Giáo dục chủ nghĩa tập thể, tinh thần đoàn ết, tôn trọng đồng nghiệp cho sinh viên

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 70 - 73)

đồng nghiệp cho sinh viên

Chủ nghĩa tập thể là một trong những nguyên tắc cơ bản của đạo đức

mới. Đây cũng là nét đặc trưng cơ bản nhất và là sự thể hiện nét bản chất của con người. Chủ nghĩa tập thể là sự thống nhất của tình đồng chí, tinh thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau, nhằm bảo đảm cho các cá nhân có điều kiện phát triển một cách toàn diện, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội.

Với tư cách là một “thực thể tự nhiên”, con người phải biết quan tâm, chăm sóc cho chính bản thân mình. Với tư cách là một “thực thể xã hội” con người lại phải biết quan tâm đến người khác. Ở đây có sự gắn kết giữa cái riêng với cái chung, cá nhân với cộng đồng, xã hội. Với tư cách là thực thể “tự nhiên - xã hội” con người luôn luôn phải có quan hệ với người khác - quan hệ xã hội. Vừa tôn trọng mình nhưng cũng phải tôn trọng người khác - nhất là với đồng nghiệp. Không có mối quan hệ này, không có sự tôn trọng đồng nghiệp, các cá nhân không thể tồn tại và phát triển được. Trong Hệ tư tưởng ức, C.Mác và Ph.Ăngghen từng viết rằng: “Chỉ có trong cộng đồng cá nhân mới có được những phương tiện để có thể phát triển toàn diện những năng khiếu của mình và do đó, chỉ có trong cộng đồng, mới có thể có tự do cá nhân” [49, tr.108].

Ý thức tập thể hình thành tương đối sớm, ngay từ khi con người còn sống thành từng bầy, đàn trong các hang động hay trong các khu rừng nhiệt đới, tuy nhiên ý thức tập thể cũng như thái độ tôn trong đối với các thành viên khác lúc này, như C.Mác và Ph.Ăngghen nói: “cũng mang tính động vật như chính đời sống xã hội ở giai đoạn ấy; đó là một ý thức quần cư đơn thuần” [49, tr..44] mà thôi. Còn chủ nghĩa tập thể - với tư cách là một nguyên tắc

sống, một triết lý nhân sinh, một trong những nguyên tắc của đạo đức mới chi phối một cách có ý thức mọi hành vi và cách ứng xử của con người - thì hình thành muộn hơn rất nhiều.

ưới chủ nghĩa tư bản, xuất phát từ bản chất giai cấp của mình cùng với đó là nền sản xuất mang tính xã hội hóa cao đã hình thành các tập thể, các tổ chức của giai cấp vô sản cách mạng, đây là cơ sở xã hội, cơ sở kinh tế để những người vô sản nâng cao ý thức, tinh thần tập thể. Chính ý thức, tinh thần tập thể này trở thành một trong những vũ khí tinh thần để giai cấp vô sản đứng lên tự giải phóng mình và giải phóng những người bị bóc lột thoát ra khỏi mọi áp bức, bất công, mang lại niềm vui, hạnh phúc thực sự cho con người.

Cách mạng xã hội xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất từ trước đến nay. Cuộc cách mạng này đã làm thay đổi căn bản, toàn diện đời sống xã hội, trong đó có đạo đức. ưới chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tập thể trở thành nguyên tắc chung của mối quan hệ giữa người với người và là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của đạo đức mới. o đó giáo dục chủ nghĩa tập thể, tinh thần đoàn kết, thương yêu, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng người khác trong học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp cho sinh viên ngành y là một trong những nội dung không thể thiếu được trong giáo dục ý thức đ o đức cho đối tượng này và hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Ủy ban quốc tế về giáo dục thế kỷ 21 với trụ cột “học để cùng chung sống” trong bốn trụ cột: học để biết; học để làm; học để cùng chung sống và học để tồn tại.

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, các chủ thể giáo dục phải giáo dục cho sinh viên tinh thần hợp tác, tương trợ với đồng nghiệp để thực hiện tốt sứ mệnh chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Nghiêm cấm các hành vi làm tổn hại đến chất lượng chuyên môn trong điều trị, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh, đến uy tín, danh dự của đồng nghiệp. Người thầy thuốc trong tương lai cần phải nỗ lực góp sức mình xây dựng tình đoàn kết thân ái với đội ngũ cán bộ y tế làm việc tại khoa, phòng, bệnh viện. Tôn trọng và thực hiện đúng các quy trình khám, chữa bệnh, không bao giờ được coi thường công việc của những nhân viên y tế khác.

Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng, trong đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và phát triển nhất định họ phải hợp tác với nhau, đoàn kết, tương trợ nhau trong cuộc sống. Mỗi người có một năng lực - năng khiếu, sở trường, một phẩm chất riêng nhưng không bao giờ là “hoàn hảo” người xưa có nói: nhân bất thập toàn). Muốn phát huy hết năng lực của mình, nhất định họ phải hợp tác với những người khác. C.Mác và Ph.Ăngghen từng nói rằng: “sự phát triển của một cá nhân được quyết định bởi sự phát triển của tất cả những cá nhân khác mà cá nhân ấy đang trực tiếp hoặc gián tiếp giao tiếp, rằng các thế hệ của những cá nhân quan hệ với nhau, bị ràng buộc với nhau, rằng sự tồn tại về hình thể của thế hệ sau do những thế hệ trước của họ quyết định” [49, tr.642]. Điều này lại hết sức cần thiết đối với những ai hoạt động trong ngành y. Mỗi một ca phẫu thuật cho một bệnh nhân đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Từ nhân viên xét nghiệm y học, cho đến hộ lý, kỹ thuật viên, bác sĩ ngoại khoa cho đến cả bác sĩ điều trị... Nếu không có tinh thần hợp tác, thiếu sự tôn trọng đối với đồng nghiệp thì ca phẫu thuật khó thành công, tính mạng người bệnh sẽ bị uy hiếp.

Đa số sinh viên ngành y nói chung, sinh viên ngành y Nam Bộ nói riêng có tuổi đời trẻ, ít trải nghiệm, nhiều em còn ít tham gia các hoạt động mang tính tập thể, các phong trào chính trị - thực tiễn, nhất là các hương trình sinh viên tình nguyện (Hoạt động hiến máu tình nguyện; Chiến dịch sinh

viên tình nguyện hè; Chương trình tiếp sức mùa thi; Hoạt động tình nguyện bảo vệ môi trường,... do đó ý thức, tinh thần tập thể ở không ít sinh viên còn nhiều hạn chế. Thậm chí - như áo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam khóa VIII tại Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2013- 2018) có đánh giá: Một số ít sinh viên còn thờ ơ về chính trị, sống thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng lệch lạc, mắc vào các tệ nạn xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó không ít sinh viên chưa xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn, dẫn đến thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện, kỹ năng mềm chưa tốt, ảnh hưởng đến năng lực làm việc khi ra trường [31, tr.4].

Một trong những đặc điểm của sinh viên khu vực Nam Bộ nói chung, sinh viên ngành y nói riêng là chỗ họ sẵn mang trong mình đức tính hào sảng, vị tha, đôn hậu, hiếu khách, tình tương thân tương ái sâu nặng, luôn luôn biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, hợp sức lại với nhau để đánh đuổi các loài ác thú... đã được bao thế hệ ông cha đi trước tạo dựng lên trên vùng đất mới được khai thiên lập địa này, mỗi khi những đức tính này được khơi dậy sẽ trở thành động lực thúc đẩy họ vươn lên trong học tập, tu dưỡng vì ngày mai lập thân, lập nghiệp.

Riêng với sinh viên ngành y, các chủ thể giáo dục cần lấy tấm gương về ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, truyền thống anh hùng của học sinh, sinh viên trong thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ là “tài sản vô giá”, hiếm có của phong trào sinh viên Nam Bộ. Những giá trị “trui rèn trong lửa đỏ” của các thế hệ sinh viên, học sinh Sài Gòn - Gia Định là những động lực, cảm hứng…để đẩy mạnh phong trào học tập, rèn luyện trong sinh viên trong thời kỳ mới. Với ý nghĩa đó, việc đưa nội dung Giáo dục chủ nghĩa tập thể, tinh thần đoàn ết, tôn trọng đ ng nghiệp cho sinh viên ngành y các tỉnh Nam Bộ

hiện nay là hoàn toàn cần thiết. Đây cũng chính là lúc các chủ thể giáo dục giúp cho sinh viên ngành y hiểu và thực hiện điều thứ mười trong iều y

đức - một yêu cầu căn bản trong hoạt động y tế - đó là: “Thật thà, đoàn kết,

tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau” và điểm c , Điều 4 của Thông tư số 07/2014/TT-BYT là: “Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; phối hợp, trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau trong thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao”.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)