VIÊN NG NH VÀ SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ N I RIÊNG
Vấn đề y đức, nâng cao đạo đức người thầy thuốc và giáo dục y đức cho sinh viên ngành y Việt Nam là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội, nhất là từ khi chúng ta chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường với những tác động tiêu cực của nó đã làm cho một bộ phận cán bộ y tế và sinh viên có những biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, xa rời truyền thống y đức tốt đẹp của dân tộc, thì sự quan tâm ấy càng trở nên sâu sắc hơn. Điều đó thể hiện không chỉ ở sự quan tâm của Đảng, Nhà nước mà còn ở số lượng ngày càng nhiều các bài viết; các tài liệu chuyên khảo, tham khảo; các luận văn, luận án bàn về vấn đề này. Tuy nhiên những nghiên cứu liên quan đến giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y nói chung, cho sinh viên ngành y Nam Bộ nói riêng chưa thật nhiều như yêu cầu cần phải có.
Trong cuốn sách “ o đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải
pháp” do Nguyễn Duy Quý chủ biên[67 đã đề cập đến các giải pháp nâng
cao đạo đức cho các đối tượng trong đời sống xã hội, trong đó có sinh viên, nhất là giải pháp nêu gương được các tác giả hết sức coi trọng.
Kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học: " o đức sinh viên trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực tr ng, vấn đề và giải pháp” của Trương Văn Phước [63 đã đề
xuất được một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên Việt Nam trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Trong số các giải pháp được đưa ra, các tác giả coi trọng giải pháp phát huy tính tích cực, tự giác của sinh viên trong quá trình học tập, rèn luyện đạo đức.
Trong hội thảo khoa học: Giáo dục đ o đức cho học sinh, sinh viên ở
nước ta: thực tr ng và giải pháp" của Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục Việt
Nam [30], từ nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Trong gần 70 tham luận, có nhiều bài viết liên quan trực tiếp đến giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Chẳng hạn PGS,TS Trần Quốc Thành có bài: “Thực trạng và giải pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay”; T Trần Thị Kim có bài “Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay”, hay T Phan Thị Kim nh có bài: “Đạo đức học sinh - sinh viên ở nước ta: Thực trạng và giải pháp giáo dục”... Các bài viết này đều coi trọng giải pháp kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội cũng như giải pháp phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên.
Mặc dù cuộc hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, của nhiều thầy giáo, cô giáo nhưng không có một bản tham luận nào trực tiếp bàn đến vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y. Điều này ít nhiều cho thấy đây là khoảng trống còn rất lớn cần phải lấp đầy.
Gần đây trong cuộc hội thảo khoa học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Hà Nội năm 2014, với chủ đề: Công tác giáo dục đ o đức, lối sống
cho học sinh, sinh viên đã có một số bài viết đề cập trực tiếp đến giải pháp
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam nói chung. Chẳng hạn bài “Các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên” của đại biểu đại diện Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; hay bài “Kinh nghiệm và giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên trong giai đoạn hiện nay” của đại biểu đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế...
Trong hội thảo này có một bài duy nhất của đại diện trường Cao đẳng Y tế Thái ình dưới nhan đề “Thực trạng đạo đức, lối sống của sinh viên và công tác giáo dục đạo đức, lối sống” tr.167 ít nhiều có đề cập đến sinh viên ngành y nhưng cũng chỉ trong phạm vi trường Cao đẳng Y tế Thái Bình mà thôi. Dẫu sao thì đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho tác giả luận án trong quá trình triển khai mục đích, nhiệm vụ của mình.
