Gắn giáo dục đạo đức cho sinh viên ngàn hy với sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực và cả nƣớc

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 118 - 121)

kinh tế - xã hội của khu vực và cả nƣớc

Một trong những định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được Hội nghị Trung ương tám khóa XI xác định là: Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ, phù hợp với quy luật khách quan. Điều này một lần nữa khẳng định vị trí “quốc sách hàng đầu” của giáo dục - đào tạo, trong đó có giáo dục và đào tạo cán bộ, nhân viên ngành y tế - đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Thực tế chỉ cho chúng ta thấy rằng, sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, dân tộc phụ thuộc vào nhiều nguồn lực, trong đó nguồn lực con người là nguồn lực có tính chất quyết định. Để con người thực sự trở thành nguồn lực quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ngoài việc đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu, vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, trong đó “sức khỏe thể chất” và “sức khỏe tinh thần” giữ vai trò hết sức quan trọng.

Nghị quyết 46- NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 23-02-2005 về công tác

bảo vệ chăm s c và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nhấn

mạnh tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe nhân dân đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Nghị quyết khẳng định: Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực y tế là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ

Gần đây trong Chiến lược quốc gia bảo vệ chăm s c và nâng cao sức

khỏe nhân dân giai đo n 2011- 2020, tầm nhìn đến năm 030 đã được Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt ngày 10-01-2013, cũng chỉ rõ: Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các bộ, ngành, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nghề nghiệp, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.

Những tư tưởng chỉ đạo trên đây cho thấy việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân không chỉ là mục tiêu của hoạt động y tế mà nó còn là động lực của sự phát triển đất nước. Mặc dù công tác này là công việc của mỗi người dân, mỗi gia đình và của cả cộng đồng nhưng ngành y tế vẫn là ngành giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật.

Để hoàn thành vai trò nòng cốt đó của mình, đòi hỏi đội ngũ cán bộ y tế không chỉ phải giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, về “y thuật” mà phải là những người có đạo đức nghề nghiệp, có “y đức” cao, xứng đáng với sự tin cậy và tôn vinh của xã hội, thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Người thầy thuốc giỏi đồng thời phải là người mẹ hiền”.

Hiện nay, khu vực Nam Bộ có số lượng dân cư tương đối lớn, nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong khu vực tương đối

cao. Tuy nhiên đội ngũ cán bộ y tế nhìn chung còn thiếu, nhất là ở tuyến cơ sở. Số bác sĩ, dược sĩ đại học trên một vạn dân thấp hơn nhiều so với cả nước. Theo ông Võ Minh Chiến, phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, tỉ lệ bác sĩ trên vạn dân khu vực Tây Nam Bộ 4,8 bác sĩ vạn dân) thấp hơn nhiều so với bình quân cả nước 7,5 bác sĩ vạn dân . o đó việc tăng quy mô đào tạo, phát triển về số lượng nhằm đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của nhân dân góp phần quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực là nhu cầu thực tế, cấp bách hiện nay.

Cùng với việc tăng quy mô đào tạo, các cơ sở giáo dục phải chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho sinh viên, để sau khi ra trường họ thực sự là những cán bộ y tế vừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức trong sáng, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội, tránh xẩy ra những tình trạng đáng tiếc như trường hợp của YTECO (Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu y tế thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2001- 2004 đã nhập không giấy tờ 16 loại vắcxin, nguyên liệu, thuốc tân dược trị giá 8,1tỷ đồng. Hành vi của công ty là giả mạo giấy tờ và buôn lậu . Hay trường hợp móc túi bệnh nhân hàng tỷ đồng bằng cắt xén, tráo phim, đổi phim tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Chấn thương - Chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ năm 2007 đến 2013... những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của ngành mà đó còn là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng - một khu vực kinh tế trọng điểm của cả nước.

Trong các nguồn lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nguồn lực con người giữ vai trò quyết định. Để hoàn thành sứ mệnh đó con người nói chung, người lao động nói riêng phải được phát triển cả về thể lực lẫn trí lực cũng như tác phong lao động cùng với đó là kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo và đạo đức nghề nghiệp... trong đó cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế có vai trò

hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển thể lực nguồn lực con người. Muốn vậy ngay từ khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, các chủ thể giáo dục phải có nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức phù hợp giúp cho sinh viên ý thức được rằng, sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội; dịch vụ y tế công là dịch vụ xã hội đặc biệt, không vì mục tiêu lợi nhuận; đầu tư cho y tế là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

4.1.3. Bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nƣớc ta

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 118 - 121)