Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình nhà trƣờng và xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trƣờng y khu vực Nam Bộ nƣớc ta

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 128 - 133)

giáo dục đạo đức cho sinh viên các trƣờng y khu vực Nam Bộ nƣớc ta hiện nay

Để thực hiện nguyên lý giáo dục đã được quy định ở Điều 3 Luật Giáo

dục là: “học đi đôi với hành…giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình

và giáo dục xã hội” thì việc kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay phải được coi là một trong những giải pháp không thể thiếu được.

Với tư cách là một thiết chế xã hội - văn hoá, một tổ chức giáo dục chuyên nghiệp, có nề nếp, có kỷ cương, kỷ luật, nhà trường giữ vị trí trung tâm trong việc phát triển tài năng, rèn luyện ý chí, trau dồi đạo đức, xây dựng lối sống mới cho sinh viên. Ba chức năng cơ bản của nhà trường là d y chữ,

d y nghề và d y người đều hướng đến mục đích đào tạo các thế hệ học sinh,

sinh viên có tài và có đức, phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách.

Mục tiêu của giáo dục đại học nước ta hiện nay được quy định trong

Luật Giáo dục i học là: a Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng

nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo… [66, tr.10].

Trong nhà trường, đảng ủy và ban giám hiệu có vai trò hết sức to lớn đối với mọi hoạt động của trường, đặc biệt là hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học, trong đó có giáo dục đạo đức. Một trong những công việc liên quan trực tiếp đến chất lượng đào tạo là chăm lo bồi dưỡng, kiện toàn đội ngũ giáo viên nhà trường, trong đó có giáo viên giảng dạy môn Đạo đức học - một lực lượng hiện còn rất mỏng ở các trường đại học, cao đẳng nói chung, các trường đại học, cao đẳng ngành y

Nam Bộ nói riêng. Điều 15 Luật Giáo dục nước ta khẳng định: “Nhà giáo giữ

vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” [65, tr.15].

Về phần mình, bản thân các nhà giáo cũng phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức cách mạng để trở thành tấm gương đạo đức trong sáng cho sinh viên noi theo. Trong điều kiện của cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại (4.0), của kinh tế tri thức, cùng với việc trau dồi phẩm chất đạo đức thì việc tự nâng cao tri thức khoa học, trình độ chuyên môn - nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, rèn luyện kỹ năng là một đòi hỏi tất yếu của cuộc sống nếu như bản thân các nhà giáo không muốn tụt hậu. Chính C.Mác trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc cũng nói rằng: “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”, cần phải nâng cao trình độ cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.

Ngoài đảng ủy, ban giám hiệu, đội ngũ giáo viên và các tổ bộ môn (hay phòng, khoa) giáo dục lý luận chính trị ra, thì tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam các cơ sở giáo dục cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y. Một trong những giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống được Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tăng cường sự l nh đ o của ảng đối với

công tác giáo dục lý tưởng cách m ng đ o đức, lối sống văn h a cho thế hệ trẻ giai đo n 2015-2030 đề ra, đó là “Tổ chức Đoàn, Hội, Đội chủ động phối

hợp với nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ” [4].

Bên cạnh những kết quả đạt được trong việc định hướng và giáo dục giá trị đạo đức cho sinh viên, nhìn chung hoạt động của các tổ chức này, nhất là Hội Sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế. Trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Hội Sinh viên Việt Nam (nhiệm kỳ 2013- 2018 có đánh giá một

trong những hạn chế của công tác Hội nhiệm kỳ 2008 - 2013 đó là: Công tác nắm bắt tình hình sinh viên có nơi, có lúc chưa kịp thời. Nội dung, phương thức và hiệu quả giáo dục của tổ chức Hội đối với sinh viên trước những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và những tác động tiêu cực xã hội khác thể hiện chưa rõ nét …Vai trò nòng cốt chính trị của Đoàn trong định hướng, chỉ đạo và tạo điều kiện cho công tác Hội ở một số đơn vị chưa phát huy tốt [31, tr.14-15].

Để khắc phục tình trạng trên, ngay trước mắt các cơ sở giáo dục thuộc ngành y tế (nhất là trường Đại học Y ược Cần Thơ, trường Đại học Y ược thành phố Hồ Chí Minh, trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) cần phải:

Một, kiện toàn các tổ chức Đoàn, Hội, tăng cường vai trò của Đoàn, Hội trong

định hướng, giáo dục đạo đức cho sinh viên trường mình. Hai, làm tốt công

tác tư tưởng, sâu sát sinh viên, nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng chính đáng của sinh viên để giải quyết những vướng mắc nếu có. Ba, tổ chức các hoạt động tập thể thiết thực, có hiệu quả nhằm giáo dục chủ nghĩa yêu nước, ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết... cho sinh viên, khơi dậy tinh thần thi đua học tập, rèn luyện, sáng tạo, tình nguyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh.

Cùng với nhà trường gia đình cũng đóng vai trò hết sức to lớn đối với giáo dục đạo đức cho sinh viên. Gia đình là trường học đầu tiên để giáo dục con người đi vào xã hội; là “mạch nguồn, là chiếc nôi ban đầu nuôi dưỡng và hình thành nhân cách cho con người Việt Nam, theo những chuẩn mực truyền thống của giống nòi” [64, tr.20 . Điều 94 Luật Giáo dục nước ta có quy định vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ như sau: “tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục”.

