Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 109)

6. Cấu trúc của đề tài

4.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Xây dựng các cơ chế chính sách phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh để khuyến khích thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài tỉnh vào hợp tác đầu tƣ phát triển du lịch Lạng Sơn:

+ Xây dựng cơ chế, môi trƣờng đầu tƣ du lịch thông thoáng, khuyến khích kêu gọi đầu tƣ nhƣng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, linh hoạt về mặt quản lý.

+ Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch gắn với bảo tồn tự nhiên và văn hóa, hỗ trợ xúc tiến quáng bá du lịch biên giới trong và ngoài nƣớc, sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch.

+ Có các chính sách ƣu đãi cho đầu tƣ du lịch về vốn, thuế, đất…

+ Ban hành các văn bản, quy phạm, các thông tƣ hƣớng dẫn cụ thể về việc thống nhất quản lý, điều hành các hoạt động dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng nhƣ thống nhất giá cả các dịch vụ, tạo điều kiện thuận tiện nhanh chóng cho việc làm thủ tục nhập cảnh, các biện pháp làm hài lòng du khách, hạn chế các hiện tƣợng gây phiền hà đối với du khách…

4.3.3. Giải pháp về đầu tư và huy động vốn đầu tư

Nhu cầu vốn phát triển du lịch vùng biên giới không lớn so với đầu tƣ phát triển các lĩnh vực khác, tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế chung cả nƣớc còn khó khăn, cần vận dụng nhiều giải pháp huy động vốn khác nhau từ nhiều nguồn khác nhau.

- Tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớctheo hƣớng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển CSHT tại các khu du lịch điểm du lịch quốc gia, các tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa; đầu tƣ bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trƣờng tại các khu du lịch, đầu tƣ cho công tác xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực du lịch.

Cơ cấu vốn đầu tƣ từ ngân sách nhƣ sau:

+Xây dựng CSHT trong các khu du lịch, chiếm khoảng 20%.

+ Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên, môi trƣờng tại các khu du lịch, chiếm khoảng 7%. + Quảng bá và xúc tiến du lịch chiếm khoảng 3%.

- Kêu gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thông qua các dự án:

+ Vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI): Có quy hoạch kêu gọi nguồn vốn FDI ít nhất 2 năm/lần, tổ chức Hội nghị kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với các dự án thuộc lĩnh vực ƣu đãi nhƣ điều 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/100

Nghị định 51/1999/NĐ-CP về khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc; địa bàn ƣu đãi có điều kiện KT - XH khó khăn, và đặc biệt khó khăn, nhƣ điều 16 nêu tại Nghị định 51/1999/NĐ-CP và Nghị định 35/2002/NĐ-CP và mức ƣu đãi quy định tại điều 18 Nghị định 51/1999/NĐ-CP.

+ Kêu gọi nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), đặc biệt là từ 3 nhà tài trợ lớn là Ngân hàng Phát triển Thế giới (WB); Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB); tài trợ của Chính phủ Nhật Bản. Nguồn tài trợ này chủ yếu đầu tƣ vào CSHT phát triển du lịch các quốc lộ trong tỉnh; trục giao thông chính; hệ thống đƣờng, cấp điện, cấp nƣớc vào các khu, điểm du lịch quốc gia..

- Tăng tỷ lệ điều tiết từ các nguồn thu từ hoạt động du lịch

Hàng năm tỉnh Lạng Sơn cần bố trí thoả đáng nguồn vốn đầu tƣ phát triển du lịch trong tổng chi ngân sách của địa phƣơng và khoản thu vƣợt kế hoạch của toàn bộ các ngành kinh tế trên địa bàn do địa phƣơng thu, để đầu tƣ CSHT và xúc tiến quảng bá du lịch và các hoạt động khác của ngành.

- Huy động vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp và các tổ chức khác

Tạo điều kiện, cung cấp thông tin để các doanh nghiệp đầu tƣ vào các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, lữ hành, khu vui chơi giải trí... theo quy hoạch phát triển du lịch của địa phƣơng; các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhânđầu tƣ toàn bộ hay tham gia đầu tƣ,hình thành các cơ sở đạo tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch dân lập, bán công... phù hợp với xu hƣớng xã hội hoá đào tạo của ngành du lịch.

