Xây dựng môi trƣờng kinh tế xã hội và môi trƣờng giáo dục lành mạnh để có tác động tích cực đến giáo dục đạo đức cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 140 - 146)

lành mạnh để có tác động tích cực đến giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nƣớc ta hiện nay

Môi trường kinh tế - xã hội ở đây được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa rộng đó là môi trường ngoài phạm vi trường học và nghĩa hẹp là môi trường học đường. Khi nghiên cứu những nhân tố tác động cũng như nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng ngành y Nam Bộ nước ta hiện nay, chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của môi trường kinh tế - xã hội là rất lớn. Chính quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế đã tác động trực tiếp đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục.

Ở phương diện nào đó - như Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta có khẳng định: “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa” [14, tr.26 . Tuy nhiên “bản thân nền kinh tế thị trường không phải là liều thuốc vạn năng. Hơn nữa, cùng với việc kích thích sản xuất phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi để nẩy sinh và phát triển nhiều loại tệ nạn xã hội” [14, tr.55], đó là xu hướng phân hóa giàu nghèo quá mức, là tâm lý sùng bái đồng tiền, vì đồng tiền mà chà đạp lên đạo đức, nhân phẩm.

Thêm vào đó là “Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh niên, thiếu niên, rất đáng lo ngại” [16, tr.169], chính “mặt trái” của nền kinh tế thị trường đã có tác động không tốt đến hoạt động giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Trong bối cảnh đó, việc lành mạnh hóa môi trường kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên nói chung, sinh viên ngành y nói riêng là hoàn toàn cần thiết. Đúng như C.Mác và Ph.Ăngghen quan niệm: “…con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy” [49, tr.55 . Để xây dựng môi trường kinh tế - xã hội và môi trường giáo dục lành mạnh, trước mắt cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa. Đây là vấn đề lớn, có tính vĩ mô, trách nhiệm này trước hết thuộc về Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên Đảng và Nhà nước không phải là khái niệm trừu tượng mà được cụ thể hóa và tồn tại ở các cấp, ngành, địa phương. Đường lối của Đảng, chủ trương của Nhà nước phải được hiện thực hóa, phải đi vào cuộc sống. phải có sự tham gia của mọi tổ chức, cá nhân, lúc đó sẽ “trở thành lực lượng vật chất”.

Một trong ba khâu đột phá để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra, đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng. Đây là tiền đề quan trọng thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vì sự phát triển nhanh và bền vững.

Khác với nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, ở nước ta, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam “là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà

nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vừa vận động theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội” [16, tr.34 . ưới chủ nghĩa xã hội, không có nền kinh tế “tự thân”, “kinh tế vì kinh tế” một cách đơn thuần. Phát triển, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Chính điểm khác biệt này là cơ sở kinh tế quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y ở Nam Bộ nước ta nói riêng.

So với nhiều nơi khác trong cả nước, khu vực Nam Bộ có sự manh nha của kinh tế thị trường sớm hơn. Vì vậy mà ảnh hưởng của cơ chế kinh tế này đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng lớn hơn. o đó bên cạnh những thuận lợi, công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ cũng có những khó khăn nhất định. Nhất là những ảnh hưởng tiêu cực từ kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đã từng tồn tại ở mức độ nào đó trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Vấn đề đặt ra là tìm mọi cách để hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ tác động vào trường học. Phải thực hiện tốt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, tránh lý luận một cách chung chung, không gắn liền với cuộc sống.

Thứ hai, phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế. Đảng

ta xác định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện và phát triển.

Phát triển văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế thể hiện bản chất của chế độ ta. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Xây dựng văn hóa trong hệ thống chính trị, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người Việt Nam hoàn thiện nhân cách. Chính trong môi trường phát triển hài hòa đó, giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng mới có cơ hội, điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Cùng với cả nước, nhiều năm qua khu vực Nam Bộ đã có những thành công nhất định trong việc kết hợp phát triển văn hóa, xã hội với phát triển kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là trung tâm văn hóa mà còn là trung tâm kinh tế lớn của cả nước có tốc độ phát triển kinh tế tương đối cao và ổn định. Trung bình hàng năm thành phố này đóng góp khoảng 30% nguồn thu ngân sách cả nước. Thành phố Cần Thơ trong những năm gần đây cũng có những bước tiến đáng kể trong việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của thành phố Cần Thơ đạt 71.726 tỷ đồng, đứng hàng thứ ba trong cả nước, chỉ sau Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2015, thành phố Cần Thơ đạt mức thu ngân sách 12.129 tỷ đồng, vượt kế hoạch 26,49%, là một trong 13 địa phương có nhiều đóng góp cho ngân sách Trung ương.

Việc thành lập trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch (theo Quyết định số 24 Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 7-01-2008 Trường chịu sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, chịu sự quản lý nghiệp vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chịu sự quản lý chuyên môn của Bộ Y tế và Trường Đại học Y ược Cần Thơ thành lập theo Quyết định số 184 Đ-TTg ngày 25-12-2002 của Thủ tướng Chính phủ)

có chức năng đào tạo cán bộ y tế có trình độ đại học, sau đại học, cung cấp nguồn nhân lực y tế chủ yếu cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những minh chứng cho sự phát triển hài hoà giữa kinh tế - văn hóa - xã hội của khu vực Nam Bộ. Chính sự phát triển này đã tạo ra tiền đề và cơ hội cho sự phát triển cả về số lượng và chất lượng đào tạo đối với sinh viên ngành y trong khu vực này.

