Tài nguyên sinh vật

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 53 - 54)

6. Cấu trúc của đề tài

2.2.4.Tài nguyên sinh vật

Do nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên hệ động thực vật ở Lạng Sơn phong phú và đa dạng.

- Về thực vật: tỉnh Lạng Sơn nằm trong khu hệ thực vật Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam vì vậy trong sự hình thành các loại thực vật, yếu tố bản địa chiếm 50%. Còn các yếu tố loài thực vật của khu hệ Ấn Độ - Malaixia, Himalaya - Vân Nam - Quý Châu…chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ (dƣới 10%).

Diện tích đất lâm nghiệp của Lạng Sơn là 569.741,68ha(2013), bao gồm ba loại rừng: rừng sản xuất (449.574,16ha), rừng phòng hộ (111.875,34ha) và rừng đặc dụng (8.292,18ha). Rừng là một trong những thế mạnh của Lạng Sơn. Rừng không chỉ có tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ đất, chắn gió, cung cấp lâm sản, dƣợc liệu và nguyên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống, mà còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ an ninh và phát triển du lịch.

Rừng Lạng Sơn có 65 họ với 279 loài thực vật. Rừng đƣợc chia ra: rừng tự nhiên và rừng trồng. Rừng tự nhiên ở Lạng Sơn có các loại rừng gỗ trên núi đất và núi đá, rừng tre nứa và rừng hỗn giao. Rừng trồng các loại cây nhƣ hồi, thông, bạch đàn, sa mộc…phát triển mạnh trong thời gian gần đây.

Do điều kiện sinh thái khác nhau giữa các vùng (đặc biệt là điều kiện nhiệt ẩm) ở Lạng Sơn đã hình thành 4 kiểu rừng chính: kiểu rừng kín thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới, kiểu rừng nửa rụng lá ẩm nhiệt đới, kiểu rừng rụng lá hơi ẩm nhiệt đới, kiểu rừng thƣờng xanh cận nhiệt đới núi thấp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/44

Ngoài ra, Lạng Sơn còn có nhiều cây trồng nổi tiếng nhƣ: hồi, thuốc lá, mận Tam Hoa, hồng và quýt Bảo Lâm, đào Mẫu Sơn…Chính những cây quả này đã trở thành đặc sản gây ấn tƣợng khó quên cho du khách.

- Về động vật: Với sự biến động mạnh về lớp phủ thực vật và tác động của con ngƣời giới động vật của tỉnh có suy giảm về thành phần và số lƣợng các thể, tuy nhiên mức độ suy giảm không nhiều so với các khu vực khác.

Lớp thú ở Lạng Sơn có 8 bộ, 24 họ với 56 loài. Lớp chim có 14 bộ, 46 họ, 200 loài. Lớp bò sát lƣỡng cƣ có 3 bộ, 17 họ, 50 loài.

Giới động vật ở Lạng Sơn có những loài bản địa đặc hữu của khu hệ động vật Đông Bắc nhƣ: cá anh vũ, cá chép gốc, cá lộ lớn, cá sạo, cá măng giả, ếch gai…Có những loài thân thuộc với khu vực Hoa Nam nhƣ cáo, lửng chó, gấu ngựa, hƣơu xạ, sóc bụng đỏ, chép đuôi trắng. Có những loài thân thuộc với khu hệ Ấn Độ - Miến Điện nhƣ hổ, báo lửa, báo gấm, khỉ mốc, dê núi, tê tê, tăc kè, rắn…

Nhìn chung hệ động, thực vật ở Lạng Sơn khá phong phú, nếu biết khai thác có thể phục vụ cho các hoạt động du lịch.

Hệ sinh vật phong phú, đa dạng nên đã hình thành các giá trị sinh thái đƣợc lƣu giữ trong các KBT thiên nhiên nhƣ: Mỏ Lẹ (Bắc Sơn), Hữu Liên (Hữu Lũng) có đa dạng sinh học với giá trị phục vụ du lịch cao, có điều kiện thuận lợi để khai thác phục vụ du lịch. Các KBT này là nơi lƣu giữ nhiều diện tích rừng nguyên sinh với nhiều loài thực, động vật nhiệt đới điển hình, nhiều nguồn gen động thực vật, bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học. Vì thế chúng có ý nghĩa rất lớn về mặt khoa học, về kinh tế và giáo dục. Nếu biết kết hợp tốt các hoạt động du lịch thì chắc chắn sẽ làm tăng thêm giá trị và hiệu quả nhiều mặt của các KBT này.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 53 - 54)