Một số hạn chế trong giáo dục đạo đức cho sinh viên ngàn hy khu vực Nam Bộ nƣớc ta hiện nay và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 106 - 110)

khu vực Nam Bộ nƣớc ta hiện nay và nguyên nhân của nó

Trong thời gian qua việc giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ đạt được những thành tựu nhất định, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của ngành giáo dục và của các trường. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước, nhiệm vụ của nhà trường và sinh viên thì công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế, điều này thể hiện cả trong giáo dục ý thức đạo đức lẫn giáo dục quan hệ đạo đức và hành vi đạo đức.

Tuy sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ không có những hiện tượng vi phạm đạo đức và pháp luật một cách nghiêm trọng như một số sinh viên các trường khác trong khu vực. Chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Phương Thụy, sinh năm 1984, sinh viên lớp Công nghệ thực phẩm, trường Đại học Cần Thơ cùng với Đặng Thi Thương, sinh năm 1987 đã liên kết với Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Sao Việt (Hà Nội) và Công ty Cổ phần đầu tư Trí Việt ở thành phố Hồ Chí Minh đã lôi kéo hàng trăm khách hàng đầu tư qua mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, đặc biệt là các đối tượng này đã lôi kéo được 459 sinh viên Trường Đại học Cần thơ tham gia. Hay như trường hợpTrần uang Đông sinh viên khoa Luật, trường Đại học Cần Thơ đã dùng vật nhọn đâm tiến sĩ Phạm Văn eo ngày 20-12-2013) đến mức phải đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa Cần Thơ, chỉ vì lý do tức giận luận văn bị điểm thấp nên Đông đã tìm đến nhà thầy Phạm Văn eo để trả thù. Trường hợp Phạm Văn Công, sinh năm1985 sinh viên năm thứ 4 Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Dân lập ình ương đã giết Nguyễn Thị Nghĩa Thảo, sinh năm 1985 là sinh viên cùng trường để cướp tài sản... nhưng nhìn chung những biểu hiện lệch chuẩn đạo đức, lệch chuẩn nhân cách không

phải không có. Không ít sinh viên ngành y tham gia một số phong trào chính trị - thực tiễn có ý nghĩa giáo dục đạo đức cao nhưng vẫn còn mang tính hình thức, chưa toàn tâm, toàn ý hoạt động vì cộng đồng và vì chính bản thân mình. Trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, các hoạt động này vừa có ý nghĩa giáo dục ý thức đạo đức vừa có ý nghĩa giáo dục quan hệ, hành vi đạo đức cho sinh viên. Sự thiếu nhiệt tình hay hoạt động mang tính hình thức sẽ bỏ qua một trong những cơ hội tốt để nâng cao ý thức đạo đức, củng cố quan hệ đạo đức cho sinh viên.

Trong Báo cáo tổng kết ông tác oàn và phong trào thanh niên 2014-

2015 của Ban Chấp hành Đoàn trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch có

đánh giá: “Việc triển khai các chương trình hoạt động dù được các chi đoàn hưởng ứng rộng rãi, thực hiện nghiêm túc và tương đối hiệu quả nhưng tại một số ít chi đoàn vẫn còn tồn tại hình thức rập khuôn, chưa có nhiều sáng tạo”.

Không chỉ hạn chế trong ý thức học tập, ý thức rèn luyện đạo đức, một bộ phận sinh viên ngành y còn vi phạm đạo đức trong học tập, có những hành vi sai trái, thiếu trung thực nhất là trong các kỳ thi. Trong Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết i hội ảng bộ i học Dược thành phố H Chí Minh, nhiệm kỳ 2010 - 2015, có đánh giá “Vẫn còn một bộ phận…học sinh,

sinh viên vi phạm nề nếp … trong học tập, rèn luyện; vi phạm quy chế trong thi cử” [20]. Đây chính là một trong những biểu hiện của sự lệch chuẩn hành vi đạo đức của sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.

Những biểu hiện tiêu cực trong ý thức và hành vi đạo đức của một bộ phận sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện do một số hạn chế trong công tác giáo dục đạo đức gây ra, có cả những hạn chế thuộc về chủ quan nhưng cũng có những hạn chế thuộc về khách quan; có những hạn chế thuộc về chủ thể giáo dục lại có những hạn chế thuộc về đối tượng giáo dục. Trong số đó có mấy hạn chế chính sau đây:

Một, về đội ngũ giáo viên. ua khảo sát của chúng tôi ở một số trường

cao đẳng, đại học cho thấy, đa phần các thầy cô giáo dạy môn o đức học

chưa được đào tạo hay bảo vệ luận văn, luận án chuyên ngành đạo đức học. Thậm chí có một số trường giáo viên giảng dạy môn học này do các thầy cô giáo có chuyên ngành tâm lý học hay kinh tế chính trị đảm nhiệm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục đạo đức cho sinh viên.