- Đóng góp của cộng đồng

Thực hiện xã hội hoá phát triển du lịch để thu hút sự tham gia và phát huy sự đóng góp của cộng đồng bằng các nguồn lực khác nhau (vốn, lao động), khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dƣới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tƣ bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch.

- Thực hiện lồng ghép các chƣơng trình các dự án có liên quan

Tăng cƣờng sự phối hợp với các Bộ, Ngành ở Trung ƣơng để thực hiện lồng ghép các chƣơng trình, dự án của các ngành khác có liên quan với phát triển du lịch để giảm bớt những khó khăn về vốn của địa phƣơng. Các chƣơng trình, dự án cụ thể

là: chương trình 135 xóa đói giảm nghèo, chương trình trồng rừng, chương trình nuôi trồng thủy sản, khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/101

4.3.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đối với nguồn nhân lực hoạt động du lịch Lạng Sơn, do yêu cầu phát triển du lịch ngày càng cao, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ về mọi mặt của cán bộ quản lý ngành, cán bộ chuyên môn cần phải không ngừng đƣợc nâng cao. Để đạt đƣợc yêu cầu trên cần phải không ngừng đào tạo nguồn nhân lực. Cần thiết phải xác định chiến lƣợc và kinh phí thỏa đáng từ ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch. Hƣớng đào tạo cần mang tính chuyên sâu, có bài bản và thƣờng xuyên tại các cơ sở trong nƣớc và nƣớc ngoài.

-Xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực để đảm bảo đủ nguồn nhân lực du lịch trong hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai.

- Đảm bảo sự cân đối giữa các cấp bậc đào tạo, ngành nghề đào tạo và phân bổ hợp lý giữa các địa phƣơng trong tỉnh.

- Lựa chọn chƣơng trình, phƣơng thức và cơ sở đào tạo phù hợp. Đối với du lịch Lạng Sơn, do vị trí gần thủ đô Hà Nội nên lựa chọn các cơ sở đào tạo tại Hà Nội để đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch. Ngoài ra có thể mở các lợp đào tạo ngắn hạn tại chỗ hoặc đi bồi dƣỡng nghiệp vụ ở nƣớc ngoài. Cần tranh thủ sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch Việt Nam trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh.

-Tạo quỹ cho phát triển nguồn nhân lực du lịch.

-Đào tạo và bồi dƣỡng nguồn nhân lực du lịch thƣờng xuyên và liên tục.

4.3.5. Giải pháp về thị trường, xúc tiến quảng bá du dịch

Công tác xúc tiến quảng bá du lịch có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm du lịch của Lạng Sơn. Đồng thời thông qua công tác tuyên truyền quảng bá gửi những thông tin hữu ích đến với du khách trong và ngoài nƣớc. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch cũng là công cụ đắc lực trong cạnh tranh của sản du lịch tại mỗi điểm đến. Công tác xúc tiến quảng bá tốt sẽ tạo đƣợc một ấn tƣợng và hình ảnh sâu đậm của “Xứ Lạng” trong lòng du khách. Để công tác xúc tiến và quảng bá du lịch thực sự thành công, tạo ấn tƣợng tốt trong lòng du khách thì cần phải thực hiện một số chủ trƣơng và biện pháp sau:

- Xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch về Marketing du lịch Lạng Sơn phù hợp với Chiến lƣợc chung cả nƣớc và mang những dấu ấn riêng của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/102

-Nghiên cứu, tìm hiểu thị trƣờng xúc tiến quảng bá, trong đó cần hƣớng tới các thị trƣờng trọng điểm và tiềm năng nhƣ thị trƣờng Tây Âu, Đông Bắc Á và Trung Quốc.

- Xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm du lịch, hình ảnh du lịch Lạng Sơn. Để công tác quảng bá hình ảnh có hiệu quả, du lịch Lạng Sơn cần xây dựng thƣơng hiệu và hình ảnh cho riêng mình. Xây dựng hình ảnh du lịch Lạng Sơn phải dựa trên những đặc điểm nổi trội có tính đặc trƣng cao đồng thời khai thác đƣợc các nét văn hóa của tỉnh. Có thể nhận thấy “Xứ Lạng” với “Trấn doanh bát cảnh” là tiền đề xây dựng hình ảnh, thƣơng hiệu cho du lịch Lạng Sơn.

- Sử dụng phƣơng tiện xúc tiến quảng bá tiên tiến, hiện đại; đội ngũ nhân lực có tính chuyên nghiệp cao.

- Quảng bá, xúc tiến du lịch Lạng Sơn cần đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, liên tục và có tính trung thực.

-Phát huy vai trò của cộng đồng trong quảng bá, xúc tiến du lịch. -Xây dựng quỹ hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch

-Phát huy vai trò Trung tâm xúc tiến du lịch, bên cạnh đó cần thiết lập một số văn phòng đại diện của mình tại các trung tâm du lịch lớn của vùng, thiết lập một số văn phòng đại diện tại tại các trung tâm du lịch lớn trên cả nƣớc để thực hiện công tác xúc tiến quảng bá du lịch.

-Liên kết và hợp tác trong và ngoài nƣớc về quảng bá xúc tiến du lịch

4.3.6. Nhóm giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

Tỉnh Lạng Sơn với nhiều TNDL phong phú và có sức hút du lịch lớn, hoạt động du lịch chắc chắn sẽ rất sôi động, vấn đề quan tâm bảo vệ tài nguyên môi trƣờng cần đƣợc đặt lên hàng đầu.

Quan điểm phát triển du lịch Lạng Sơn là bền vững một cách toàn diện, vì vậy đầu tƣ bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch là một trong những hƣớng ƣu tiên của du lịch Lạng Sơn. Các hƣớng chính của công tác đầu tƣ bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch bao gồm:

- Tôn tạo, nâng cấp hệ thống TNDL đặc biệt đối với các di tích văn hoá - lịch sử, các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Cụ thể là:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/103

+ Tiếp tục tôn tạo, nâng cấp các điểm di tích văn hoá lịch sử, di tích cách mạng khu vực TP. Lạng Sơn.

+ Tiếp tục phát triển các hoạt động lễ hội, festival.

+ Phát triển nghề thủ công truyền thống để du khách có cơ hội tìm hiểu về những nghề truyền thống dân tộc và mua các hàng mỹ nghệ, lƣu niệm có chất lƣợng cao.

- Cải tạo môi trƣờng tự nhiên khu vực hoạt động du lịch.

- Giáo dục và nâng cao ý thức cộng đồng dân cƣ về bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch nói riêng và nhận thức về du lịch nói chung.

4.3.7. Giải pháp về hợp tác quốc tế phát triển du lịch

Lạng Sơn là tỉnh có đƣờng biên giới với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), một trong những thị trƣờng khách du lịch lớn của Việt Nam. Chính phủ hai nƣớc đã ký các hiệp định hợp tác phát triển kinh tế song phƣơng và đa phƣơng nhƣ hợp tác hai hành lang một vành đai. Lạng Sơn thuận lợi là nằm trong vành đai phát triển kinh tế chung vì vậy vấn đề hợp tác quốc tế phát triển du lịch là hết sức quan trọng.

Quan điểm hợp tác:

- Bổ sung những hạn chế, phát huy những thế mạnh về du lịch vùng biên của mỗi quốc gia nhằm tạo đƣợc sức cạnh tranh chung về du lịch so với các lãnh thổ khác.

- Tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi trong hợp tác phát triển du lịch giữa các quốc gia, địa phƣơng có chung đƣờng biên giới.

Nội dung và chƣơng trình hợp tác:

- Hợp tác trong công tác điều tra tài nguyên, quy hoạch du lịch. - Hợp tác về bảo vệ môi trƣờng du lịch.

