Đổi mới nội dung, hình thức và phƣơng pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 123 - 128)

Một trong những chủ trương lớn hiện nay của Đảng ta đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo là: đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó đổi mới nội dung, chương trình đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Về nội dung môn đ o đức học, trong giáo dục nói chung, giáo dục đạo

đức nói riêng, nội dung dạy học là một thành tố hết sức cơ bản. Nó quy định nội dung hoạt động của thầy và trò trong suốt quá trình dạy học và là cái mà người học cần nắm vững để chuyển hóa thành trí tuệ và nhân cách của mình. Mỗi khi nội dung dạy học đảm bảo tính cơ bản, thiết thực, hệ thống và hiện đại sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.

Hiện nay một số cơ sở giáo dục đại học và sau đại học, trong đó có các trường đại học, cao đẳng ngành y đã biên soạn giáo trình, sách giáo khoa môn Đạo đức học. Có những tài liệu biên soạn có tính chất lý luận chung, sử dụng được cho nhiều đối tượng, nhưng cũng có những tài liệu có tính chất chuyên

ngành, như: o đức công vụ (Học viện Hành chính, Nxb Lao động - 2012); Giáo trình o đức inh doanh và văn h a công ty Trường Đại học Kinh tế

quốc dân, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, 2012) hay cuốn o đức môi trường (Nguyễn Văn Phúc, Nxb Khoa học Xã hội, 2013)...

Đối với ngành y, một số cơ sở giáo dục đại học ở nước ta cũng đã tổ chức biên soạn một số cuốn giáo trình đạo đức học để đưa vào giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng Y - ược. Trong số đó có cuốn o đức

y học Hoàng Đình Cầu, Trường Đại học Y Hà Nội, 1991); o đức học và y đức Việt Nam (Nguyễn Văn Hiền, Nxb Y học, 1992)... các tài liệu này

đáp ứng một phần yêu cầu, nhiệm vụ, mục tiêu giáo dục đại học nói chung, ngành y nói riêng, nó đã và đang được nhiều trường đại học, cao đẳng ngành y sử dụng làm tài liệu tham khảo trong việc triển khai giảng dạy môn o đức học.

Bên cạnh những đóng góp tích cực cần được khẳng định, các tài liệu đó vẫn còn những điểm cần bổ sung. Đặc biệt là những nội dung có liên quan trực tiếp đến nghề nghiệp, hay những giá trị mang tính thời đại, như: yêu chuộng hòa bình, công lý; dân chủ... còn ít được đề cập đến. Trong lĩnh vực y đức, một số nội dung như: không dùng kiến thức y khoa để vi phạm nhân quyền và tự do dân sự; tôn trọng quyền được khám và chữa bệnh của nhân dân; ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí trong hoạt động y tế hay phê bình và tự phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động y tế... chưa được đề cập đến một cách đúng mức như nó cần phải có trong bối cảnh hiện nay.

Để khắc phục những hạn chế trên đây, biện pháp đầu tiên là các cơ sở giáo dục ngành y phải đầu tư thời gian, kinh phí, nhân lực khoa học, tổ chức biên soạn lại giáo trình đạo đức học theo tinh thần của Hội nghị Trung ương tám khóa XI là: tinh giản, hiện đ i thiết thực ph hợp với lứa tuổi trình độ

Theo chúng tôi, nội dung giáo trình giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y ngoài những nội dung có tính chất chung mà mỗi công dân cần phải có, chúng ta phải chú trọng đến tính đặc thù của ngành y. Vì vậy, các đức tính: nhân ái, vị tha, yêu ngành, yêu nghề, học tập và lao động với tinh thần trách nhiệm cao vì tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân; giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp; giáo dục tinh thần tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động y tế; ý thức tôn trọng quyền được khám và chữa bệnh của nhân dân; ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí trong hoạt động y tế... cần phải được đề cập đến. Đây là những nội dung đạo đức rất cần được giáo dục cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.

Về phương giảng d y, cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình,

việc đổi mới phương pháp dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức. Phương pháp dạy học càng hiện đại bao nhiêu, thì kết quả, chất lượng của quá trình dạy và học càng cao bấy nhiêu.

Về cơ bản, phương pháp dạy học có bốn nhóm: a nhóm các phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ; 2 nhóm các phương pháp dạy học trực quan; 3 nhóm các phương pháp thực hành; 4 nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá kiến thức của học sinh. Việc lựa chọn phương pháp nào là tuỳ thuộc vào nội dung và đặc điểm các môn học.

