Bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nƣớc ta

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 121 - 123)

hiện nay

Xuất phát từ nguyên lý giáo dục: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp

với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, trong quá trình giáo dục

đạo đức cho sinh viên ngành y đòi hỏi các chủ thể giáo dục phải bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn.

Từ góc độ đạo đức học, chúng ta thấy rằng giữa ý thức đạo đức với thực tiễn đạo đức có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thống nhất giữa lý luận đạo đức) với thực tiễn đạo đức) phải được coi là một trong những phương hướng cơ bản trong giáo dục đạo đức. Mục đích của nhận thức đạo đức không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò của đạo đức. Điều quan trọng hơn và là mục đích cuối cùng của nhận thức đạo đức là biến những tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức và được biểu hiện ra ở hành vi đạo đức của sinh viên. Nghĩa là phải biến nhận thức thành hành động; biến ý thức đạo đức thành thực tiễn đạo đức.

Nhân cách sinh viên - trong đó có thành tố đạo đức - là loại hình nhân cách đang trong quá trình hình thành và phát triển, chứ chưa phải là nhân cách đã chín muồi. Nghĩa là cả thành tố đạo đức lẫn thành tố năng lực thực tiễn đang trong quá trình xác lập. o đó việc giáo dục tri thức đạo đức để sinh viên có nhận thức đúng, xác lập niềm tin đạo đức là hết sức quan trọng. Hơn

nữa, mỗi khi có được tri thức đạo đức đúng đắn, khoa học thì đó sẽ là vũ khí tinh thần để họ vượt qua khó khăn, thử thách, vượt qua mọi sự cám dỗ vật chất để trở thành con người hoàn thiện, giúp ích cho xã hội. Những tri thức đạo đức này cũng là cơ sở để sinh viên phê phán, lên án những hành vi tiêu cực, phản giá trị đạo đức nghề nghiệp không chỉ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi họ bước vào cuộc sống, vào hoạt động nghề y - nghề cao quý: chữa bệnh cứu người.

Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. Nguyên tắc này chi phối cả trong lĩnh vực đạo đức. C.Mác đã từng viết rằng: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý, nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình”. ng còn nhấn mạnh: “sự tranh cãi về tính hiện thực hay tính không hiện thực của tư duy tách rời thực tiễn, là một vấn đề kinh viện thuần túy” [49, tr.10]. Với ý nghĩa đó, mọi sự tách rời giữa lý luận với thực tiễn, trang sách với cuộc đời đều trái với bản chất cách mạng và khoa học của đạo đức học mác - xít cũng như của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Có thể nói: "nhà giáo dục lớn nhất vẫn là thực tiễn, nhà trường lớn nhất vẫn là cuộc đời. Không có gì làm mất uy tín của giáo dục hơn là tự tách rời giữa lời nói với việc làm, giữa lý luận với thực tiễn" [42, tr.109].

Thực hiện tốt định hướng này cũng chính là lúc chúng ta quán triệt tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương tám khóa XI về đổi mới căn ản, toàn diện giáo dục và đào t o vào giáo dục đạo

đức cho sinh viên ngành y. Đó là “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất

người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn người trích nhấn mạnh); giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Một trong những trở ngại lớn nhất của giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ hiện nay đó là sự tồn tại khoảng cách nhất định giữa lý luận với thực tiễn, giữa trang sách với cuộc đời. Trong nhà trường, sinh viên được giáo dục những điều hết sức tốt đẹp nhưng bước ra cuộc đời hay khi đi thực tập họ gặp không ít trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp một cách nghiêm trọng, thậm chí vi phạm pháp luật. Vấn đề đặt ra ở đây là các chủ thể giáo dục không được lẩn tránh thực tại mà phải có định hướng đúng, tìm ra giải pháp thích hợp để giải quyết mâu thuẫn xã hội này.

4.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ NƢỚC TA

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 121 - 123)