Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong cách ứng xử mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 76 - 78)

hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân

Giáo dục đức tính nhân ái, vị tha, yêu ngành, yêu nghề, học tập và lao động với tinh thần trách nhiệm cao vì tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân; giáo dục ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp; tinh thần tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động y tế cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ là hoàn toàn cần thiết nhưng vẫn chưa đủ, vì thực tế nội dung giáo dục này mới chỉ dừng lại ở giáo dục ý thức đạo đức, chỉ mới cung cấp cho sinh viên những tri thức cơ bản về các phẩm chất và các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà thôi. Nghĩa là mới chỉ dừng lại chỗ “giải thích thế giới”. Điều quan trọng hơn là phải “cải tạo” thế giới, phải biến tri thức thành hành động; biến ý thức đạo đức thành hành vi chứa đựng giá trị đạo đức cao.

Mục đích của giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở nhận thức đạo đức một cách đơn thuần. Điều quan trọng hơn là phải biến ý thức đạo đức thành thực tiễn đạo đức, thành hành vi đạo đức, hành vi đó được biểu hiện thông qua các quan hệ đạo đức. Vì vậy, cùng với việc giáo dục ý thức đạo đức, thì giáo dục cho sinh viên cách xử sự có văn hóa, có đạo đức trong mối quan hệ tương giao giữa thầy thuốc với bệnh nhân và người nhà của họ là hết sức cần thiết.

Ngay từ thời cổ đại, Hyppocrate (337 - 468 trước công nguyên , người được coi là ông tổ của ngành y đã nêu tấm gương sáng về đạo lý mà người hành nghề y cần noi theo. “Lời thề Hyppocrate” đã trở thành lời tuyên thệ trước khi hành nghề của sinh viên ngành y khoa nhiều nước hiện nay trên thế

giới trong đó có Việt Nam). Trong lời thề đó, chuẩn mực “Tôi suốt đời hành

nghề trong sự vô tư và thân thiết” đã đòi hỏi người hành nghề y phải có quan hệ

tốt, cách cư xử “vô tư và thân thiết” với bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân. Trong nền y học cổ truyền Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791) là một trong những tấm gương sáng về y đức, y đạo, y thuật. ng đề cao y đức, ông đòi hỏi ở người thầy thuốc phải có cách cư xử đúng đắn với người bệnh, phải quan tâm đến người bệnh, bất kể họ là ai. “Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình không thành thật thì khó lòng thu được hiệu quả”. Hơn 200 năm đã trôi qua, nhưng lời căn dặn và những đòi hỏi đó của ông vẫn giữ nguyên giá trị, nó trở thành một trong những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mà mọi người hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, trong đó có các sinh viên phải tuân theo, thực hiện.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta rất quan tâm đến vấn đề y đức. Trong Thư g i cán bộ y tế ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn,

người thầy thuốc phải có thái độ ứng xử tốt, đúng mực với người bệnh, “phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, lương y phải như từ mẫu”. Vừa qua,Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ chăm s c và

nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới cũng đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên y tế phải không ngừng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”. Trong 12 iều y đức do Bộ Y tế ban hành và được quán triệt, triển khai trong toàn ngành có chỉ rõ người cán bộ y tế “không được phân biệt đối xử với người bệnh, không được có thái độ được ban ơn, lạm dụng nghề nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh, phải trung thực khi thanh toán các chi phí khám bệnh, chữa bệnh” Điều 3) và gần đây nhất là Điều 6 của Thông tư

số 07/2014/TT-BYT (ngày 25-02-2014) về Quy tắc ứng x của công chức, viên chức người lao động làm việc t i các cơ sở y tế có quy định “Ứng xử của công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. Trong đó khoản đ quy định công chức, viên chức y tế trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm: “Hướng dẫn, dặn dò người bệnh hoặc người đại diện hợp pháp của người bệnh về sử dụng thuốc theo đơn, chế độ chăm sóc, theo dõi diễn biến bệnh và hẹn khám lại khi cần thiết đối với người bệnh điều trị ngoại trú”.

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất “Nam ộ kháng chiến”, “Nam Bộ thành đồng”, đa phần sinh viên ngành y Nam Bộ kế thừa được tính chất phóng khoáng, hào hiệp, chân tình, cởi mở, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa của các thế hệ cha ông khi khai thiên, lập địa trên vùng đất mới này. Đây là một đặc điểm tâm lý của cư dân Nam ộ mà các chủ thể giáo dục cần phải biết phát huy nó trong việc giáo dục cho sinh viên ngành y cách ứng xử với mọi người và nhất là với bệnh nhân.

Trên đây là những căn cứ, là cơ sở lý luận để các chủ thể giáo dục lấy đó làm nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y về cách ứng xử giữa thầy thuốc với bệnh nhân và người nhà của họ. Tạo cho sinh viên có niềm tin và thái độ đúng mực để mai sau khi hành nghề không được có bất kỳ một sự phân biệt đối xử hay ban ơn trong việc khám, chữa bệnh, không được lạm dụng nghề nghiệp để gây phiền hà cho bệnh nhân và người nhà của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)