Hệ thống giao thông vận tải

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 63 - 65)

6. Cấu trúc của đề tài

2.4.1. Hệ thống giao thông vận tải

Hệ thống giao thông ở Lạng Sơn hiện nay chủ yếu là đƣờng bộ và đƣờng sắt. Mặc dù có sông, song giao thông đƣờng thủy không có điều kiện phát triển mạnh do có nhiều ghềnh thác và mực nƣớc không đủ sâu.

Tuy Lạng Sơn không có sân bay có thể khai thác dân dụng nhƣng khoảng cách không quá xa tới sân bay Nội Bài, lại đƣợc kết nối thuận tiện bằng tuyến QL nên khách du lịch có thể tiếp cận tỉnh một cách thuận tiện, trực tiếp.

-Mạng lưới đường bộ: Hệ thống giao thông đƣờng bộ bao gồm các tuyến đƣờng QL, tuyến tỉnh lộ, huyện lộ và các tuyến đƣờng xã với tổng chiều dài 3.657km, đạt tỷ lệ 4,95km/1000 dân và 0,45km/km2

, cao hơn mức trung bình cả nƣớc (0,33km/km2).

+ Đƣờng Quốc lộ: Có 7 tuyến hoặc đoạn tuyến với tổng chiều dài 616,2km (bao gồm: 94,7km QL 1A mới, 66km QL 1A cũ; 100,5km QL 1B; 66km QL 4A; 80km QL 4B; 61km QL 31; 86km QL 279 và 62km QL 3B).

Các tuyến QL đều là cơ sở hình thành tuyến du lịch liên vùng, tuyến du lịch quốc gia, trong đó tuyến QL 1A và QL 4A, 4B giữ vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch Lạng Sơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/54

+ Đƣờng tỉnh: Có 34 tuyến với tổng chiều dài 774,6km, với nhiều cấp đƣờng khác nhau, từ đƣờng đạt tiêu chuẩn đƣờng giao thông nông thôn loại B đến đƣờng cấp IV miền núi.

+ Đƣờng huyện: Có 60 tuyến gồm nhiều cấp khác nhau, từ đƣờng giao thông nông thôn loại B đến đƣờng cấp V miền núi.

+ Đƣờng xã: Có 1.404,4km và hiện nay về cơ bản đã đƣợc bê tông hóa, thuận lợi cho đi lại của ngƣời dân cũng nhƣ tổ chức đi đến các điểm du lịch.

+ Đƣờng đô thị: Có 126,4km, trong đó 72,6km là đƣờng đô thị TP. Lạng Sơn, còn lại 53,8km là đƣờng thị trấn, thị tứ.

Hệ thống đƣờng bộ là loại đƣờng quan trọng, trƣớc hết phục vụ nhu cầu đi lại của ngƣời dân cũng nhƣ sản xuất và sinh hoạt. Mặt khác các hệ thống đƣờng bộ hiện đại thông suốt góp phần phát triển KT - XH của tỉnh nói chung cũng nhƣ phát triển du lịch nói riêng.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hệ thống đƣờng bộ, trong những năm gần đây loại đƣờng này đã không ngừng đƣợc nâng cấp và xây mới. Đặc biệt là các cây cầu nhƣ cầu vƣợt sông Kỳ Cùng, cầu Tằm Cát, cầu BảnChu... tạo điều kiện đi lại thuận tiện và tổ chức các tuyến du lịch trong tỉnh dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống đƣờng bộ đƣợc nâng cấp hiện đại, đẹp tạo mỹ quan cho cảnh quan du lịch.

Nhƣng bên cạnh đó còn có nhiều tuyến đƣờng, đặc biệt là các tuyến đƣờng ở vùng sâu vùng xa vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp gây khó khăn trong lƣu thông đi lại. Cộng thêm sự xuống cấp của nhiều tuyến đƣờng ảnh hƣởng không nhỏ cho việc đi lại cũng nhƣ sự phát triển của du lịch.

-Đường sắt: trên địa phận tỉnh Lạng Sơn có hai tuyến đƣờng sắt: tuyến đƣờng sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Đồng Đăngdài 162km và tuyến Mai Pha- Na Dƣơng dài 31km. Các tuyến đƣờng này đều do ngành đƣờng sắt quản lý và khai thác. Hàng hoá vận chuyển của đƣờng sắt chủ yếu là hàng xuất nhập khẩu và vận chuyển than, vật liệu xây dựng trong vùng.

Tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Đồng Đăng giữ vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động du lịch Lạng Sơn, đây là một phần của tuyến du lịch xuyên Việt và cùng là một phần của tuyến du lịch xuyên Á.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/55

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)