Đạo đức và cấu trúc của đạo đức

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 35 - 41)

- Một số nhận thức chung về đ o đức

Ngay từ thuở hoang sơ nhất của mình, khi con người còn sống thành từng bầy đàn trong các hang động hay các khu rừng nhiệt đới, họ đã từng bước ý thức được sự cần thiết phải hợp tác với nhau trong săn, bắt, hái, lượm cũng như trong việc chống chọi lại với thiên nhiên, thú dữ. Việc ý thức sự cần thiết này làm nẩy sinh khát vọng về sự công bằng, nguyên tắc về sự bình đẳng giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau - đây không chỉ là bản năng xã hội của con người mà đó còn là tình cảm xã hội của họ.

Cùng với những tiến bộ của đời sống xã hội, mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng đa dạng, phong phú và phức tạp hơn trong sự “chế định tự nhiên” của đời sống cộng đồng (cả về phương diện cá nhân lẫn xã hội . uá trình này đã làm xuất hiện những nguyên tắc, những chuẩn mực mới, như nguyên tắc về sự bình đẳng; mong muốn về sự công bằng... và những nguyên tắc, chuẩn mực này dần dần được “nội tâm hóa”, trở thành khát vọng bên trong của con người, thành tình cảm đạo đức - một thứ tình cảm đặc thù của con người - phụ thuộc vào điều kiện sinh hoạt vật chất, vào phương thức tìm kiếm và phân phối những phúc lợi cần thiết cho sự tồn tại của họ. C.Mác viết rằng: "Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Không phải ý thức của

con người quyết định tồn tại của họ; trái lại, tồn tại xã hội của họ quyết định ý thức của họ" [50, tr.15]. Luận điểm nổi tiếng này của C.Mác là chìa khóa để khám phá tất cả các hiện tượng xã hội, trong đó có hiện tượng đạo đức.

Là một vấn đề phức tạp, do đó để có được một định nghĩa thật đầy đủ, thật hoàn chỉnh về o đức là vấn đề không đơn giản, bởi lẽ như Ph.Ăngghen từng viết: “Đứng về một khoa học mà nói, thì mọi định nghĩa đều chỉ có một giá trị nhỏ thôi” [51, tr.121] và V.Lênin trong Bút ký triết học cũng cho rằng: “Có thể có nhiều định nghĩa, bởi vì đối tượng có nhiều mặt”. Theo ông, đối tượng được định nghĩa càng phong phú bao nhiêu, nghĩa là càng có nhiều mặt phải quan sát bao nhiêu, thì định nghĩa mà người ta đưa ra trên cơ sở các mặt ấy càng khác nhau bấy nhiêu [40, tr.256].

Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về đạo đức. Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã đạt được và đang được sử dụng một cách tương đối rộng rãi, chúng tôi quan niệm rằng: o đức là một hiện tượng xã hội, bao g m hành vi đ o đức, quan hệ đ o đức và những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng x của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống dân tộc và sức m nh dư luận xã hội [xem thêm 43, tr.8].

Tuy có những khác biệt nào đó, những nhìn chung cả phương Đông lẫn phương Tây, thuật ngữ “đạo đức” được dùng để chỉ những yêu cầu, phương thức, chuẩn mực và những giá trị xã hội nhất định nhằm điều chỉnh hành vi con người. Ngoài ra thuật ngữ này còn dùng để chỉ đức hạnh, tính cách, tình cảm của con người.

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, ý thức đạo đức phản ánh tồn tại xã hội về lĩnh vực đạo đức, về mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sống, hoạt động, giao tiếp với nhau.

Cũng như các quan điểm triết học, ý thức chính trị, ý thức thẩm mỹ hay tôn giáo, ý thức đạo đức mang tính chất của kiến trúc thượng tầng. Cơ sở kinh

tế là nguồn gốc của các quan điểm đạo đức. Mỗi khi cơ sở kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn ý thức đạo đức cũng thay đổi theo. C.Mác đã có một khái quát hết sức sâu sắc về vấn đề này khi ông cho rằng: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng” [50, tr.15 . Còn Ph.Ăngghen thì cho rằng: xét cho đến cùng mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ" [51, tr.137]. Và "dù tự giác hay không tự giác, rút cuộc đều rút ra những quan niệm đạo đức của mình từ những quan hệ thực tiễn đang làm cơ sở cho vị trí giai cấp của mình, tức là những quan hệ kinh tế trong đó người ta tiến hành sản xuất và trao đổi" [51, tr.136].

Xã hội loài người cho đến nay đã trải qua năm phương thức sản xuất khác nhau, tương ứng với năm phương thức sản xuất đó có năm kiểu (hay năm dạng đạo đức đã và đang tồn tại. Từ đạo đức cộng sản nguyên thủy đến đạo đức cộng sản văn minh. Đây là một quá trình tiến bộ đạo đức.

