- Khái niệm y đức.
Con người và xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển nhất định phải lao động sản xuất và duy trì các mặt hoạt động khác. Mỗi một lĩnh vực hoạt động - ngoài những yêu cầu chung của xã hội ra lại có những đòi hỏi riêng không những về chuyên môn, nghiệp vụ mà cả về những phẩm chất đạo đức mà người ta thường gọi là đạo đức nghề nghiệp. Có thể nói trong xã hội có bao nhiêu nghề chân chính thì có bấy nhiêu đạo đức nghề nghiệp tương ứng với nội dung, chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức không giống nhau do tính chất nghề nghiệp quyết định. Ph.Ăngghen từng viết: “Trong thực tế, mỗi giai cấp và ngay cả mỗi nghề nghiệp đều có đạo đức riêng của mình” [52, tr.425]. Theo đó, ngành y cũng có đạo đức riêng của ngành mình, đó là y đức.
Xét về bản chất, y đức là sự thể hiện cụ thể tiến bộ đạo đức của xã hội ở những con người làm việc trong ngành y. Y đức luôn là phẩm chất cơ bản, cốt lõi và được đặt lên hàng đầu đối với người thầy thuốc. Đã hành nghề y thì tiêu chuẩn hàng đầu là y đức. Tay nghề càng giỏi, càng tinh thông thì y đức càng
phải sáng ngời. Một người thầy thuốc dù có giỏi tay nghề như thế nào đi nữa mà y đức không trong sáng thì cũng không giúp ích gì cho xã hội, thậm chí còn gây nên tai họa cho bệnh nhân. Ngay từ thế kỷ 18, Hải Thượng Lãn Ông (1720 - 1791) luôn nhắc nhở mình và những người làm việc trong ngành y phải tiến đức, tu nghiệp. Tiến đức là mỗi ngày phải rèn luyện cho toàn thiện, toàn mỹ về y đức. Tu nghiệp là hàng ngày phải học tập cho y thuật càng giỏi. ng nói: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật, chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm phận sự của mình không nên cầu lợi kể công” [77, tr.6]. Ngày nay, Đảng ta cũng đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế phải: “Nâng cao đạo đức, đấu tranh đẩy lùi tiêu cực trong hoạt động khám, chữa bệnh” [16, tr.230].
Y đức cũng là một trong những vấn đề phức tạp. Tùy theo cách tiếp cận khác nhau mà có thể có các quan niệm không giống nhau về vấn đề này.
Tiếp cận từ góc độ ý thức và ý nghĩa xã hội, tác giả Lê Ngọc Trọng cho rằng: “Y đức là hệ thống những tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm đảm bảo cho người hành nghề y phục vụ sức khoẻ nhân dân được tốt nhất” [79, tr.59-68]. Từ góc độ hành vi đạo đức, tác giả Đỗ Nguyên Phương quan niệm: “Y đức là những tiêu chuẩn, quy tắc của đời sống xã hội nhằm điều chỉnh hành vi xử sự và quan hệ của thầy thuốc với bệnh nhân cũng như đối với đồng nghiệp” [62, tr.251]. Từ góc độ ứng xử đạo đức, tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà trong cuốn Giao tiếp của ác sĩ quân y với người bệnh cho rằng: “Y đức trước hết là lối ứng xử của người thầy thuốc trong mối quan hệ xã hội muôn màu muôn vẻ của cuộc sống và trong mọi hoàn cảnh, thể hiện trên các mặt trách nhiệm, thái độ và tấm lòng” [25, tr.11-12]...
Tuy chưa thật đầy đủ nhưng các quan niệm về y đức trên đây cho thấy để có được một định nghĩa đầy đủ về vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian và với một sự nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, bước đầu chúng tôi quan niệm: Y
đức là hệ thống các chuẩn mực, nguyên tắc d ng để điều chỉnh các mối quan hệ của người thầy thuốc trong ho t động nghề nghiệp của mình, là thức đo lương tâm trách nhiệm, bổn phận của người thầy thuốc chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống ngành y và sức m nh của dư luận xã hội.
- Một số quan niệm y đức trong lịch s
Từ trong chiều sâu lịch sử tư tưởng nhân loại nói chung, lịch sử tư tưởng đạo đức nói riêng, y đức luôn luôn trở thành đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ khác nhau cả ở phương Đông lẫn phương Tây.