Thời gian qua ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng, giảng viên đã áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại - tích cực, nhưng nhìn chung hiệu quả mang lại chưa cao, thậm chí đôi lúc còn có giảng viên có sự nhầm lẫn giữa phương tiện với phương pháp, dẫn đến lạm dụng phương tiện dạy học, điều đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả giáo dục. Để phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của sinh viên, coi người học là “chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục” thì việc đổi mới phương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp giảng dạy hiện đại, như: phương pháp

nêu vấn đề - nghiên cứu; phương pháp vấn đáp; phương pháp dạy học qua máy tính; phương pháp sử dụng tài liệu và sách giáo khoa; phương pháp thực địa; phương pháp quan sát; phương pháp đóng vai; phương pháp dự án... Việc sử dụng linh hoạt các phương pháp này sẽ khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực tư duy và năng lực hoạt động thực tiễn của mình.

Cùng với đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục đạo đức theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học của sinh viên với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Bởi lẽ, sức mạnh của đạo đức một phần tùy thuộc vào dư luận xã hội, do đó kết quả giáo dục đạo đức cũng không thể tách rời sự đánh giá xã hội. Nhất là trong những năm gần đây, khi không ít cơ sở y tế, không ít người hành nghề y vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đạo đức xã hội thì sự đánh giá của xã hội về kết quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y phải được coi là một trong những bộ phận cấu thành của hệ giải pháp giáo dục đạo đức hiện nay.

Một giải pháp hết sức quan trọng trong giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y là sự kết hợp giữa giảng dạy và học tập ở lớp, ở trường với giáo dục đạo đức thông qua thực tập, thực tế lâm sàng; thông qua nêu gương người tốt, việc tốt; thông qua thực hành chính trị - xã hội, tổ chức cho sinh viên đi tham quan thực tế, thăm các di tích lịch sử - văn hoá, hưởng ứng các phong trào hoạt động nhân đạo, từ thiện, như: “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Hoạt động hiến máu tình nguyện”, giao lưu tìm hiểu tọa đàm “Dân số, sức khỏe sinh sản - hành trang, trách nhiệm của giới trẻ”... những hình thức hoạt động này sẽ góp phần quan trọng trong việc giáo dục ý thức, hành

vi và quan hệ đạo đức tốt đẹp mang tính nhân ái, nhân văn cao cả cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ hiện nay.

Một trong những lợi thế của sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay là việc họ được thừa hưởng truyền thống cách mạng “miền Nam thành đồng Tổ quốc”. Các căn cứ cách mạng như chiến khu , căn cứ ương Minh Châu hay rừng chàm U Minh còn ghi dấu ấn bao chiến công hiển hách của quân và dân ta trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại. Cũng chính nơi đây không biết bao anh hùng liệt sĩ, trong đó không ít người công tác trong ngành y tế đã ngã xuống, tô thắm thêm truyền thống cách mạng vẻ vang của dân tộc. Đây là những chứng tích lịch sử có ý nghĩa rất lớn trong giáo dục chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ngành y. Việc nêu gương những người tốt, việc tốt; lấy nhân tố tích cực đẩy lùi tiêu cực; đồng thời phê phán, đấu tranh với những biểu hiện sa sút về tư tưởng chính trị, vô trách nhiệm, vụ lợi cá nhân, vi phạm những chuẩn mực đạo đức, lối sống - như ác Hồ từng nói - cũng là một trong những hình thức quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. C.Mác từng nói rằng: “khi ra đời, con người ta không phải đã mang theo một cái gương…cho nên người ta lúc đầu phải nhìn vào người khác, như nhìn vào một cái gương mới nhận thấy mình được” [53, tr.87].

Một trong những ngày hội quan trọng đối với sinh viên ngành y, đó là ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2). Đây là dịp gặp mặt giao lưu giữa học sinh với các thế hệ cán bộ nhà trường đặc biệt là sự gặp gỡ với các nhà giáo lão thành, các thầy thuốc ưu tú. Trong buổi giao lưu này sinh viên được nghe các nhà giáo - thầy thuốc tâm sự, trao đổi những kinh nghiệm về cuộc đời làm nghề thầy giáo - thầy thuốc của mình, các em được nghe quá trình học tập, công tác mà các thầy đã trải qua về những khó khăn, gian khổ trong hoạt động nghề y. Chính những trải nghiệm của các thế hệ nhà giáo - thầy thuốc là những tấm gương đạo đức nghề nghiệp trong sáng để sinh viên ngành y học tập, noi theo, xứng đáng với danh hiệu cao quý: thầy thuốc như mẹ hiền.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 123 - 128)