- Cấu trúc của đ o đức

Cấu trúc của đạo đức có thể có nhiều cách tiếp cận khác nhau, mỗi cách tiếp cận cho phép chúng ta nhìn ra một lớp cấu trúc xác định, ở đây chúng tôi tiếp cận vấn đề theo góc độ các thành tố cấu thành đạo đức. Chính cách tiếp cận này cho phép lý giải vì sao lại coi đạo đức là một hiện tượng xã hội chứ

không phải chỉ là ý thức xã hội. Hiện tượng xã hội này bao gồm: ý thức đ o đức hành vi đ o đức và quan hệ đ o đức.

Ý thức đ o đức là ý thức về hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, hành

vi phù hợp với những quan hệ đạo đức đã và đang tồn tại nhằm chỉ đạo hành vi của chủ thể đạo đức.

Trong ý thức đạo đức, tri thức đ o đức giữ vai trò quan trọng. Tri thức đạo đức là sự hiểu biết về các quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức. Nó là nhân tố cơ bản, cốt lõi, là cơ sở để hình thành lý tưởng, niềm tin, tình cảm đạo đức; là cơ sở của mọi đánh giá đạo đức. Không phải ngẫu nhiên mà nhà đạo đức

học duy tâm Hy Lạp cổ đại Xôcrát (469-399) quan niệm: Tri thức và sự hiền minh là cơ sở của điều thiện và đức hạnh. Theo ông: "Chỉ mỗi điều thiện, đó là tri thức và mỗi điều ác đó là sự dốt nát. Của cải và danh tiếng chẳng mang lại phẩm giá gì, ngược lại, chỉ đem đến những điều ngu xuẩn” [88, tr.214]. Nếu gạt bỏ tính cực đoan, duy tâm chủ nghĩa, quan niệm này của Xôcrát có ý nghĩa nhất định khi chúng ta bàn về cấu trúc đạo đức. Ở đây thiết nghĩ chúng ta cần trở lại một trong những luận điểm hết sức nổi tiếng của C.Mác trong

Bản thảo kinh tế - triết học năm 844 khi ông bàn về vai trò của tri thức trong

cấu trúc của ý thức. C.Mác viết: Phương thức tồn tại của ý thức và của một cái gì đó đối với ý thức, đó là tri thức. Tri thức là hành vi duy nhất của ý thức. Cho nên một cái gì đó nẩy sinh ra đối với ý thức, chừng nào ý thức biết cái đó” [55, tr.236].

Ngoài tri thức đạo đức ra, trong ý thức đạo đức còn có một thành tố hết sức cơ bản khác đó là tình cảm đ o đức - sự thể hiện thái độ nhận thức của chủ thể đạo đức trước hành vi của mình cũng như của người khác trong sự đối chiếu với hệ thống chuẩn mực hành vi và những quy tắc xã hội đề ra. Tình cảm đạo đức sẽ làm sâu sắc thêm mối tương giao giữa con người với con người, con người với tự nhiên; mỗi khi tình cảm đạo đức được nội tâm hóa sẽ trở thành động lực thúc đẩy con người hành động vì cái thiện. V.Lênin từng viết rằng: Không có sự xúc cảm của con người thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý.

Hành vi đ o đức là quá trình hiện thực hóa ý thức đạo đức; là hành

động của chủ thể đạo đức mà ở đó ý thức đạo đức và quan hệ đạo đức được thực hiện. Hành vi đạo đức có hai mặt. Một là động cơ và hai là hành động

biểu hiện ra và kết quả của nó. Xét một hành động có phải là hành vi đạo đức hay không trước hết là phải xét ở động cơ của nó. Động cơ có hoàn toàn tự nguyện, tự giác, không vụ lợi hay không hay là ngược lại. Chính V.Lênin trong tác phẩm “ hững người b n dân là thế nào và họ đấu tranh chống

những người dân chủ xã hội ra sao” đã nói rằng, động cơ trước hết phải là

động cơ có đạo đức và đánh giá một con người trước hết phải xem xét ở động cơ của họ.

Quan hệ đ o đức là hệ thống những quan hệ xác định giữa con người

với con người, giữa cá nhân với xã hội về mặt đạo đức. Quan hệ đạo đức là một dạng biểu hiện cụ thể của quan hệ xã hội được hình thành và phát triển như những quy luật tất yếu của xã hội và tiềm ẩn trong các quan hệ xã hội. Trong quan hệ đạo đức, bên cạnh những quan hệ có tính bền chặt (quan hệ gia đình cũng có những quan hệ có tính “thoảng qua”, không bền vững. Dù tính chất của nó là thế nào đi nữa thì sự hiện diện của quan hệ đạo đức là hết sức cần thiết cho sự phát triển xã hội.