Ở Ấn Độ cổ đại, từ thế kỷ thứ V-III trước công nguyên trong các tập kinh Vêda đã đề cập đến tiêu chuẩn đạo đức của những người làm nghề y tế. Đó là những người: Phải hết lòng chăm lo chạy chữa cho bệnh nhân và cả đến lúc phải hi sinh cuộc đời mình cũng không có quyền làm cho bệnh nhân đau đớn, không bao giờ có trong đầu ý nghĩ làm phật lòng vợ kẻ khác, cũng như chà đạp lên của cải của họ... Dù có tài cao học rộng, người thầy thuốc cũng không nên khoe khoang những điều hiểu biết của mình. Về mặt hình thức, người thầy thuốc phải đạo mạo, có giọng nói thanh thoát, tính tình cương nghị, thông minh, khiêm tốn, giản dị trong ăn mặc, sạch sẽ, ôn hòa, đứng đắn, thành kính, tháo vát, chăm chỉ học tập. Còn trong triết học Phật giáo, thuyết nhân - quả; luân - hồi khuyên người thầy thuốc giỏi phải có đức độ, vị tha như lời khuyên của Phật “y đức là niết bàn”.
Cùng với Ấn Độ cổ đại, nền y học Trung Hoa cổ đại cũng có không ít danh y vừa giỏi y thuật vừa sáng về y đức, như: iển Thước (401-310), Hoa Đà 145-208 , Trương Trọng Cảnh (150- 219 , Vương Thúc Hòa 220-280), Tôn Tư Mạc (550-691 , và sau này còn có Lý Thời Trân năm 1518-1593 , nhà y học và nhà vật lý học vĩ đại Trung uốc.
Trong số các danh y này, Tôn Tư Mạc (550-691 được mệnh danh là ược vương Tôn Thiên y. Cuốn “Thiên Kim Yếu Phương” của ông được coi
là bộ bách khoa toàn thư y học sớm nhất của Trung Quốc. Bộ sách bao gồm rất nhiều đề mục, từ cơ sở lý luận cho đến các khoa lâm sàng, từ lý thuyết cho đến phương pháp kê thuốc, bài thuốc, vị thuốc. Một phần trong cuốn sách là bộ tư liệu y học cổ.
Không chỉ giỏi về y thuật, ông còn là tấm gương sáng về y đức. Tôn Tư Mạc đòi hỏi người thầy thuốc cần phải có một trái tim từ bi và muốn tự mình cống hiến để chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân. Nếu có người bệnh đến xin chữa trị, không nên hỏi người ta sang hay hèn, giàu hay nghèo, già hay trẻ, đẹp hay xấu, người thân hay kẻ thù, người Hán hay dân tộc thiểu số, người trí tuệ hay kẻ ngu dốt. Người thầy thuốc phải đối xử bình đẳng với mọi người và phải tận tâm chữa trị cho họ.
Cùng với phương Đông, ở phương Tây thời kỳ cổ đại cũng có nền y học tương đối phát triển. Không ít danh y đã để lại cho đời sau những bài học vô cùng bổ ích cả về y thuật lẫn y đức. Trong đó lời thề của Hypprocrat, một lời thề “bất tử” chứa đựng yếu tố nhân đạo, nhân văn hết sức sâu sắc. Lời thề ấy đòi hỏi người hành nghề y phải luôn luôn giữ mình, phải làm tròn bổn phận, phải có thái độ ứng xử sao cho có lương tâm với mọi người, trước hết là với bệnh nhân, với đồng nghiệp. Lời thề nhấn mạnh: Tôi suốt đời hành nghề
trong sự vô tư và thân thiết…D ất cứ giá nào tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi hành vi xấu xa, cố ý và đ i b i, nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự do hay nô lệ.
