Giáo dục cho sinh viên ngàn hy các đức tính cần, kiệm, liêm, chính trong khám chữa bệnh

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 78 - 81)

chính trong khám chữa bệnh

Cần, kiệm, liêm, chính là những phẩm chất đạo đức mới mà mọi người cần phải thường xuyên rèn luyện, nâng cao, trong đó có cán bộ, công chức ngành y tế. Với tư cách là những cán bộ, công chức ngành y tế trong tương lai, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên phải được giáo dục, rèn luyện các phẩm chất đạo đức ấy. Bởi lẽ các phẩm chất này không tự nhiên

mà có và cũng không phải “từ trên trời rơi xuống”, nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mà thành.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về cần, kiệm, liêm,

chính. Người nói: Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, ắc Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính/ Thiếu một mùa thì không thành trời/ Thiếu một phương thì không thành đất/ Thiếu một đức thì không thành người. Tư tưởng này của Người cho thấy các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống của mỗi người nói chung, của cán bộ ngành y tế nói riêng.

Với ngành y, Người thường căn dặn, thầy thuốc phải có tinh thần khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, phát huy sáng kiến điều trị trong điều kiện cụ thể của bệnh viện hay cơ sở y tế, lựa chọn phương pháp điều trị ít tốn kém và lại mang lại hiệu quả cao cho người bệnh, tránh sự lãng phí về thời gian, tiền bạc cho bệnh nhân và của Nhà nước. Người còn căn dặn, trong hoạt động khám chữa bệnh, người thầy thuốc phải nêu cao tấm gương liêm, chính; phải trong sáng, không được làm phiền hà đến người bệnh.

Tiết kiệm ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, đó là sự không lãng phí về thời gian, công sức, của cải của chính mình, của người bệnh và của bệnh viện. Tiết kiệm thời gian phải được hiểu là không đi trễ, về sớm, làm việc đúng giờ qui định với chất lượng cao, lấy đó làm một trong những tiêu chuẩn để đánh giá thi đua của cá nhân và đơn vị. Tiết kiệm trong hoạt động y tế còn được hiểu là đánh giá đúng bệnh và dùng thuốc với chí phí thấp nhất nhưng mang lại hiệu quả cao, bảo đảm người bệnh nhanh hết bệnh. Tiết kiệm còn phải được áp dụng trong việc sử dụng điện, nước, các sổ sách giấy tờ, các chi phí hành chính, các dụng cụ vật tư y tế như: bông, băng, cồn, gạc... trong hoạt động khám, chữa bệnh.

Bệnh viện, bệnh nhân là môi trường chủ yếu, thường xuyên mà người thầy thuốc tiếp xúc, vì vậy phải giáo dục cho sinh viên ngành y ý thức làm

việc chuyên cần, hành động tiết kiệm trong khám, chữa bệnh giúp cho bệnh nhân phần nào vơi đi gánh nặng về kinh tế mà họ phải chi trả trong quá trình điều trị ở bệnh viện. Vì những người bệnh khi đến với bệnh viện đều là những người đang phải chống chọi với sự đau đớn về thể xác, mệt mỏi về tinh thần, khó khăn về kinh tế. Chính vì vậy người thầy thuốc có lương tâm nghề nghiệp phải là người biết đồng cảm trước số phận của bệnh nhân, tình yêu thương của người thầy thuốc không chỉ biểu hiện ở sự quan tâm, chia sẻ theo cách thông thường mà còn biểu hiện ở tinh thần làm việc chuyên cần, chống mọi biểu hiện lãng phí, làm việc không hiệu quả, bớt xén thuốc, vật tư y tế của bệnh nhân nữa.

Liêm là trong sạch, không tham ô, không lợi dụng gây khó dễ cho bệnh

nhân và người nhà bệnh nhân để vòi vĩnh, đòi quà biếu, tiền lót tay...; không ăn chặn bớt thuốc của người bệnh. Phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ của công, không lấy phương tiện tài sản của công mà phục vụ lợi ích cá nhân mình.

Chính ở đây là phải trị bệnh cứu người vì tình cảm, trách nhiệm đạo

đức. Việc gì tốt dù nhỏ cũng gắng làm, việc gì xấu dù nhỏ cũng hết sức tránh, khi bản thân có thiếu sót phải thẳng thắn trung thực nhận khuyết điểm, trách nhiệm và có hướng sửa chữa. Không được khi có công thì giành cho bản thân, khi có sai phạm thì đổ hết cho đồng nghiệp, cho cấp dưới hay tuyến dưới.

Có thể nói, giáo dục đức tính cần, kiệm, liêm, chính trong khám chữa bệnh là một trong những nội dung đạo đức cần được giáo dục cho sinh viên ngành y. Các cán bộ y tế trong tương lai mỗi khi thấm nhuần và thực hiện tốt các đức tính này sẽ mang lại lợi ích hết sức to lớn cho xã hội. Hiện nay không ít cá nhân, tổ chức khám bệnh, chữa bệnh vẫn còn có những biểu hiện thiếu

cần, kiệm, liêm, chính, gây nên những tổn thất không nhỏ cho người bệnh và

xã hội. Không ít cơ sở y tế hoạt động kém hiệu quả, một số cơ sở y tế xây xong không đưa vào sử dụng hay sử dụng sai mục đích. Nhiều trang thiết bị y tế được mua sắm mới nhưng không sử dụng được. Đó là chưa kể đến các loại

lãng phí khác như: lãng phí di chuyển, lãng phí tồn kho, lãng phí thao tác, chờ đợi, không tận dụng hết khả năng nhân viên... Thực trạng xã hội này cần được các chủ thể giáo dục chỉ cho sinh viên thấy để mai sau khi họ là những cán bộ y tế thực thụ biết để tránh tình trạng rơi vào vết xe đổ nhằm mang lại lợi ích cho bệnh nhân và xã hội.

Xuất phát từ lịch sử văn hóa, từ những nét đặc thù về tâm lý, tính cách của cư dân Nam ộ nói chung, sinh viên ngành y khu vực này nói riêng, việc giáo dục các đức tính cần, kiệm, liêm, chính trong khám chữa bệnh là một trong những nội dung giáo dục không thể thiếu được đối với sinh viên ngành y nói chung, khu vực Nam Bộ nói riêng. Chính lịch sử hình thành vùng đất phương Nam, với điều kiện tự nhiên có nhiều ưu đãi đã hình thành nên tính cách phóng khoáng, hào hiệp, với sống hòa đồng theo nghĩ “tứ hải giai huynh đệ”. Nếu các chủ thể giáo dục không chú ý đến đặc điểm này thì mặt trái của nó sẽ là việc sử dụng một cách thiếu tiết kiệm về thời gian, công sức, của cải, vật tư y tế... trong khám, chữa bệnh của các cán bộ y tế trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)