân gian, lễ hội, ẩm thực... và đặc biệt là các di sản văn hóa nhƣ Cố Đô Huế, Hội An, Hoàng Thành Thăng Long... là những điểm sáng cũng nhƣ điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch nhân văn.

Những TNDL tự nhiên và nhân văn kể trên qua bàn tay và khối óc của con ngƣời nhào nặn trở thành nguồn lực cơ bản hình thành nên các sản phẩm du lịch.

Nhận thức đƣợc tiềm năng và vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển của nền kinh tế, Đảng và Nhà nƣớc ta đã sớm đƣa ra các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển của ngành du lịch. Qua đó du lịch đƣợc nhận thức đúng hơn với vai trò là ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc. Đặc biệt từ 1999 với sự ra đời của Pháp lệnh Du lịch và đến năm 2005 Luật Du lịch đã đi vào cuộc sống.

Sự ổn định về chính trị và chính sách ngoại giao cởi mở làm bạn với các nƣớc và vùng lãnh thổ, cùng với nhận thức đúng đắn, sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc là những yếu tố rất thuận lợi mở đƣờng cho du lịch phát triển. Những thành tựu của ngành du lịch trong thời gian qua đã phản ánh phần nào qua những con số.

- Khách du lịch và doanh thu du lịch

Giai đoạn 1990-2000 có thể khẳng định là giai đoạn bứt phá trong tăng trƣởng khách và thu nhập. Khách quốc tế tăng trên 9 lần, từ 250 nghìn lƣợt (năm 1990) lên 2,05 triệu lƣợt (năm 2000); khách nội địa tăng 11 lần, từ 1 triệu lƣợt lên 11 triệu lƣợt; thu nhập du lịch tăng gần 13 lần từ 1.350 tỷ đồng lên 17.400 tỷ đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/27

Giai đoạn 2001-2011, tuy phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhƣ chiến tranh, khủng bố, dịch SARS và cúm gia cầm, nhƣng do áp dụng các biện pháp táo bạo tháo gỡ kịp thời, nên lƣợng khách và thu nhập du lịch hàng năm vẫn tiếp tục tăng trƣởng 2 con số. Khách quốc tế tăng từ 2,33 triệu lƣợt lên hơn 6 triệu lƣợt; khách nội địa tăng từ 11,7 triệu lƣợt lên 30 triệu lƣợt; tổng thu du lịch tăng từ 20.500 tỷ đồng lên 130.000 tỷ đồng.

Đến năm 2013, nƣớc ta đã đón 7.572.352 lƣợt khách quốc tế, tăng 10,6% so với cùng kỳ năm 2012, khách nội địa đạt trên 35 triệu lƣợt, tổng thu du lịch đạt 200.000 tỷ đồng.

Du lịch là một trong ít ngành kinh tế ở nƣớc ta mang lại nguồn thu trên 2 tỷ USD/năm. Hơn 10 năm trƣớc, Du lịch Việt Nam đứng vào hàng thấp nhất khu vực, nhƣng đến nay khoảng cách này đã đƣợc rút ngắn, đã đuổi kịp và vƣợt Philippin, chỉ còn đứng sau Malaysia, Singapore, Thái Lan và Indonesia.

Với doanh thu và lƣợng khách du lịch ngày càng tăng, ngành du lịch Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT - XH. Từ đó, ngành du lịch Việt Nam cần chú trọng đầu tƣ phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch cả về số lƣợng và chất lƣợng; xây dựng hệ thống CSHT - CSVCKT cho hoạt động du lịch; tăng cƣờng tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; tăng cƣờng đầu tƣ và hội nhập quốc tế và khu vực.

-Về cơ cấu khách theo thị trường và mục đích du lịch

Thị trƣờng khách Trung Quốc đến Việt Nam chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là khách Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia, Mỹ, Nga…Về mục đích đến Việt Nam, số khách đi du lịch chiếm hơn 61%, sau đó là lý do thƣơng mại (17%), thăm thân (16,6%) và các mục đích khác (5,4%). Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chủ yếu bằng đƣờng hàng không (78,3%), tiếp theo là đƣờng bộ (20,3%) và đƣờng thủy (1,4%).[35]

- Về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật

Để đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng tăng, các CSHT, CSVCKT cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng, nâng cấp phát triển tƣơng ứng. Tính đến hết tháng 6/2014cả nƣớc có 15.998 cơ sở lƣu trú với hơn 331.538 buồng, trong đókhách sạn từ 3 sao đến 5 sao là 648 khách sạn. Trƣớc hết phải kể đến TP. Hồ Chí Minh chiếm hơn 50% số phòng toàn quốc đạt tiêu chuẩn 5 sao, chiếm tỷ lệ 60 - 70% tổng lƣợng khách cả nƣớc. Theo đánh giá của khách thì chất lƣợng phục vụ tại TP. Hồ Chí Minh là tốt nhất Việt Nam. Tại các trung tâm du lịch lớn nhƣ Hà Nội, Đà Nẵng, Huế…hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đƣợc phát triển tƣơng đối hiện đại và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/28

- Nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Lực lƣợng lao động tăng lên nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu về sự phát triển của ngành. Năm 2013, lao động trong lĩnh vực du lịch có khoảng 1,5 triệu ngƣời,trong đócó hơn 460.000 lao động trực tiếp. Tuy nhiên, nguồn lao động chƣa thật sự đƣợc đào tạo một cách có hệ thống (7,4% đạt trình độ đại học sau đại học; 47,3% sơ cấp và trung cấp; 45,3% dƣới sơ cấp). Nhìn chung, lao động du lịch Việt Nam còn thiếu về số lƣợng và kém về chất lƣợng do đó cần phải đào tạo thêm.

- Xúc tiến, quảng bá, phát triển sản phẩm du lịch

Những thành tựu đã và đang đạt đƣợc đã mở ra cho du lịch Việt Nam những cơ hội mới. Hình ảnh du lịch Việt Nam đã khẳng định đƣợc những nét riêng độc đáo với dấu ấn của một số thành phố du lịch rất đậm nét trong lòng du khách: “Hà Nội - thành phố phục hưng của Đông Nam Á”, “Thành phố Hồ Chí Minh - sự pha trộn đầy quyến rũ giữa quá khứ và hiện tại”,“Nha Trang - biển nhiệt đới Việt Nam”. Bên cạnh khai thác những giá trị tự nhiên và văn hóa tạo ra các sản phẩm du lịch truyền thống (du lịch tham quan nghỉ dƣỡng, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch biển, núi, du lịch chữa bệnh…) nhiều loại hình du lịch mới: du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề không những đƣợc đầu tƣ phát triển mà còn nhận đƣợc sự hỗ trợ tích cực của một số quốc gia và tổ chức nhƣ EU, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Hiệp hội các trƣờng đại học - cao đẳng Canada (ACCC)…góp phần xóa đói giảm nghèo ở một số địa phƣơng.

Hoạt động du lịch của nƣớc ta đã có bƣớc phát triển mới góp phần làm thay đổi diện mạo đất nƣớc, tạo thêm việc làm, gia tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu, phát triển ngành nghề thủ công; thúc đẩy giao thông, văn hóa, thông tin và giao lƣu các vùng miền trong nƣớc và quốc tế. Những hiệu quả KT - XH mà du lịch đem lại là động lực thúc đẩy đầu tƣ cho sự phát triển vững chắc của ngành. Vận hội mới đang mở ra cho du lịch Việt Nam nhiều cơ hội tốt để đẩy mạnh quảng bá, kích cầu du lịch, hứa hẹn sẽ đạt đƣợc nhiều thành tựu hơn trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/29

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)