Theo chúng tôi, giáo viên giảng dạy o đức học, giảng dạy y đức chỉ có tâm huyết nghề nghiệp thôi cũng chưa đủ mà họ còn phải là những người được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống về mặt chuyên môn: chuyên ngành đạo đức học. Nếu như lực lượng này được tuyển dụng trong ngành y đi đào tạo thì sẽ tốt hơn rất nhiều, lúc đó giáo viên mới thực sự là người quyết định chất lượng giáo dục.

Hai, về sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo. Xuất phát từ đặc điểm, tính chất học tập của sinh viên đại học là tự học tập, tự nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của giáo viên, nên tri thức đạo đức sinh viên thu nhận được phụ thuộc rất lớn vào việc tự nghiên cứu giáo trình, sách giáo khoa và các loại tài liệu tham khảo khác có liên quan trực tiếp đến môn học. Thế nhưng có thể nói đây lại là một trong những hạn chế rất lớn của nhiều trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành y hiện nay. Hiện tại vẫn còn không ít trường chưa tổ chức biên soạn được giáo trình, giáo khoa cho môn đạo đức học. Đa phần sử dụng cuốn Giáo trình đ o đức học do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1996. Trên cơ sở cuốn giáo trình đó, một số trường đã tiến hành biên soạn lại, bổ sung ít nhiều để sao cho phù hợp với đối tượng của mình hơn. Tuy nhiên do giáo trình được viết tương lâu, nhiều thông tin mới không được chuyển tải, một số nội dung mang tính “hàn lâm”, chưa thật sát với đối tượng là sinh viên ngành y, cho nên hiệu quả học tập có phần hạn chế, thiếu tính thực tiễn. Đặc biệt là văn hóa đạo đức truyền thống Nam Bộ chưa được khai thác một cách hiệu quả. Thiếu sự lồng ghép giữa giáo dục lý luận đạo đức với văn hóa đạo

đức vùng, miền. Chính vì vậy mà bài giảng thường thiếu sinh động, mờ nhạt về giá trị thực tiễn, dễ gây nên sự nhàm chám, sáo rỗng.

Ba, về vị trí của môn học. Đảng và Nhà nước ta cũng như tất cả các cơ

sở giáo dục đều cho rằng o đức học là môn khoa học rất cần thiết trong nhà trường. Thậm chí môn học này phải được coi là môn học bắt buộc đối với tất cả các trường cao đẳng và đại học, nhất là các trường ngành y lại càng cần thiết hơn. Tuy nhiên, trên thực tế thì môn o đức học chưa được các trường thực sự coi trọng như vị trí nó cần phải có. Chẳng hạn Trường Đại học Y ược thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trường lớn đào tạo sinh viên ngành y. Trường có 1.803 cán bộ, viên chức, trong đó có 12 GS; 106 PG ; 222 T và 358 Th . Hàng năm tuyển sinh hơn 1.500 sinh viên, chưa kể đến nghiên cứu sinh, cao học, chuyên khoa cấp I; chuyên khoa cấp II; bác sĩ nội trú, nhưng trường cũng chỉ thành lập Bộ môn đức - Xã hội học, chứ

không phải là o đức học. Hay trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

cũng chỉ có Bộ môn đức - Khoa học hành vi, còn Trường Đại học Y ược

Cần Thơ cũng chỉ có học phần Tâm lý học - o đức y học do “ ộ môn Tổ chức và uản lý y tế - Khoa Y tế công cộng” giảng dạy. Điều này cho thấy vị trí của môn o đức học chưa thực sự được coi trọng như nó cần phải có.

Bốn, về phía sinh viên. Đại đa số sinh viên ngành y là những người có

nền tảng tri thức cơ bản khá vững; có chí tiến thủ, lại được gia đình, xã hội hết sức quan tâm nên đã nỗ lực cố gắng cao trong học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận sau khi vào trường lại tỏ ra thiếu quyết tâm trong học tập, rèn luyện, thiếu ý chí vươn lên, thậm chí vi phạm nội quy, quy chế nhà trường. Trường Đại học Y ược Cần Thơ gọi đây là những sinh viên “nằm trong diện cảnh báo học vụ”.

Để khắc phục tình trạng này, trước hết bản thân sinh viên ngành y phải thấy hết nghĩa vụ đạo đức của mình trước bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội. Phải luôn luôn ý thức rằng, vận động là một quá trình tự thân, là tự mình

phải vươn lên trong học tập và rèn luyện dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Không có sự nỗ lực, cố gắng của bản thân sẽ không bao giờ đạt được kết quả như mong đợi.

3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 106 - 110)