NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 83 - 94)

NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY - NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG,

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY

Với tư cách là một hiện tượng của đời sống xã hội, giáo dục đạo đức chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong đó nổi lên mấy nhân tố chính sau đây.

Thứ nhất, tác động từ chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước đến giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y Nam Bộ nước ta hiện nay.

Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng và đã ban hành nhiều nghị quyết, văn bản có tác động trực tiếp đến chủ thể giáo dục, đến đối tượng và nội dung, phương pháp giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. Chỉ thị 42-CT/TW ngày 24-3-2015 có khẳng định: Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ luôn được Đảng, Nhà nước, gia đình, nhà trường và toàn xã hội quan tâm. Những năm qua, nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác thanh niên và giáo dục thế hệ trẻ đã được triển khai, đạt nhiều kết quả. Hệ thống pháp luật, công tác quản lý nhà nước về thanh thiếu nhi ngày càng được hoàn thiện. Giáo dục về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ không ngừng được tăng cường và đổi mới [4].

Có thể nói các văn bản này đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp giáo dục đào tạo nước ta phát triển. Trong số đó phải kể đến Nghị quyết số 02-NQ/HNTW ngày 24-12-1996 về định hướng chiến lược phát triển giáo

dục - đào t o trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đ i hóa và nhiệm vụ đến năm 000 Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 6-8-2008 Về xây dựng đội ngũ tr thức trong thời kỳ đẩy m nh công nghiệp hóa, hiện đ i h a đất nước; Nghị

quyết số 29 - NQ/TW, ngày 4-11-2013 Hội nghị Trung ương tám an Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn ản, toàn diện giáo dục và đào t o và gần đây là Chỉ thị về tăng cường sự l nh đ o của ảng đối với công tác

giáo dục lý tưởng cách m ng đ o đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đo n 2015 - 2030 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

khóa XI (ngày 24-3-2015)...

Không chỉ có các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta cũng ban hành nhiều văn bản có tác động trực tiếp đến giáo dục. Ngoài các luật, như Luật Giáo dục (Luật số 38/2005/QH11, tháng 6-2005); Luật Giáo dục i học (Luật số:

08/2012/QH13, tháng 6-2012) còn có Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (Ban hành kèm theo Quyết định số 711 Đ-TTg ngày 13 tháng 6 năm

2012 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt... Đây là các văn kiện có tính chất định hướng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo nói chung, của ngành y nói riêng.

Tư tưởng nhất quán trong các văn kiện, văn bản nói trên là: đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức trong sáng, có tri thức khoa học, có sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân. Chính tư tưởng chủ đạo này đã tác động trực tiếp đến chủ thể giáo dục, giúp cho các chủ thể giáo dục có được cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý trong hoạt động giáo dục của mình, nhất là giáo dục đạo đức. Đồng thời các chủ thể giáo dục cũng thấy được trách nhiệm, nghĩa vụ đạo đức của mình trong hoạt động giáo dục. Vì nhà giáo là người “giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục” - như điều 15 Luật Giáo dục đã quy định.

Với đối tượng giáo dục, những văn bản này tác động trực tiếp đến

người học. Nó vừa khẳng định vị trí, vai trò, quyền lợi của người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời cũng quy định trách nhiệm của người học đối với bản thân mình và với xã hội. Chẳng hạn Điều 60 Luật Giáo dục i

học (“Nhiệm vụ và quyền của người học” quy định: người học được tôn trọng, được tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh, trật tự, phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập và thi cử, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. uy định này đã có tác động trực tiếp đến việc hình thành ý thức đạo đức của người học nói chung, sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nói riêng theo chiều hướng tích cực, tiến bộ, nhất là đối với việc thực hiện nghĩa vụ đạo đức. Trên cơ sở thay đổi nhận thức, đối tượng được giáo dục sẽ tự thay đổi hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Không chỉ tác động đến chủ thể, đến đối tượng giáo dục, các văn bản này còn tác động trực tiếp đến nội dung phương pháp giáo dục - bộ phận hợp thành không thể thiếu được của quá trình giáo dục. Nghị quyết số 29 - NQ/TW, (ngày 4-11-2013) về đổi mới căn ản, toàn diện giáo dục và đào t o đã nói lên điều đó. Nghị quyết khẳng định: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học [3].

Thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như một số cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng đã biên soạn một số tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập môn Đạo đức học. Bên cạnh những ưu điểm, nhìn chung các tài liệu này vẫn bộc lộ những hạn chế nhất định. Với tinh thần: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và

đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” như Nghị quyết số 29 - N TW đề ra, thì việc đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng theo tinh thần trên đây là một trong những đòi hỏi bức thiết hiện nay.

Thứ hai, tác động của nhân tố kinh tế - văn hóa - xã hội khu vực Nam

Bộ Việt Nam.

Môi trường kinh tế - văn hóa - xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục. Từ chủ thể giáo dục cho đến đối tượng giáo dục và ở chừng mực nào đó đến cả với nội dung, phương pháp, thậm chí là cả mục tiêu giáo dục theo nghĩa chuyển từ dạy cái nhà trường có sang dạy cái xã hội cần. Chính đòi hỏi của xã hội buộc các chủ thể giáo dục, nhất là nhà trường phải tự làm “mới”, phải tự thay đổi, từ mục tiêu đào tạo đến nội dung, phương pháp giáo dục. Phương châm hành động: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội” [12] của trường Đại học Y ược thành phố Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục là một trong những minh chứng cho sự tác động này và là một hướng đi đúng.

Chủ trương chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, từ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tác động đến mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục - đào tạo nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng. So với các khu vực khác, nhất là các tỉnh miền Bắc nước ta, ở mức độ nào đó, khu vực Nam Bộ kinh tế thị trường có từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, do đó tác động của nó đến giáo dục đạo đức càng mạnh mẽ hơn so với nhiều khu vực khác. Chính cơ chế quản lý này một mặt kích thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cả chủ thể giáo dục lẫn đối tượng giáo dục. Nhưng mặt khác, những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường

như chủ nghĩa thực dụng; coi trọng giá trị vật chất hơn giá trị tinh thần; giá trị hiện đại hơn giá trị truyền thống; cái trước mắt hơn cái lâu dài... đã ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung, sinh viên y khoa nói riêng. Điều đó thể hiện ngay trong việc lựa chọn các chuyên ngành nghề đào tạo. Chẳng hạn, năm học 2015-2016, đa số thí sinh thi vào trường Đại học Y ược thành phố Hồ Chí Minh có nguyện vọng học ngành đa hoa và điểm

trúng tuyển của ngành này phải là 26,75 điểm. Trong lúc đó điểm trúng truyền ngành Y học cổ truyền chỉ là 24 và Y học dự phòng lại chỉ 23 điểm mà thôi.

Sở dĩ số đông thí sinh muốn vào học ngành đa hoa là vì sau khi ra

trường dễ tìm kiếm việc làm và có thu nhập cao hơn. o với trường Đại học Y ược thành phố Hồ Chí Minh, điểm chuẩn vào trường đại học Y ược Cần Thơ có thấp hơn chút ít, nhưng phần đông thí sinh vẫn có nguyện vọng vào học các ngành mà sau khi ra trường cơ hội có việc làm và thu nhập cao vẫn chiếm số đông. Cụ thể, điểm chuẩn ngành đa hoa năm học 2015-2016 là 25 điểm; trong lúc đó Y học dự phòng chỉ có 22,5 điểm và Y học cổ truyền là 23 điểm.

Ngoài việc lựa chọn nghề nghiệp ra, cơ chế kinh tế này còn tác động đến cả thái độ học tập của sinh viên. Không phải ngẫu nhiên mà ngày 8 tháng 9 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Chỉ thị nhấn mạnh: "Trong những năm gần đây, các biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục không giảm bớt mà còn có xu hướng ngày càng phổ biến như: tình trạng gian lận trong thi cử, trong cấp và sử dụng văn bằng chứng chỉ, tiêu cực trong tuyển sinh, chuyển trường ở các cấp học, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước, trong xây dựng trường sở và mua sắm thiết bị trường học. Các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục đã và đang xói mòn các nguyên tắc cơ bản của giáo dục và gây tác hại lâu dài cho xã hội" [74]. Thậm chí như Đại hội lần thứ IX, Hội Sinh viên Việt Nam (nhiệm kỳ 2013- 2018)