Tuy không giống với cấp học Giáo dục mầm non hay Giáo dục phổ thông, khi mà cuộc sống, sinh hoạt của các em gắn rất chặt với gia đình.

Ngoài giờ học và một số giờ sinh hoạt tập thể, các em về sinh hoạt với gia đình, chịu sự giám sát của gia đình... thì ở cấp học Giáo dục đ i học lại có nhiều điểm khác. Sự khác biệt này không chỉ ở tâm - sinh lý lứa tuổi, sự trưởng thành về mặt nhân cách xã hội... mà đó còn là sự khác nhau về mặt quản lý của gia đình. Đa số sinh viên ngành y học tập ở trình độ cao đẳng hay đại học đều xa nhà. Ngoài giờ học, thực tập, sinh hoạt tập thể một phần rất lớn sinh viên sống tại ký túc xá nhà trường hay trong các khu nhà trọ. Đây là khoảng thời gian mà sinh viên ít (thậm chí không) chịu sự quản lý của tổ chức, đoàn thể và gia đình nên dễ sa vào những tệ nạn như uống rượu say, cờ bạc hay là chơi game... Chính trong khoảng thời gian này gia đình - bằng nhiều biện pháp, phương tiện, hình thức khác nhau phải quan tâm, phải tìm mọi cách sự liên hệ, động viên con em mình học tập, rèn luyện, không được “khoán trắng” việc quản lý sinh viên cho nhà trường.

Có thể nói, việc thông báo kết học tập, rèn luyện của sinh viên đến gia đình của trường Đại học Y ược Cần Thơ là một hướng đi đúng. Trong Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 0 5 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016 của trường Đại học Y ược Cần Thơ có nhấn mạnh: “Lập kế hoạch công tác sinh viên năm học 2015 - 2016. Thực hiện kế hoạch thông báo kết quả và tình hình học tập, sinh hoạt, rèn luyện của sinh viên nằm trong diện cảnh báo học vụ cho gia đình, tạo sự gắn kết trong công tác quản lý sinh viên giữa nhà trường và gia đình và xã hội” [20].

Nói về vai trò của gia đình khu vực Nam Bộ đối với sự phát triển của các thành viên, tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn ăn h a người Việt vùng

tây Nam Bộ, (Nhà xuất bản Văn hóa - văn nghệ, thành phố Hồ Chí Minh

2014, tr.159) cho rằng: “Vai trò to lớn của gia đình ở Tây Nam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung không chỉ tác động đến cuộc sống vật chất và tinh thần của các thành viên, mà còn ảnh hưởng ra cả xã hội”.

Phạm trù xã hội ở đây chúng tôi hiểu theo quan niệm của Luật Giáo dục (công bố tháng 6-2005), bao gồm: “cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,

tổ chức chính trị - xã hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân” [65, tr.71]. Các tổ chức và cá nhân này cũng đóng góp một phần khá quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y, nhất là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức nghề nghiệp ngành y.

Để thực hiện chức năng giáo dục đạo đức của mình đối với sinh viên, xã hội - trước hết là Đảng, Nhà nước - phải định hướng giá trị đạo đức, xác định những chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực y đức, xây dựng mô hình nhân cách để sinh viên ngành y vươn tới. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có tính hướng đích. Vì vậy định hướng giá trị đạo đức, giá trị nhân cách tốt đẹp, xây dựng mẫu hình nhân cách cho sinh viên ngành y vươn tới là hoàn toàn cần thiết.

Từ góc độ đạo đức học, chúng ta thấy rằng một trong những sức mạnh của đạo đức là dư luận xã hội, vì vậy việc xã hội tạo ra những dư luận tích cực, lên án những hành vi tiêu cực cũng là một trong những giải pháp quan trọng để giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y, qua đó tạo nên sự phối hợp giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Trong lĩnh vực này, các phương tiện truyền thông đại chúng có vai trò hết sức to lớn, thậm chí có thể dùng cả các trang mạng xã hội để tạo ra dư luận tốt. Sinh viên là lớp người trẻ, năng động, sáng tạo và rất nhạy bén với công nghệ cao, trong đó có công nghệ thông tin, do đó tạo dư luận xã hội qua các trang mạng là giải pháp thiết thực, có tác dụng lớn.

Để sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y có hiệu quả, trước mắt cần phải: một, có sự

thống nhất quan điểm, chủ trương, mục đích trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Tránh những “xung đột”, thiếu đồng thuận. Gia đình và xã hội phải

có những hiểu biết nhất định về các yêu cầu của nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên và phải thường xuyên quan tâm, phối hợp với nhà trường trong hoạt động giáo dục này. Hai, phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của nhà trường, của gia đình và của xã hội trong quá trình giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đã được Đại hội XI thông qua đó là: “Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ” [16, tr.216]. Tinh thần đó tiếp tục được khẳng định lại một lần nữa tại Hội nghị Trung ương tám khóa XI, rằng: “Gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình” [18] và ba, nhà trường, trước hết là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, cần phối hợp với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân - nhất là các bệnh viện, các cơ sở y tế ở các địa phương tổ chức các hoạt động có tính chất giáo dục y đức, phát triển năng lực tư duy, trí tuệ cho sinh viên. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Chấp hành Trung ương về tăng

cường sự l nh đ o của ảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách m ng, đ o đức, lối sống văn h a cho thế hệ trẻ giai đo n 2015-2030, cụ thể là “Tăng

cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ” [4].

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 128 - 133)