Trong cuốn: Thanh niên và lối sống của thanh niên iệt am trong
quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế" của tác giả Phạm Hồng Tung [84 đã
đề xuất “Một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng lối sống lành mạnh, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc cho thanh niên Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XXI”. Là đề tài cấp Nhà nước nghiên cứu về lối sống của thanh niên iệt
am trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế nên diện nghiên cứu, khảo
sát tương đối rộng, không cho sinh viên ngành y. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu này đã giúp cho chúng tôi có cách nhìn bao quát hơn về lối sống của thanh niên, của sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên ngành y nói riêng. Trong 6 nhóm giải pháp được tác giả đề xuất, ngoài “Nhóm giải pháp liên quan đến đường lối, chính sách thanh niên của Đảng và Nhà nước” ra thì “Nhóm giải pháp liên quan đến giáo dục học đường đối với thanh niên” và “Nhóm giải pháp liên quan đến truyền thông đại chúng” rất được tác giả coi trọng và chúng tôi cũng coi đây là tài liệu tham khảo bổ ích cho việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ mà luận án đặt ra.
Trong cuốn sách của mình: "Giáo dục với việc hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên"[1] tác giả Hoàng nh đã trình bày những vấn đề lý luận
chung về nhân cách, nhân cách sinh viên và vấn đề giáo dục đạo đức để hình thành những nhân cách sinh viên phát triển toàn diện. Theo tác giả, để nâng
cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: Thứ nhất tạo lập môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh; tạo lập
môi trường văn hóa tiến bộ; xây dựng môi trường đại học lành mạnh, tạo những điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc nâng cao công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên. Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, đặc biệt cấp ủy
Đảng. Thứ ba, nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức khoa học Mác - Lênin trong các trường đại học. Thứ tư từng bước đổi mới phương pháp dạy học các môn khoa học Mác - Lênin và phương pháp giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên trong các trường đại học hiện nay và thứ năm, tăng cường vai trò của Phòng Giáo dục chính trị, của Đoàn thanh niên trong việc nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên. Các giải pháp này nhìn chung phù hợp cho mọi đối tượng sinh viên. Tuy nhiên sinh viên ngành y có những đặc thù riêng, do đó cần tìm kiếm những giải pháp phù hợp hơn nữa.
Ngoài một số công trình đã được đề cập ở trên, còn có một số luận văn, luận án, nhiều bài viết có liên quan đến đề tài, như: “Giáo dục lý tưởng cách
m ng cho thanh niên hiện nay” của Phạm Đình Nghiệp [60]; Cuốn sách"
“Giáo dục đ o đức với sự phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay” của Trần Sỹ Phán [61]. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả Trần Sỹ Phán đã làm rõ hơn một số vấn đề như: khái niệm đạo đức, vai trò của giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam. Ngoài ra cuốn sách còn góp phần làm sáng tỏ thực chất, vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục đạo đức thông qua giảng dạy tích hợp các môn học ở các trường đại học, cao đẳng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách đạo đức sinh viên Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức nói chung, môn đạo đức học nói riêng.
Nhóm các bài viết: “Kết hợp với giáo dục lý tưởng đ o đức cho sinh
viên hiện nay”, Nguyễn Ngọc Thu [73 ; “Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đ i trong giáo dục đ o đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay”
của Hà Thiên ơn [68 đều làm sáng tỏ phạm trù đạo đức xã hội, đạo đức trong thanh niên và sinh viên cũng như các giá trị truyền thống ngày nay. Tuy nhiên các bài viết chưa đi sâu nghiên cứu thực trạng đạo đức hiện nay vì vậy chưa đưa ra được nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.
Luận án tiến sĩ Triết học: " âng cao đ o đức người thầy thuốc trong
điều kiện hiện nay ở nước ta" của Lê Thị Lý [47 đã đề cập đến một số khía
cạnh thuộc lĩnh vực đạo đức của những người làm y tế hiện nay, phân tích các nhân tố tác động cũng như ảnh hưởng đến đạo đức nghề y của họ, từ đó tác giả đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục y đức cho người thầy thuốc nước ta hiện nay. Nhóm giải pháp thứ nhất là: “Tăng cường đầu tư những điều kiện vật chất và xây dựng môi trường pháp luật cho hoạt động nghề nghiệp của người thầy thuốc” và nhóm giải pháp thứ hai “Đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ thầy thuốc”. o với các công trình có đề cập đến các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trên đây thì luận án của Lê Thị Lý đề xuất được những nhóm giải pháp tương đối gần với sinh viên ngành y hơn.
