Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên ngành y trong rèn đức, luyện tà

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 146 - 154)

Sự hình thành và phát triển ý thức đạo đức cũng như quan hệ đạo đức một mặt được hình thành một cách tự phát, mặt khác và cơ bản hơn là chúng được hình thành một cách tự giác thông qua giáo dục. Trong bài o đức cách m ng (tháng 12-1958) Chủ tịch Hồ Chí Minh có viết: “Đạo đức cách

mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.

Giáo dục hiểu theo nghĩa hiện đại của từ này thì đó không chỉ là quá trình tác động của tri thức, của văn hóa nhân loại đến đối tượng giáo dục thông qua chủ thể giáo dục. Điều quan trọng hơn là thông qua sự tác động này mà làm cho đối tượng giáo dục tự biến đổi, tự hoàn thiện và nâng mình lên. Một trong những quan điểm chỉ đạo để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được Hội nghị Trung ương tám khóa XI đề ra là: Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Tự giáo dục là một quá trình tự biến đổi, tự chuyển hóa bản thân

mình nhờ những tri thức của văn hóa, văn minh nhân loại. Đây là một sự hướng nội, là sự chiến thắng chính bản bản thân mình nên đòi hỏi sinh viên phải có ý chí, nghị lực và quyết tâm cao. Tại Lớp chỉnh ảng Trung ương

khóa 2 (tháng 3-1953), Chủ tịch Hồ Chí Minh có căn dặn: “Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Đế quốc bên ngoài có thể dùng, súng dùng đạn để đánh được. Kẻ địch trong người không thể dùng lựu đạn mà ném vào được, nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lẩn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh” [57, tr.59-60]. Vì vậy muốn chiến thắng bản thân mình trước những cám dỗ của đời thường, đòi hỏi sinh viên ngành y phải ra sức phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và tự giác trong việc rèn đức, luyện tài. uá trình này đòi hỏi sinh viên phải có thái độ cầu thị, nghiêm túc đối với bản thân trong việc đánh giá, nhận xét về mọi hành vi của mình và chịu trách nhiệm trước mọi kết quả của hành vi đó. inh viên phải tự mình thẩm định những giá trị đạo đức, giá trị nhân cách trước chuẩn mực đạo đức xã hội. Đây là một đòi hỏi hết sức nghiêm túc của quá trình tự giáo dục, nhất là ý thức tự giác. Thiếu ý thức tự giác, không phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo thì không có gì để nói về tự giáo dục cả.

Xuất phát từ đặc điểm hoạt động, từ tâm - sinh lý lứa tuổi (bên cạnh một số hạn chế như bồng bột, thiếu trải nghiệm… về cơ bản sinh viên là lớp người năng động, nhạy bén, sáng tạo, ham muốn tiếp thu cái mới, mạnh dạn, tự tin, dám nghĩ, dám làm...), việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên nói chung, sinh viên ngành y nói riêng, trong rèn luyện y đức, phát triển tài năng luôn luôn phải được coi trọng. Với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, hoạt động tự giáo dục sẽ giúp cho sinh viên một mặt nắm vững những tri thức đạo đức được học ở nhà trường, được hình thành, tạo lập nên trong quá trình giao tiếp xã hội; mặt khác thông qua quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện, từng bước sinh viên có khả năng biến những tri thức đạo đức được lĩnh hội trong quá trình học tập và rèn luyện thành tình cảm, niềm tin đạo đức và được thể hiện ở hành vi đạo đức của họ.

Về phương diện triết học, đây là một quá trình tự thân vận động. Về phương diện giáo dục học thì đây là lúc chúng ta biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, là quá trình chuyển giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành đạo đức, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

Sinh viên khu vực Nam Bộ nói chung, sinh viên ngành y Nam Bộ nói riêng được thừa hưởng truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước, nhất là các thế hệ học sinh - sinh viên. Việc ra đời Tổng hội Sinh viên Sài Gòn - Gia ịnh - một tổ chức hợp pháp đại diện cho quyền lợi của sinh viên, bao

gồm các hội sinh viên các trường đại học khu vực Sài Gòn và Gia Định trước năm 1975 là một sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của sinh viên Nam Bộ lúc bấy giờ. Hội đã tập hợp được lực lượng sinh viên đông đảo tham gia các phong trào và hoạt động chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa và chống lại sự hiện diện của Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam. Khoảng thời gian

