Thực tiễn phát triển du lịch tiểu vùng Đông Bắc

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 42 - 44)

6. Cấu trúc của đề tài

1.2.3.Thực tiễn phát triển du lịch tiểu vùng Đông Bắc

Tiểu vùng du lịch Đông Bắc chiếm phần lớn vùng núi phía Bắc và Đông Bắc. Tiểu vùng gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc Kạn và Thái Nguyên, có diện tích tự nhiên là 37.286,62 km2

, chiếm khoảng 24% diện tích tự nhiên. Đây là tiểu vùng có hàng trăm km đƣờng biên giới với Trung Quốc, nơi có cửa khẩu quan trọng, đặc biệt là cửa khẩu Đồng Đăng (Lạng Sơn) với nhiều tiềm năng về tài nguyên có giá trị kinh tế nhƣ rừng, khoáng sản... Với vị trí và tiềm năng của mình, đây là khu vực có ý nghĩa quan trọngđối với sự nghiệp phát triển KT - XH và đảm bảo an ninh quốc phòng của nói riêng và của cả nƣớc nói chung.

Tiểu vùng du lịch Đông Bắc có nhiều kiểu địa hình phong phú và đa dạng, phần lớn diện tích là vùng núi trung bình và thấp, có kiểu địa hình Karst hấp dẫn và kì thú nhƣ quần thể hang Nhất, Nhị, Tam Thanh ở Lạng Sơn, động Ngƣờm Ngao ở Cao Bằng... Đây còn là vùng có nhiều cảnh quan hồ tự nhiên và nhân tạo đẹp mà tiêu biểu nhƣ hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc, hồ Thang Hen... Đây là nơi cƣ trú của các dân tộc anh em nhƣ Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu,H’Mông... với nhiều lễ hội, sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc, đậm đà bản sắc dân tộc.

Tiểu vùng du lịch Đông Bắc là nơi có nhiều di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng nhƣ hang Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), Chi Lăng (Lạng Sơn), ATK (Thái Nguyên)... Vì vốn đây là vùng đất giàu truyền thống yêu nƣớc cách mạng, là căn cứ địa vững chắc của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Tuy là khu vực miền núi, song tiểu vùng vẫn có quan hệ chặt chẽ với các tiểu vùng du lịch khác, đặc biệt là tiểu vùng du lịch trung tâm và tiểu vùng du lịch duyên hải Đông Bắc qua QL: 1A, 3, 4A...

TP. Lạng Sơn đƣợc xác định là trung tâm của tiểu vùng. Đây đồng thời là nơi sát với cửa khẩu quan trọng phía Bắc nƣớc ta với Trung Quốc- một thị trƣờng tiềm năng lớn trong chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam. Ngoài ra các trung tâm phụ của tiểu vùng đƣợc xác định là Thái Nguyên và Tuyên Quang. Các sản phẩm du lịch đặc trƣng của tiểu vùng là tham quan ngắm cảnh, thể thao, nghỉ dƣỡng, sinh thái, văn hóa- lễhội... Các hƣớng khai thác chủ yếu là du lịch tham quan nghiên cứu, du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dƣỡng...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/33

Cùng với sự phát triển và định hƣớng chung của du lịch quốc gia, tiểu vùng du lịch Đông Bắc cũng là một điểm đến hấp dẫn thu hút du khách về với Việt Bắc- quê hƣơng cách mạng.

Mặc dù có nhiều tài nguyên nhƣng du lịch tại khu vực này chƣa phát triển đúng với tiềm năng vốn có. Với khách trong nƣớc mới chỉ dừng lại ở những tour ngắn ngày hay đơn giản chỉ ghé qua do mục đích muốn đến nơi khác và thăm điểm trong chốc lát. Với khách quốc tế đôi khi chỉ là viếng thăm “thoáng qua” hay phục vụ cho quá trình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, địa hình núi cao hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn cũng là nguyên nhân gây cản trở hoạt động du lịch.

Về phía hoạt động du lịch còn kém, chƣa hoạch định cụ thể, khoa học và chuyên nghiệp. Dân địa phƣơng chƣa biết cách làm du lịch, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu và có nghiệp vụ. Vì thế du lịch mất đi sự sáng tạo cần có.

Trong thời kì đất nƣớc hội nhập với thế giới hiện nay, tiểu vùng du lịch Đông Bắc cần có một quy hoạch chung mang tính liên vùng, thể hiện mối liên kết giữa các địa phƣơng trong nỗ lực phát triển du lịch, làm phong phú và tăng thêm sức hấp dẫn cùng tính khả thi cho các sản phẩm du lịch của mỗi tỉnh và cả khu vực.

Tiểu kết chƣơng 1

Du lịch ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát triển KT - XH, giúp con ngƣời phục hồi tái tạo sức lao động và không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống.

Sự phát triển của ngành du lịch dựa vào nhiều yếu tố, trong đó TNDL đóng vai trò quan trọng nhất, bao gồm cả TNDL tự nhiên và nhân văn. Tuy nhiên cũng không thể nhắc tới các yêu tố khác nhƣ CSHT, CSVCKT phục vụ du lịch, đƣờng lối chính sách…

Ngành du lịch Việt Nam đã và đang nỗ lực phát triển trên con đƣờng hội nhập quốc tế, thúc đẩy du lịch Việt Nam phát triển trở thành trung tâm thƣơng mại, dịch vụ tầm cỡ khu vực và thế giới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/34

Chƣơng 2

TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 42 - 44)