6. Cấu trúc của đề tài
3.1.4. Nguồn nhân lực trong ngành du lịch
- Số lượng lao động
Số lƣợng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch có ảnh hƣởng rất lớn tới chất lƣợng của dịch vụ du lịch. Lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp.
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Lạng Sơn)
Hình 3.5: Hiện trang lao động du lịch tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2005 - 2013
Nhìn chung, lực lƣợng lao động du lịch có tăng dần qua các năm, tuy nhiên tốc độ gia tăng lao động hoạt động trong ngành còn chậm. Năm 2005 lực lƣợng lao động du lịch là 949 ngƣời, tính đến năm 2013, tổng số lao động trong toàn ngành du lịch là 1.645 ngƣời, tăng 1,73 lần. Đây là một con số khá khiêm tốn so với lực lƣợng lao động các ngành kinh tế khác của tỉnh, cũng nhƣ so với lực lƣợng lao động du lịch của các tỉnh khác. 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 949 996 996 893 998 1120 1156 1250 1645
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/74
Theo điều tra cho thấy lao động du lịch của tỉnh chủ yếu là những lao động làm việc trong lĩnh vực lƣu trú, ăn uống còn các lĩnh vực khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Lực lƣợng lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có số lƣợng lớn, tham gia nhiều trong các dịch vụ phục vụ khách.
- Chất lượng nguồn lao động
Có thể thấy, số lƣợng lao động đƣợc đào tạo chuyên ngành du lịch còn ít, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn, số lao động phổ thông còn chiếm tỷ lệ cao. Năm 2005, tổng số lao động đã qua đào tạo là 261 ngƣời. Trong đó đƣợc phân theo trình độ nhƣ sau: Đại học: 82 ngƣời; cao đẳng: 179 ngƣời. Đến năm 2013, tổng số lao động đã qua đào tạo là 554 ngƣời, tăng 2,1 lần.
Nhìn chung, lực lƣợng lao động trong ngành du lịch của tỉnh chất lƣợng chƣa cao, kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ còn nhiều hạn chế và chƣa đƣợc quan tâm bồi dƣỡng. Lao động có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 12,4% trên tổng số lao động trong ngành du lịch (2013). Điều này làm ảnh hƣởng chung đến chất lƣợng sản phẩm du lịch. Đặc biệt, cùng với xu thế hội nhập, Lạng Sơn đang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch nƣớc ngoài thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ của đội ngũ lao động quả là một khâu yếu chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển.
Chất lƣợng lao động chƣa cao thể hiện sự yếu kém, chƣa chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch. Thực tế các cơ sở lƣu trú du lịch đang sử dụng phần lớn lao động chƣa đạt tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ. Để từng bƣớc giải quyết thiếu hụt về lao động có nghiệp vụ, hàng năm Sở văn hóa thể thao và du lịch đã phối hợp với trƣờng cao đẳng nghiệp vụ du lịch Hà Nội mở các lớp tập huấn nghiệp vụ cho lực lƣợng lao động trên địa bàn tỉnh. Đây là việc làm thiết thực và thực tế đã nâng cao trình độ cho lực lƣợng lao động. Tuy nhiên số lƣợng lao động đƣợc đào tạo chƣa đáng kể, thời gian đào tạo ngắn nên chất lƣợng chƣa đƣợc cao. Hiện nay, công tác đào tạo bồi dƣỡng để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực du lịch đã đƣợc tỉnh quan tâm, hàng năm đều mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ hƣớng dẫn viên du lịch, lễ tân, buồng bàn, quản lí cơ sở lƣu trú; lựa chọn môt số cán bộ quản lý doanh nghiệp đi đào tạo cao đẳng, đại học, đi thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm với địa phƣơng bạn... nên trình độ quản lý, chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên, lao động trong các khách sạn nhà hàng đã từng bƣớc đƣợc nâng lên, đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý của ngành.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/75