Thứ ba, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa trong xã hội nói chung,

trong nhà trường nói riêng. Từ trong những chứng tích của lịch sử, tư tưởng về dân chủ đã hình thành tương đối sớm, thậm chí tư tưởng này đã xuất hiện trong xã hội cộng sản nguyên thủy mà bằng chứng là việc bầu ra các tù trưởng, tộc trưởng, chỉ huy quân sự trong các thị tộc, bộ lạc. Từ đó đến nay, tư tưởng dân chủ đã trải qua những thăng trầm và không ngừng được bổ sung vào nội hàm của khái niệm đó những nội dung mới. Sau nền dân chủ Aten là nền dân chủ tư sản, một nền dân chủ như V.Lênin nói: “luôn luôn là một chế độ dân chủ đối với một thiểu số, vẫn chỉ là một chế độ dân chủ đối với riêng những giai cấp của nó, đối với riêng bọn giàu có mà thôi” [41, tr.107 . Đối lập với dân chủ tư sản, nền dân chủ vô sản - như Ph.Ăngghen nói là: “chủ nghĩa cộng sản… ân chủ đã trở thành nguyên tắc của giai cấp vô sản, nguyên tắc của quần chúng” [48, tr.791 . Đó là một “chế độ dân chủ cho người nghèo, chế độ dân chủ cho nhân dân chứ không phải cho bọn nhà giàu” [41, tr.109] như V.Lênin quan niệm.

Đảng ta xác định: Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong thực tế cuộc sống ở mối cấp, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có giáo dục là một giải pháp quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước.

Một trong những đặc điểm nổi bật của đội ngũ trí thức là tôn trọng dân chủ và quyền được tôn trọng dân chủ. Ở dâu và lúc nào dân chủ được thực

hiện một cách đầy đủ thì ở đó và lúc ấy đội ngũ trí thức sẽ phát huy được vai trò nòng cốt của mình trong việc sáng tạo và truyền bá tri thức, sẽ “trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển” [15, tr.81 như Đảng ta đã xác định tại Hội nghị Trung ương Bảy khóa X. Chính vì vậy việc tạo ra bầu không khí dân chủ trong xã hội nói chung, trong trường học nói riêng sẽ là một trong những điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả giáo dục - đào tạo, trong đó có giáo dục đạo đức. Việc Trường Đại học Y ược thành phố Hồ Chí Minh và trường Đại học Y ược Cần Thơ tổ chức họp mặt đối thoại giữa lãnh đạo Trường với sinh viên. Thực hiện đầy đủ, đúng qui định các chế độ, chính sách đối với sinh viên về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, cấp phát học bổng. Tổ chức các buổi họp mặt sinh viên nhân các ngày lễ, tết... đã tạo không khí dân chủ, vui tươi, phấn khởi trong sinh viên góp phần to lớn trong việc giáo dục lòng yêu ngành, yêu nghề, ý thức tập thể, đoàn kết thân ái trong học tập, rèn luyện của sinh viên.

Trong giai doạn hiện nay, khi đạo đức xã hội nói chung, đạo đức ngành y nói riêng đang có sự xuống cấp nhất định thì việc mở rộng dân chủ, nhất là quyền được thông tin về thành tựu, ưu điểm cũng như hạn chế trong hoạt động y tế, giáo dục là hết sức cần thiết cho cả chủ thể giáo dục lẫn đối tượng giáo dục. Để phát huy dân chủ, nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức, trước hết các thầy, cô giáo phải là tấm gương sáng cả về y thuật lẫn y đức để sinh viên noi theo và bản thân sinh viên cũng phải ý thức được quyền hạn và nghĩa vụ đạo đức của mình trước bản thân và xã hội, nhất là ngành y - nghề chữa bệnh cứu người.

Nói đến giáo dục là chúng ta phải nói đến môi trường học đường. Môi trường này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giáo dục. Việc tạo bầu không khí cởi mở, dân chủ, thân thiện nhưng trang nghiêm, nề nếp trong trường học là vô cùng cần thiết, đặc biệt đối với bậc đại học. Trước hết, sinh viên là những công dân vì vậy họ phải có quyền và nghĩa vụ công dân. Sống, học tập theo

Hiến pháp và pháp luật và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Mặt khác họ là bộ phận ưu tú trong thanh niên, có trình độ nhận thức, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích tìm tòi cái mới, luôn luôn muốn khẳng định mình

và th ch được tôn trọng. Chính đặc điểm tâm lý này đòi hỏi chúng ta phải

tạo ra môi trường giáo dục tốt để có những nhân cách tốt. Trong Thư g i giáo sư học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đ ng, ngày 3-11-1955, Chủ tịch

Hồ Chí Minh có viết: “Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà”. Muốn vậy, điều đầu tiên là chúng ta phải có được đội ngũ nhà giáo mẫu mực, là tấm gương sáng để sinh viên noi theo. Bởi lẽ - như Hồ Chủ tịch có nói: “Học trò tốt hay xấu là do thầy giáo, cô giáo tốt hay xấu”. Nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo viên năm 1959, Người còn nhấn mạnh: “Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đức…Cho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu…trách nhiệm đó là vẻ vang, quan trọng”.

Ngoài đội ngũ thầy, cô giáo ra, cán bộ, công chức, viên chức nhà trường cũng phải là những tấm gương sáng. Tinh thần, thái độ trách nhiệm với công việc, với mọi người; hiệu quả công tác của đội ngũ này vừa tạo điều kiện tốt cho sinh viên học tập, vừa là tấm gương sáng để sinh viên noi theo.

4.2.5. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên ngành y trong rèn đức, luyện tài

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 140 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)