Với ba chương được chuyển tải qua 219 trang, các tác giả Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt trong cuốn: Giáo dục đ o đức mới cho sinh viên trong
điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay [2 đã trình bày khái niệm về
đạo đức và đạo đức mới. Theo các tác giả đạo đức mới của người Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh không chỉ được thể hiện ở tinh thần anh dũng chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và con người mà còn thể hiện ở tinh thần lao động cần cù, sáng tạo xây dựng xã hội mới, trong tình yêu thương, đoàn kết thân ái giữa giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Các giá trị đạo đức ấy ngày nay được kế thừa và phát huy một cách
chọn lọc và phù hợp hơn với tình hình mới, nhằm xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa với những phẩm chất đạo đức mới cao đẹp. Nhờ đó mà mỗi người, đặc biệt là thanh niên, sinh viên mới có thể phấn đấu, hoàn thiện mình, nâng cao năng lực bản thân để tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.
Nội dung cuốn sách còn đề cập những nét chính của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, khái quát thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục đạo đức mới cho sinh viên hiện nay, từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức mới cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Các giải pháp đó là: 1 Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục đạo đức, phát huy tính chủ động, tự giáo dục của sinh viên; 2 Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; 3 Chủ động định hướng giá trị đạo đức trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay; 4 Đẩy mạnh sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức mới cho sinh viên; 5 Tăng cường vai trò của pháp luật và giáo dục pháp luật trong các trường đại học và cao đẳng.
o với các tài liệu khác, các tác giả trong Giáo dục đ o đức mới cho
sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay đã có bổ sung
một giải pháp hết sức cần thiết, đó là “Chủ động định hướng giá trị đạo đức trong giáo dục đạo đức cho sinh viên Việt Nam hiện nay”. Giải pháp này phù hợp với tinh thần đại hội lần thứ XI và Đại hội lần thứ XII của Đảng là hình thành giá trị nhân cách con người Việt Nam về: “về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự tôn dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật” [16, tr.126] và Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, an Chấp hành Trung ương khóa XI tháng 6 - 2014) về xây dựng và phát triển văn h a con
người Việt am đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Nghị quyết số
Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật…”.
Bài viết: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đ o đức
cho sinh viên Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hương [34]
đã phân tích tương đối đầy đủ và sâu sắc thực trạng của vấn đề đạo đức của sinh viên hiện nay, từ đó đề ra nhóm 4 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên như: Thứ nhất, đổi mới hình thức và nội dung giáo dục đạo đức. Theo tác giả bài viết, đổi mới nội dung giáo dục đạo đức có một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả giáo dục. Nội dung giáo dục đạo đức cho sinh viên cần gắn liền với giáo dục ý thức chính trị, trước hết là giáo dục cho sinh viên lý tưởng xã hội chủ nghĩa, về độc lập dân tộc, đồng thời thay đổi hình thức giáo dục đạo đức. Hình thức và nội dung là hai phạm trù không tách rời, có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định nhưng không vì thế mà hình thức trở thành cái thứ yếu, bị xem nhẹ. Thứ hai, gia đình, nhà trường và xã hội cùng kết
hợp với nhau trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên. Tác giả bài viết cho rằng, gia đình, nhà trường và xã hội là ba chủ thể chính trong việc giáo dục đạo đức cho sinh viên, vì vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các chủ thể đó. Thứ ba, phát huy vai trò tích cực của Đoàn thanh niên, Hội
Sinh viên trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam là hai tổ chức có tầm quan trọng đặc biệt trong việc thực hiện công tác sinh viên, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước. Thứ tư sinh viên cần nâng cao hơn nữa tính
chủ động, tích cực trong tự giáo dục đạo đức. Sinh viên trước hết) là khách thể nhận sự giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội; đồng thời họ cũng là những chủ thể chủ động trong quá trình tự giáo dục và thực hành đạo đức theo nguyên lý “vận động là một quá trình tự thân”.
Theo tác giả bài viết, đây là các nhóm giải pháp cơ bản nhất để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức trong các trường đại học, cao đẳng