Quan hệ đạo đức tồn tại một cách khách quan và vận động, biến đổi theo sự biến đổi của xã hội. Quan hệ đạo đức không chỉ hình thành trong quá trình các cá nhân giao tiếp với nhau mà cả trong quá trình cá nhân giao tiếp với xã hội: cá nhân với cá nhân; cá nhân với xã hội. Với cách tiếp cận này thì

ý thức đ o đức hành vi đ o đức và quan hệ đ o đức là những thành tố cấu thành của đạo đức.

Đạo đức là một trong những hiện tượng xã hội xuất hiện tương đối sớm và tiếp tục tồn tại, phát triển trong suốt tiến trình phát triển của xã hội loài người. Xã hội càng phát triển, nhân loại càng cần đến đạo đức. Nói cách khác, đạo đức có vai trò hết sức to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của con người. Điều này được cắt nghĩa bởi mấy lý do chính sau đây:

Thứ nhất, đạo đức là một trong những phương thức dùng điều chỉnh

hành vi của con người. Cho dù phương thức điều chỉnh này không phải là đặc quyền của đạo đức, bởi lẽ loài người đã sáng tạo ra nhiều phương thức điều chỉnh khác nhau như pháp luật, chính trị, tôn giáo... nhưng sự điều chỉnh của đạo đức bao quát phạm vi rộng lớn cả về đối tượng điều chỉnh lẫn hành vi điều chỉnh.

Mục đích điều chỉnh của đạo đức nhằm bảo đảm sự tiến bộ của xã hội. Tạo nên sự hài hòa về quan hệ lợi ích giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, với xã hội. Đối trượng điều chỉnh chủ yếu và trước hết là hành vi của các cá nhân. Điều chỉnh đạo đức đòi hỏi mọi cá nhân phải hành động theo các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức đã được xã hội đề ra.

Trong xã hội có giai cấp, đạo đức luôn luôn mang tính giai cấp và tư tưởng đạo đức thống trị trong xã hội thường là đạo đức của giai cấp thống trị. o đó mọi hành vi đi ngược lại các nguyên tắc đạo đức đang thống trị trong xã hội đều bị coi như là vi phạm đạo đức xã hội. Những giá trị, nguyên tắc đạo đức này như đã được “mặc định”, buộc mọi người phải tuân theo và trở thành một trong những phương thức điều chỉnh hành vi của các thành viên trong xã hội.

Thứ hai, đạo đức là nhu cầu, là cội nguồn của hạnh phúc. Một cá nhân,

một cộng đồng hay toàn xã hội chỉ thực sự tiến bộ, hạnh phúc khi tất cả mọi người phải hướng thiện, sống có đạo đức. Cả ý thức đạo đức và hành vi chứa đựng giá trị đạo đức cao đều góp phần to lớn trong việc nhân đạo hóa con người và xã hội loài người.

Việc thực hiện các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức sẽ làm cho con người sống nhân bản, nhân ái, vị tha hơn. Xã hội càng tiến bộ, càng phát triển con người càng cần đến đạo đức. Chúng ta sẽ không hình dung nổi một xã hội mà ở đó vắng bóng hay thiếu sự hiện diện của đạo đức.

Thứ ba, đạo đức là động cơ, là sức mạnh để chống lại cái ác, cái phi

đạo đức, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội. Mỗi khi chủ thể đạo đức có được những hiểu biết nhất định về các quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức thì đó sẽ là cơ sở, nền tảng cho việc phân định giá trị đạo đức với các phản giá trị đạo đức; phân biệt được đâu là việc thiện, đâu là cái ác; đâu là việc cần làm, nên làm và đâu là những việc nên tránh, cần phải tránh.

Thứ tư do ý thức đạo đức có tính độc lập tương đối, vì vậy trong chừng

là trong giai đoạn hiện nay. Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đạo đức giữ vai trò hết sức quan trọng. Để chống gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng nhái; để chống lại những hành vi sản xuất, kinh doanh vô đạo đức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người... ngoài sự can dự của pháp luật ra, rất cần sự hiện diện của đạo đức. Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty đã và đang là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Mỗi khi đạo đức phát huy được vai trò của mình trong các hoạt động kinh tế thì đó sẽ là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển bền vững của kinh tế.

Đạo đức có vai trò to lớn trong đời sống xã hội, do đó việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, nhất là sinh viên ngành y - một nghề liên quan trực tiếp đến việc chữa bệnh cứu người lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 35 - 41)