1969 - 1972 là giai đoạn phong trào học sinh - sinh viên lên cao trào, nhất là giai đoạn 1969 - 1971 khi Huỳnh Tấn Mẫm làm phó chủ tịch, rồi Chủ tịch khí thế đấu tranh của sinh viên càng dâng cao, lan tỏa khắp đường phố Sài Gòn thu hút thêm sự ủng hộ của nhiều thành phần, nhiều giới trong xã hội, từ tăng ni Phật tử, các ba má phong trào, công đoàn, đội ngũ dân biểu đối lập... Trong các phong trào đấu tranh của sinh viên Sài Gòn - Gia Định lúc bấy giờ, có sự đóng góp to lớn của sinh viên ngành y với các phong trào như: Phong trào sinh viên đ i tự trị đ i học. Nguyên nhân xuất hiện của phong trào này trong

giới sinh viên (chủ yếu là sinh viên ngành y) chính là khi chính quyền Sài Gòn ra nghị định đổi cơ cấu lãnh đạo của Đại học Y khoa thành Trung tâm Y- Nha ược trực thuộc phủ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa và không còn nằm trong hệ thống Viện Đại học ài Gòn. Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng tính độc lập của nền giáo dục Việt Nam đã được chính quyền Sài Gòn thừa nhận. Sinh viên Y khoa phản đối chính sách này của chính quyền. Ngay trong ngày bàn giao Khoa trưởng, sinh viên Y khoa biểu tình ngồi chặn trước cửa văn phòng Khoa trưởng, Tổng Giám đốc cảnh sát Quốc gia là Nguyễn Ngọc Loan đã đích thân dẫn cảnh sát đến để đàn áp sinh viên.

Cuối năm 1966 đầu năm 1967, Phong trào đấu tranh đ i d y tiếng Việt

ở bậc đ i học bùng nổ. Ở Đại học Y khoa, 500 sinh viên tổ chức hội thảo chủ

trương phản đối dạy bằng tiếng ngoại quốc, nêu khẩu hiệu “ ân tộc Việt học tiếng Việt” hay là Phong trào chống quân sự hóa học đường. Ngay từ cuối

năm 1969, trên 400 sinh viên thuộc 9 trường đại học và cao đẳng đã tổ chức hội thảo tại Trung tâm giáo dục Y khoa Hồng Bàng, hô hào chống quân sự hóa học đường, không đi quân trường. Tiếp đó, một cuộc hội thảo lớn được tổ chức với chủ đề “sinh viên và quân trường” có trên 2.000 sinh viên thuộc nhiều trường đại học ở Sài Gòn tham dự. Tại hội thảo này, sinh viên đã nêu một hình thức đấu tranh độc đáo là “biểu tình ngồi”, “đêm không ngủ”. Trên 200 sinh viên Đại học ược khoa nêu cao các khẩu hiệu như: “Toàn thể sinh

viên tuyệt thực vô hạn định”, “Hãy tôn trọng quyền tự trị đại học”, “Hãy trả lại cho sinh viên nhiệm vụ học vấn thuần túy” [58, tr.22-27]... có thể nói các thế hệ sinh viên ngành y Nam Bộ hôm nay rất tự hào về một thời kỳ hoa lửa với quá khứ rất đỗi tự hào của các thế hệ sinh viên miền Nam nói chung, sinh viên ngành y nói riêng. Chính truyền thống yêu nước của dân tộc, của các thế hệ sinh viên miền Nam để lại là nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng quý báu cổ vũ sinh viên ngành y Nam ộ hiện nay phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong rèn đức, luyện tài vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.

