Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 79 - 83)

6. Cấu trúc của đề tài

3.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

a. Cơ sở lưu trú

Cơ sở lƣu trú bao gồm, khách sạn, nhà nghỉ, motel, làng du lịch, khu du lịch... Việc thiết kế và phát triển các loại hình cơ sở lƣu trú hợp lý không những sẽ tạo ra sự độc đáo, hấp dẫn của khu du lịch, mà còn nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả đầu tƣ.

14,8% 17,9% 13% 14,8% 22,8% 16,7% Lưu trú Ăn uống Vận chuyển Lữhành Bán hàng Doanh thu khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/70

Cùng với xu hƣớng chung của cả nƣớc hiện nay, do lƣợng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà trọ đƣợc xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Ngành du lịch Lạng Sơn cũng không ngừng nâng cấp, xây mới khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch. Nhìn chung số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng nhanh cả về số lƣợng, quy mô và phƣơng thức hoạt động.

Bảng 3.1. Hiện trạng về cơ sở lƣu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2013 Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng số CSLT 87 100 102 98 116 121 134 155 165 Tổng số buồng 475 574 1.498 1.468 1.641 1.888 1.941 2.086 2.173 Tổng số giƣờng 2.056 2.028 2.685 2.574 3.265 3.663 3.903 3.933 4.123

(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn)

Trong giai đoạn 2005 - 2013, hệ thống cơ sở lƣu trú tỉnh Lạng Sơn đã phát triển với tốc độ khá nhanh. Năm 2005, cả tỉnh Lạng Sơn mới chỉ có 87 cơ sở lƣu trú đi vào hoạt động với 475 buồng thì đến năm 2013 số cơ sở lƣu trú tăng lên 165 cơ sở với 2.173 buồng, tăng 4,6 lần.

Các cơ sở lƣu trú nhìn chung có quy mô nhỏ và vừa, tập trung chủ yếu ở TP. Lạng Sơn. Hệ thống cơ sở lƣu trú du lịch, đƣợc chú trọng đầu tƣ mới và thƣờng xuyên cải tạo nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Các cơ sở kinh doanh lƣu trú du lich thực hiện tốt các quy định của Nhà nƣớc về kinh doanh lƣu trú du lịch nhƣ: thủ tục xếp hạng, an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trƣờng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Quan tâm đào tạo, bồi dƣỡng bằng nhiều hình thức, từng bƣớc nâng cao trình độ chuyên môn cho ngƣời lao động, nâng cao chất lƣợng phục vụ đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách du lịch, điển hình nhƣ: Khách sạn Mƣờng Thanh, khách sạn Hoàng Thịnh, khách sạn Đinh Gia, khách sạn Nam Kinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/71

Sự tăng nhanh về số cơ sở lƣu trú cũng nhƣ tổng số buồng và tổng số giƣờng phù hợp với sự phát triển của hoạt động du lịch. Tuy nhiên các khách sạn ở Lạng Sơn phân bố không đồng đều. Tập chung ở TP. Lạng Sơn với 105 cơ sở lƣu trú; thị trấn Đồng Đăng có 7 cơ sở lƣu trú; khu du lịch Mẫu Sơn và huyện Lộc Bình có 12 cơ sở…

Hầu hết các cơ sở lƣu trú này đã đầu tƣ về chất lƣợng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của khách du lịch tốt hơn nhƣ điện nƣớc, trang thiết bị tiện nghi, đào tạo lao động phục vụ du lịch bài bản tạo tính chuyên nghiệp…

-Chất lượng cơ sở lưu trú: Các cơ sở lƣu trú đều hƣớng tới sự nghỉ ngơi thoải mái của khách hàng, cho nên cùng với việc phát triển du lịch thì các cơ sở lƣu trú cũng tăng dần sự tiện nghi, đảm bảo phục vụ khách du lịch. Trong giai đoạn hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 165 cơ sở lƣu trú trong đó có 41 khách sạn đạt từ 1- 4 sao và 124 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh lƣu trú du lịch. Trong 41 khách sạn đạt tiêu chuẩn sao này có 1 khách sạn 4 sao (khách sạn Mƣờng Thanh), 1 khách sạn 3 sao, 10 khách sạn 2 sao. Các khách sạn đạt tiêu chuẩn sao này có khả năng phục vụ du khách cấp cao với các dịch vụ đi kèm phong phú, có thể đón các đoàn khách quốc tế lớn, quan trọng và tổ chức các hội nghị.