có đánh giá: “Một số ít sinh viên còn thờ ơ về chính trị, sống thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng lệch lạc, mắc vào các tệ nạn xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, không ít sinh viên chưa xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn dẫn đến thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện, kỹ năng mềm chưa tốt, ảnh hưởng đến năng lực làm việc khi ra trường” [31, tr.4]. Thực tế này cần phải được nhận thức một cách đầy đủ để có giải pháp tích cực, tác động có hiệu quả đến công tác giáo dục đạo đức sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài nhân tố kinh tế ra, nhân tố văn hóa - xã hội cũng ảnh hưởng nhất định đến giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ. Ảnh hưởng của nhân tố này chủ yếu theo chiều hướng tích cực. Với vị thế địa chính trị, địa văn hóa của Nam Bộ đã khiến nó trở thành trung tâm mà quá trình tiếp biến văn hóa diễn ra nhanh chóng cả về bề rộng lẫn bề sâu, cả về lượng và chất, tạo cho vùng văn hóa Nam ộ có những đặc thù riêng và trở thành một gương mặt riêng khó lẫn trong diện mạo các vùng văn hóa ở nước ta. Ngay từ thuở khai thiên, lập địa cách đây khoảng 300 năm, mảnh đất phương Nam đã rèn đúc nên những con người cam đảm, kiên cường bám trụ: “Đến đây thì ở lại đây. Trăm năm bám rễ, xanh cây không về”. Lịch sử và văn hóa vùng đất phương Nam cũng sản sinh ra những con người ngay thẳng, trung thực, không thích xu nịnh, ghét những kẻ “tham phú, phụ bần”. Họ sống hòa đồng theo nghĩ “tứ hải giai huynh đệ”... tất cả đó đã và đang có ảnh hưởng tích cực đến việc giáo dục ý thức đạo đức cũng như hành vi đạo đức cho sinh viên ngành y Nam Bộ. Đặc biệt là giáo dục tinh thần nhân ái, vị tha; giáo dục chủ nghĩa tập thể, tinh thần đoàn kết; tinh thần đấu tranh, phê phán, lên án những biểu hiện tiêu cực trong đời sống xã hội nói chung, trong hoạt động y tế nói riêng.

Thứ ba, tác động từ yếu tố thời đại (toàn cầu hóa, cách mạng khoa học

- kỹ thuật - công nghệ hiện đại...).

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là một xu thế của thời đại, nó lôi cuốn nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình này. Bên

cạnh mặt tích cực, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã và đang gây ra không ít khó khăn, thách thức cho nhiều quốc gia, nhất là các nước đang phát triển.

Mặc dù hiện nay Việt Nam “bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình” [16, tr.91 , nhưng nhìn chung phát triển kinh tế của Việt Nam chưa ổn định, văn hóa - xã hội còn nhiều yếu kém, bất cập, nhất là chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc. Đứng trước sức ép của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, của sự phát triển khoa học - kỹ thuật, của cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4.0 , của kinh tế tri thức,... những bất cập, khó khăn này nếu không có giải pháp khắc phục sẽ là một trong những trở ngại lớn trên con đường hội nhập thế giới của Việt Nam.

Trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, nhất là với sinh viên ngành y, sự giao lưu và tiếp biến văn hóa cũng như ảnh hưởng của khoa học kỹ thuật y học hiện đại là rất lớn. Những thành tựu của y học thế giới nhanh chóng được phổ biến một cách rộng rãi, sinh viên ngành y có nhiều cơ hội tiếp xúc với các thành tựu đó. ên cạnh mặt tích cực, chính các thành tựu y học này cũng dễ làm cho không ít sinh viên nẩy sinh tư tưởng sùng bái kỹ thuật y học phương Tây, không thấy sự tham gia cần thiết của đạo đức đối với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật y học hiện đại; không thấy được vấn đề đạo đức tiềm ẩn trong vấn đề khoa học kỹ thuật như thế nào. Khuynh hướng này sớm muộn cũng sẽ tách đạo đức ra khỏi khoa học - kỹ thuật.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 83 - 94)