Vấn đề đặt ra cho các chủ thể giáo dục là làm thế nào khơi dậy truyền thống đó trong các thế hệ sinh viên ngành y hiện đang sống, học tập trong một môi trường và bối cảnh lịch sử mới - bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và kinh tế tri thức hiện nay. Những thành tựu của y học đạt được trong những năm gần đây, nhất là Giải Nobel Y học năm 2015 (thuộc về 3 nhà khoa học, trong đó một nửa giải thưởng thuộc về 2 nhà khoa học William C. Campbell Ireland và atoshi Ōmura Nhật Bản), nửa còn lại của giải thưởng được trao cho nhà khoa học nữ Trung Quốc Youyou Tu) cho thấy đây là kết quả làm việc hết sức nghiêm túc, gian khó của các nhà khoa học. Vì vậy sinh viên y khoa muốn có những thành công nhất định phải tự phấn đấu, tự vươn lên, phải sáng tạo không ngừng. Hay như C.Mác nói: chỉ những ai không sợ chồn chân mỏi gối mới bước lên đỉnh cao xán lạn của khoa học mà thôi.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng là một trong những hoạt động đặc trưng của con người, nó được tổ chức theo một cách thức đặc biệt. Ngày nay, giáo dục đã đạt đến trình độ cao, có chương trình, kế hoạch, có nội dung, phương pháp hiện đại, nó góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chính vì vậy mà trong nhiều kỳ đại hội, hội nghị và nhất là Hội nghị Trung ương tám, khóa XI, Đảng ta xác định: phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.

Nam Bộ là vùng đất rộng lớn, có số lượng dân cư đông, có nhu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe lớn. Vì vậy việc nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo cán bộ y tế vừa có năng lực chuyên môn vừa có đạo đức tốt là đòi hỏi khách quan của khu vực cũng như cả nước.

Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y - dược Nam Bộ nước ta hiện nay, trước mắt cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: 1 Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay; 2) Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay; 3) Kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng y tế Nam Bộ hiện nay; 4) Xây dựng môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh để có tác động tích cực đến giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay và 5) Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong rèn đức, luyện tài.. Các giải pháp này có vị trí, vai trò khác nhau nhưng có cùng mục đích nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y - dược Nam Bộ nước ta hiện nay, do đó đòi hỏi các chủ thể giáo dục cũng như đối tượng giáo dục là sinh viên phải thực hiện một cách đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp trên.

KẾT LUẬN

“Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân” [66, tr.10] là mục tiêu cơ bản của giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.

Để thực hiện mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cũng như các trường đại học, cao đẳng khác trong cả nước, các trường đại học, cao đẳng y - dược các tỉnh Nam Bộ thời gian qua rất coi trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên. Coi đây là một trong những nội dung cơ bản không thể thiếu được trong giáo dục nhà trường.

Xuất phát từ đặc điểm của sinh viên ngành y - dược và hoạt động nghề nghiệp trong tương lai của họ, bước đầu chúng tôi xác định nội dung đạo đức cần giáo dục cho sinh viên ngành y - dược khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay bao gồm: giáo dục ý thức đạo đức; giáo dục quan hệ đạo đức; giáo dục hành vi đạo đức. Các nội dung này được biểu hiện cụ thể thông qua: Thứ nhất, giáo dục đức tính nhân ái, vị tha, yêu ngành, yêu nghề, học tập và lao động với tinh thần trách nhiệm cao vì tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân. Thứ hai, giáo

dục cho sinh viên ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp.

Thứ ba, giáo dục cho sinh viên tinh thần tự phê bình và phê bình, kiên quyết

đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động y tế. Thứ tư giáo dục cho sinh viên ý thức tôn trọng quyền được khám và chữa bệnh của nhân dân

thứ năm, giáo dục cho sinh viên ý thức tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí

trong hoạt động y tế.

Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y Nam Bộ nước ta hiện nay, trước mắt cần thực hiện tốt một số giải pháp sau đây: Một, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay. Hai, kết hợp chặt chẽ

giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay. Ba, kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng y tế Nam Bộ hiện nay.

Bốn, xây dựng môi trường kinh tế - xã hội lành mạnh để có tác động tích cực

đến giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay. ăm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong rèn luyện y đức

của sinh viên trong rèn đức, luyện tài.

Các giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng với nhau. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này sẽ góp phần to lớn trong giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay, đào tạo họ trở thành những cán bộ y tế “vừa hồng, vừa chuyên”, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần vào sự phát triển bền vững vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 146 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)