Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn coi trọng giáo dục đạo đức, coi giáo dục đạo đức là một trong những nội dung không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục quốc dân nói riêng, trong xã hội Việt Nam nói chung. Để đào tạo ra được những cán bộ y tế vừa giỏi về y thuật, cao về y đức, đòi hỏi chúng ta phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, chủ trương của Nhà nước về giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành y nói riêng.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “Đạo đức học phải là một ngành khoa học xã hội và những người có trách nhiệm phải đi sâu nghiên cứu chuyên cần hơn nữa, phải trở thành một môn học không thể thiếu được trong các trường đại học và phổ thông” [23, tr.79]. Thực hiện lời căn dặn đó của Người, trong nhiều năm qua, ở các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân, môn đạo đức học đã được triển khai giảng dạy và học tập ở nhiều cấp học, ngành học, kể cả cấp giáo dục đại học và sau đại học với các trình độ cao đẳng, đại học và cả trình độ thạc sĩ, trong đó có sinh viên và học viên ngành y.
Một trong những tư tưởng chỉ đạo về đổi mới căn ản, toàn diện giáo
dục và đào t o được Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đề ra là: Quán triệt sâu
bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong hệ thống chính trị, ngành giáo dục và đào tạo và toàn xã hội, tạo sự đồng thuận cao coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục; gia đình có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nhân cách, lối sống cho con em mình [3].
Sở dĩ chúng ta phải quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng, chủ trương của Nhà nước về giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành y nói riêng là vì chính các quan điểm này đóng vai trò định hướng cho mục tiêu giáo dục của ngành y tế, nó đòi hỏi ngành y tế phải đào tạo ra những cán bộ, công chức, người lao động trong các cơ sở y tế vừa có trình độ chuyên môn, vừa có đạo đức nghề nghiệp; vừa thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về nghĩa vụ công dân vùa thực hiện nghĩa vụ đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp. Hay như Luật Giáo dục quy định, đó là
“đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [65, tr.8 . Để thực hiện mục tiêu chung này, cùng với việc giáo dục tri thức khoa học, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội... Đảng và Nhà nước ta “đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống” [16, tr.216] cho học sinh, sinh viên nói chung, sinh viên ngành y tế nói riêng.
Đối với giáo dục đại học có trình độ từ cao đẳng đến tiến sĩ, Luật Giáo
dục i học năm 2013 cũng quy định: Đào tạo người học có phẩm chất
nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc, có ý thức phục vụ nhân dân [66, tr.10]. Tinh thần đó một lần nữa tiếp tục được Hội nghị lần thứ tám, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI khẳng định trong Nghị quyết về đổi mới căn ản,
toàn diện giáo dục và đào t o đó là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về
chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả… Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Đối với ngành y, Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến đạo đức và giáo dục đạo đức. Nội dung các văn bản này cần phải được quán triệt một cách sâu sắc trong hoạt động y tế nói chung, trong giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y nói riêng.. Đặc biệt Nghị quyết 46- NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23-02-2005 về công tác bảo vệ chăm s c và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Tiếp đó là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 10-01-2013 phê duyệt chiến lược quốc gia bảo vệ chăm s c và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đo n 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 030; hay Nghị quyết số 93/NQ-CP về một số cơ chế, chính sách phát triển y tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 15-12-2014...
Cùng với các văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nước, Bộ Y tế cũng đã ban hành một số văn bản có liên quan đến y đức và giáo dục y đức cho sinh viên ngành y. Trong đó phải kể đến 12 iều y đức (Ban hành kèm theo Quyết định số 20881BYT- Đ ngày 06 tháng 11nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế) và Bộ tiêu chuẩn cụ thể phấn đấu về y đức (Áp dụng đối với cán bộ, công chức của bệnh viện, ban hành theo Quyết định số 2526/1999 Đ-BYT
ngày 21-8-1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế) hay quy định về Quy tắc ứng x của công
chức, viên chức người lao động làm việc t i các cơ sở y tế (ngày 25-02-2014)...
Có thể khẳng định rằng, trong rất nhiều văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nước hay của ngành, vấn đề giáo dục đạo đức nói chung, giáo dục đạo đức trong ngành y nói riêng luôn luôn được chú trọng. Vấn đề đặt ra ở đây là các chủ thể giáo dục từ Bộ Y tế đến Bộ Giáo dục và Đào tạo đến các cơ sở giáo dục đại học - trước hết là đảng ủy, ban giám hiệu các trường cao đẳng, đại học ngành y cũng như đội ngũ thầy cô giáo cả nước nói chung, khu vực Nam Bộ nói riêng phải quán triệt sâu sắc các quan điểm chỉ đạo này, thực sự quan tâm đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên, học viên; phải coi môn đạo đức học là “một môn học không thể thiếu được trong các trường đại học và phổ thông” như Hồ Chủ tịch đã từng căn dặn.