- Hợp tác trong phát triển hệ thống CSHT du lịch, đầu tƣ phát triển sản phẩm du lịch.

- Xây dựng các chƣơng trình du lịch chung của hai quốc gia về phát triển du lịch biên giới đƣờng bộ.

- Hợp tác trong quảng bá xúc tiến hình ảnh du lịch vùng biên nhƣ một điểm đến. Hình thức hợp tác: Một số hình thức hợp tác chủ yếu cần đƣợc xem xét nhƣ cam kết hợp tác chính thức về du lịch giữa chính quyền hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Tây, hợp đồng liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch hai nƣớc với sự hỗ trợ của chính quyền các địa phƣơng…Các hoạt động hợp tác phát triển trên cần tiến hành từng bƣớc có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với quy hoạch đồng bộ, đồng thời với việc xây dựng các cơ chế chính sách, các giải pháp chỉ đạo cụ thể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/104

4.3.8. Nhóm giải pháp về bảo đảm an ninh quốc phòng

Lạng Sơn là địa đầu của Tổ quốc Việt Nam, tỉnh có đƣờng biên giới chung với Trung Quốc, hoạt động phát triển du lịch ở vùng biên giới Lạng Sơn có ý nghĩa lớn đối với việc đảm bảo an ninh quốc phòng bởi hoạt động du lịch sẽ kéo theo sự phát triển nhanh chóng hệ thống CSHT, hậu thuẫn và chỗ dựa rất lớn cho nhân dân và các đồn biên phòng, tạo điều kiện củng cố quốc phòng vùng biên giới. Hoạt động du lịch có khả năng thu hút, tạo việc làm ổn định cho cộng đồng sống ở vùng biên giới, đặc biệt tại các vùng còn nhiều khó khăn, góp phần tích cực tạo dựng và củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, phát triển hậu phƣơng vững chắc ở tuyến phòng thủ vùng biên của đất nƣớc.

Để hoạt động phát triển du lịch của tỉnh góp phần tăng cƣờng ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh vùng biên giới, cần thực hiện các giải pháp sau:

- Nâng cao nhận thức xã hội, đặc biệt là nhận thức của các cấp quản lý, trong việc gắn hoạt động phát triển du lịch với đảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới.Mục tiêu của hoạt động này là giáo dục và tuyên truyền cho cán bộ quản lý và cộng đồng khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn nhằm thấy rõ đƣợc vai trò của phát triển du lịch với đảm bảo an ninh quốc phòng; thấy đƣợc sự cần thiết phải tham gia vào hoạt động gắn phát triển du lịch với chủ quyền quốc gia, có thái độ và hành động phù hợp để giải quyết các vấn đề có liên quan đếnđảm bảo an ninh quốc phòng khu vực biên giới.

- Phối, kết hợp các ngành trong vấn đề đảm bảo an ninh quốc phòng biên giới. - Phối hợp phát triển du lịch giữa các quốc gia có chung đƣờng biên giới trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn/105

KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, đánh giá tổng hợp nguồn tài nguyên và thực trạng phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập, đề tài đƣa ra một số kết luận sau:

1. Trong xu thế hội nhập hiện nay, du lịch Lạng Sơn có đƣợc những lợi thế cạnh tranh để có thể tranh thủ cơ hội, vƣơn lên tự khẳng định mình. Lạng Sơn có biên giới quốc gia tiếp giáp với nƣớc CHND Trung Hoa với hệ thống cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính đƣờng bộ và đƣờng sắt liên vận quốc tế giữ vai trò quan trọng trong quan hệ hợp tác quốc tế song phƣơng và đa phƣơng nhƣ hợp tác phát triển kinh tế hai hành lang, một vành đai giữa hai nƣớc Việt Nam và Trung Quốc…góp phần đƣa Lạng Sơn trở thành một trong những tỉnh có vị trí chiến lƣợc về phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch tỉnh Lạng Sơn trong xu thế hội nhập (Trang 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)