Ngoài lời thề của Hypprocrat ra, lời thề Y khoa (Amates Lusitanus) của Y sĩ ồ Đào Nha gốc o Thái năm 1568 cũng để lại nhiều giá trị y đức tốt đẹp: Nhân danh Chúa bất diệt và theo mười lời răn của thần thánh được truyền từ núi Siai, qua Mosie cho dân tộc Isarael đã thoát vòng nô lệ của Ai Cập. Tôi xin thề là không có gì đã dẫn dắt tôi trong những điều tôi biết về y học ngoài sự truyền đạt trung thực những việc đã xảy ra... Tôi muốn trả lại cho người bệnh sức khoẻ mà họ đã mất chứ không phải vì tôi ham làm giàu
bằng món tiền lớn nhỏ. Tôi đối xử với mọi người ngang nhau, bất kể tôn giáo của họ…Tôi không để địa vị cao sang của bệnh nhân làm loá mắt. Tôi đã săn sóc người nghèo một cách tận tình giống những người sinh trưởng trong gia đình rất danh tiếng [82, tr.27].
Ngoài hai lời thề trên, trong thời kỳ trung cổ, Avixen (980 - 1037) người a Tư, nhà bác học nổi tiếng trong nền văn hóa rập Hồi giáo, ông không chỉ là một triết gia, một nhà thần học mà còn là một nhà y học nổi tiếng lúc bấy giờ. ng đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về y học và y đức. ng là người biên soạn y điển “Canon of medicine” 5 tập, “ uy tắc khoa học y học”, “Đạo đức”. ng quan niệm đã là người thầy thuốc phải có “mắt của con chim đại bàng, đôi tay người con gái, sự khôn ngoan của con rắn và quả tim của con sư tử” [70, tr.31].
Không chỉ có cá nhân, các tổ chức y tế thế giới cũng hết sức quan tâm đến y đức, không ít bản tuyên ngôn y đức đã xuất hiện, một trong số đó là
Bản Tuyên ngôn Geneva của Hiệp hội Y khoa thế giới năm 1948. ản tuyên ngôn này đã được các sinh viên y khoa nhiều nước khác nhau trên thế giới đọc trong lễ tốt nghiệp như một lời thề y đức. Tuyên ngôn chỉ rõ: Tôi trang nghiêm cam kết hiến dâng đời mình để phục vụ nhân loại …Tôi sẽ hành nghề với lương tâm và danh dự; Sức khoẻ của bệnh nhân sẽ là mối quan tâm hàng đầu của tôi;… Tôi sẽ duy trì bằng tất cả khả năng của mình, danh dự và truyền thống cao đẹp của nghề y; đồng nghiệp sẽ là anh chị em của tôi… Tôi sẽ không dùng kiến thức y khoa để vi phạm nhân quyền và tự do dân sự, kể cả khi bị đe doạ; tôi hứa điều này một cách trang nghiêm, tự do và bằng danh dự của mình.
Thực hiện y đức không còn là nghĩa vụ đạo đức mà còn là nghĩa vụ pháp lý, chính vì vậy mà tháng 10 năm 1949 tại London Hội Y học thế giới đã ban hành Luật quốc tế về đ o đức y học, và tháng 10 năm 1983 có sửa đổi, bổ sung. Trong Bộ luật này, có quy định nhiệm vụ chung của bác sĩ; trách nhiệm của bác sĩ đối với bệnh nhân; trách nhiệm của bác sĩ đối với đồng nghiệp...
Không chỉ trên thế giới, ở Việt Nam, ngay từ xưa các bậc danh y như Chu Văn n 1292 - 1370), Tuệ Tĩnh Thế kỷ XIV), Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791)... là những người rất quan tâm đến y đức và họ thực sự là những tấm gương sáng cả về y thuật lẫn y đức. Các ông đã để lại những lời y huấn hết sức quý báu cho những người làm nghề y.
Chu Văn n nghiên cứu y học, vận dụng đông y sáng tạo nhiều phương thuốc mới, tổng kết nhiều bệnh án và biên soạn nhiều sách về y học. Về y đức, ông rất coi trọng các đức: nhân, minh, trí. Theo ông, mấu chốt của nghề làm thuốc là đức nhân, phải có nhân rồi mới có minh, trí. Cùng với Chu Văn n, đại danh y Tuệ Tĩnh đã để lại cho đời sau nhiều sách, trước tác và những lời dạy quý báu về y lý, y đức. Khi nói đến đạo đức của người thầy thuốc, ông cho rằng: làm thuốc là kế tục sự nghiệp của các bậc tiên thánh, phải có tấm lòng nhân nghĩa.