- Công suất sử dụng buồng: Theo kết quả điều tra cơ sở lƣu trú năm 2005 (do

Sở Lạng Sơn phối hợp với Viện NCPT Du lịch thực hiện)

thì công suất sử dụng buồng trung bình năm của hệ thống cơ sở lƣu trú ở Lạng Sơn 27,5%. Tuy nhiên, việc điều tra này mới chỉ thực hiện ở một số cơ sở lƣu trú lớn, có khách lƣu trú quanh năm, và số liệu thu thập đƣợc về hệ thống cơ sở lƣu trú tại một số địa bàn có điều kiện hạ tầng khó khăn còn chƣa đầy đủ…nên chƣa phản ánh đúng thực tế của toàn bộ hệ thống cơ sở lƣu trú trên địa bàn. Trên thực tế, theo các số liệu cơ bản (số lƣợt khách, số ngày lƣu trú trung bình, số buồng, số giƣờng…) của Sở thì công suất buồng hiện nay đạt khoảng 58,5% (2013).

Bảng 3.2. Công suất phòng trung bình của các khách sạn ở Lạng Sơn giai đoạn 2005- 2013

Năm 2005 2009 2010 2011 2012 2013

Công suất buồng trung bình 27,5% 55,3% 56,6% 55,8% 57,6% 58,5%

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/72

b. Cơ sở ăn uống, nhà hàng

Các cơ sở ăn uống bao gồm restaurant, coffee-shop, bar, quán ăn nhanh…Các tiện nghi phục vụ ăn uống có thể nằm trong các cở sở lƣu trú nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, hội họp và giao lƣu của khách đang lƣu trú tại các khách sạn hoặc có thể nằm độc lập bên ngoài các các cơ sở lƣu trú, ở các điểm tham quan du lịch, trong các cơ sở vui chơi giải trí... nhằm phục vụ khách du lịch cũng nhƣ các tầng lớp dân cƣ địa phƣơng.

Hiện tại Lạng Sơn có khoảng 62 phòng ăn (restaurants) nằm trong các cơ sở lƣu trú với khoảng 3.100 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của khách lƣu trú. Các tiện nghi ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan kém phát triển hơn.

Tại TP. Lạng Sơn có 12 nhà hàng lớn có thể phục vụ đạt chất lƣợng cao là: Newcentury, Nam Kai, Đông Kinh, Hiền Quang, Hoa Sim, Hoàng Vũ, Thảo Viên, Phƣơng Hằng, Nhất Chiêu, Phú Quý, Núi Ngọc.

Ngoài ra, còn có các cửa hàng ăn uống tƣ nhân nhỏ phục vụ chủ yếu các món ăn Việt Nam bình dân nằm ở khu vực TP. Lạng Sơn, khu du lịch Mẫu Sơn…Bài trí nhà hàng thƣờng đơn giản, với các món ăn đặc sản Âu - Á giá cả bình dân, chất lƣợng các món ăn đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản của ngƣời dân tuy nhiên để phục vụ cho khách du lịch cần chú trọng nhiều hơn đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Do mặt bằng hẹp, nên các nhà hàng thƣờng thiếu không gian cây xanh, chỗ để xe, nên ít đón đƣợc các đoàn khách lớn.

Nhƣ vậy các cơ sở ăn uống đã đáp ứng đƣợc tƣơng đối nhu cầu của khách du lịch. Tuy nhiên, hạn chế của các cơ sở ăn uống ở Lạng Sơn là thƣờng có quy mô nhỏ, tác phong phục vụ khách chƣa chuyên nghiệp, và phần lớn là hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ khó có khả năng đón các đoàn khách lớn. Bên cạnh đó, đối với các nhà hàng của tỉnh, việc bài trí, trang trí nội thất còn khá đơn giản, và vấn đề vệ sinh thực phẩm cũng còn khá lỏng lẻo.

c. Các khu vui chơi - giải trí - thể thao - mua sắm

Với sự non trẻ của du lịch tỉnh nhà, các cơ sở vui chơi, giải trí phục vụ nhu cầu du khách cũng nhƣ dân cƣ địa phƣơng hầu nhƣ “vắng bóng”. Đây là một hạn chế lớn của du lịch Lạng Sơn. Điều này phần nào lý giải cho thời gian lƣu trú của du khách khá ngắn và chi tiêu du lịch tỉnh Lạng Sơn tăng trƣởng chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/73

Thời gian qua việc phát triển các tiện nghi thể thao và vui chơi giải trí cũng nhƣ các hoạt động tiêu khiển khác ở Lạng Sơn còn rất hạn chế, hầu nhƣ mới chỉ dừng ở các hoạt động karaoke, massage, bơi lội và đánh tennis. Toàn tỉnh có 1 sân vận động (đạt chuẩn), 26 nhà thi đấu, nhà tập thể thao, 13 sân bóng đá, 9 sân quần vợt, 102 sân bóng chuyền... Đây là một trong những điểm yếu của ngành du lịch Lạng Sơn, cần thiết phải đƣợc khắc phục.

Cùng với đó, các địa chỉ mua sắm tại Lạng Sơn cũng kém phần đa dạng. Phần lớn tập trung ở trung tâm thƣơng mại tỉnh nhƣ: chợ Đông Kinh và chợ Kỳ Lừa. Ngoài ra, còn có một số cơ sở mua sắm tại cửa khẩu và các điểm du lịch .

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)