Bộ sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” gồm 28 tập, 66 quyển do Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác biên soạn trong vòng 30 năm trời là cả một kho tàng kinh nghiệm vô cùng quý báu cho tất cả những người làm công tác y tế hiện nay. Đó là những bài học về lý tưởng tiến bộ và hoài bão tốt đẹp, về tình yêu nghề nghiệp tha thiết, về tinh thần phục vụ bệnh nhân vô điều kiện, về thái độ thận trọng và khiêm tốn, về quan hệ đồng nghiệp cao cả và về một quan niệm đạo đức y học trong sáng, cao thượng... Lãn ng đã nêu ra những chuẩn mực sâu sắc về đạo nghề nghiệp mặc dù có những hạn chế về mặt lịch sử nhưng những giá trị chung về Y đức của Lê Hữu Trác là rất to lớn, trong đó không ít giá trị không chỉ đúng với thời đại của Ông mà cho nhiều đời sau. Cuộc đời và y nghiệp của Ông xứng đáng là tấm gương sáng ngời cho con cháu đời sau học tập, rèn luyện và noi theo.
Hải Thượng Lãn ng đề cao y đức, ông nói rằng: Tôi đã hiến thân cho nghề thuốc nên lúc nào tôi cũng muốn dồn hết khả năng trí óc thật rộng rãi để dựng lên ngọn cờ đỏ thắm giữa y trường…Tôi thường thấm thía rằng: Thầy
thuốc là người có nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người ta, lẽ sống chết, điều phúc họa đều ở trong tay mình xoay chuyển. Lẽ nào người có trí thức không đầy đủ, hành động không chu đáo, tâm hồn không thoáng đạt, trí quả cảm không thận trọng mà giám theo đòi bắt trước nghề Y.
Từ những quan niệm đó ông đã đưa ra các chuẩn mực của người thầy thuốc cần phải có, đó là: Nhân, Trí, Đức, Thành, Lượng, Khiêm, Cần. Ông khuyên những người hành nghề y: Không nên thấy người giàu sang quyền quý thì hết lòng phục vụ, thấy người khổ tàn tật thì thờ ơ… chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà nơi đến trước, chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình không thành thật thì khó lòng thu được hiệu quả.
Trong “Y âm án” ông đưa ra tám tội lỗi của người làm nghề y mà theo ông đó là những biểu hiện về suy đồi đạo đức. Các tội đó là: Tội lười; tội keo kiệt; tội tham; tội lừa dối; tội bất nhân; tội hẹp hòi; tội thất đức và tội dốt.
Hải Thượng Lãn Ông còn nhấn mạnh rằng, người thầy thuốc phải có trí tuệ đầy đủ, đó là yêu cầu của nghề nhiệp vì trí tuệ là cơ sở để thực hiện điều nhân. Đạo làm thầy thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người và phải vui cái vui của người, phải lấy việc cứu mạng người làm cái vui của mình, không nên cầu lợi, không kể công, tuy không có báo ứng ngay nhưng để lại nhân đức cho đời sau. Người thầy thuốc là nơi để người ta gửi gắm tính mạng nên phải nhiệt tình khám chữa bệnh, không phân biệt sang hèn, không cầu lợi kể công, không đem nhân thuật làm chước lừa dối, đem lòng nhân ra đổi lòng mua bán.
Kế thừa truyền thống y đức của ông cha, tiếp thu y đức tiến bộ của nhân loại, trên cương vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc và là một danh nhân văn hoá lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã nhiều lần gửi thư, trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế và nói rõ quan điểm của Đảng và Chính phủ ta về phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc.
Trong thư gửi Hội nghị Quân y, tháng 3-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Người thầy thuốc chẳng những có nhiệm vụ cứu chữa bệnh tật mà còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu”, Người còn nhấn mạnh: “người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền” [56, tr.395-396 . Để thực hiện được sứ mệnh là “người mẹ hiền” trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi người cán bộ trong lĩnh vực y tế phải thường xuyên cố gắng thực hiện cho được mấy nội dung chính sau đây: Về chuyên môn: cần luôn luôn học tập, nghiên cứu để luôn luôn tiến bộ, nhưng phải chú trọng cái gì thiết thực và thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến của ta hiện nay. Về chính trị: cần trau dồi tư tưởng và đạo đức người