Giáo dục cho sinh viên tinh thần tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động y tế

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 73 - 76)

kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện tiêu cực trong hoạt động y tế

Xuất phát từ nguyên lý: vận động là một quá trình tự thân, là việc giải quyết các mâu thuẫn vốn có ở sự vật, hiện tượng. Với ý nghĩa đó, tự phê bình

và phê bình sẽ góp phần quan trọng giúp sinh viên “miễn dịch” với các cám dỗ, cạm bẫy nghề nghiệp, không khoan nhượng với các hành vi sai trái, hình thành và rèn luyện các chuẩn mực đạo đức cách mạng, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tạo nền tảng tư tưởng vững chắc trong hành trang của mình trước khi sinh viên bước vào cuộc sống, thực hành nghề nghiệp.

Nhân cách sinh viên chưa phải là nhân cách đã hoàn chỉnh mà đang trong quá trình hình thành và phát triển, chính vì vậy sự xuất hiện những xung đột về tâm lý, tính cách, những khác biệt về nhận thức các chuẩn giá trị... thường diễn ra. o đó việc giáo dục ý thức tự phê bình và phê bình trên tinh thần xây dựng cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành y nói riêng là hết sức cần thiết. Thông qua nội dung giáo dục này, đối tượng được giáo dục sẽ nhận thức được vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa to lớn của “vũ khí” tự phê bình và phê bình. Mỗi khi có nhận thức đúng sẽ giúp cho sinh viên vững tin hơn trong việc đấu tranh, khắc phục những hiện tượng sai trái, lệch với chuẩn mực đạo đức xã hội nói chung, đạo đức nghề nghiệp nói riêng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi không ít cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực y tế có những biểu hiện suy thoái về đạo đức nghề nghiệp; chạy theo đồng tiền, danh vọng; tham nhũng, lãng phí... gây bức xúc trong xã hội, làm tổn hại đến danh dự nghề y - nghề cao quý, thì việc giáo dục ý thức, tinh thần tự phê bình và phê bình cho sinh viên ngành y càng trở nên cần thiết.

Tại Đại hội lần thứ III, Hội Nhà báo Việt Nam (ngày 8-9-1962), Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Phê bình và tự phê bình là vũ khí rất cần thiết và rất sắc bén, nó giúp chúng ta sửa chữa sai lầm và phát triển ưu điểm”. Chính vì vậy mà mỗi người chúng ta phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Tư tưởng, quan niệm, lời dạy đó của Hồ Chủ tịch không chỉ có giá trị cho những ai hoạt động trong lĩnh vực báo chí mà có ý nghĩa phổ quát trong xã hội chúng ta, trong đó có sinh viên ngành y Nam ộ.

Để vũ khí “tự phê bình” và “phê bình” phát huy tác dụng, các chủ thể giáo dục cần giáo dục cho sinh viên mục đích, tinh thần, thái độ, phương pháp... tự phê bình và phê bình. Mục đích chính của tự phê bình và phê bình là để mình tự giúp mình và giúp người khác sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để cùng nhau tiến bộ, chỉ ra được khuyết điểm để sửa chữa, nhưng cũng phải nêu ưu điểm để phát huy. Trong ý kiến về việc làm và xuất bản loại sách “Người tốt, việc tốt” tháng 6-1968). Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi”. Đã sống, hoạt động thì mỗi người nhất định có điểm mạnh, điểm yếu; có ưu điểm, có nhược điểm. Tuy nhiên để nhận ra khuyết điểm, chỉ ra ưu điểm để quyết tâm khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm mới là cái chủ chốt nhất ở mỗi con người - với tư cách là chủ thể đạo đức.

Đối với sinh viên, khi tuổi đời còn ít, trải nghiệm chưa nhiều, tính cách, tâm lý chưa ổn định, nhiều khi nóng vội, chủ quan, quá tự tin... nên dễ mắc khuyết điểm, bộc lộ nhược điểm, nếu các chủ thể giáo dục không nắm được đặc điểm tâm - sinh lý sinh viên, không trang bị cho họ những tri thức cơ bản, đúng đắn về mục đích, tinh thần, thái độ, phương pháp tự phê bình và phê bình thì hiệu quả sẽ không cao, thậm chí phản tác dụng. Ngược lại, nếu các chủ thể giáo dục làm tốt điều này thì nó sẽ phát huy tác dụng, thực sự trở thành “vũ khí tinh thần” để phát huy ưu điểm, hạn chế khuyết điểm, kiên quyết đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực ngay từ khi sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Kế thừa tính cách bộc trực “ăn ngay, nói thẳng” của dân Nam Bộ, sinh viên ngành y khu vực này nhìn chung thẳng thắn, nghĩa khí, dứt khoát, ngắn gọn, rõ ràng: “Thuyền dời mà bến chẳng dời Khăng khăng một lời quân tử nhất ngôn”. Có thể nói yêu tính thật thà, ghét thói giả dối; yêu người trung, ghét kẻ nịnh…là một trong những đức tính của người dân Nam Bộ được hình

thành ngay từ buổi đầu mở cõi đang có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ hôm nay. Ở mức độ nhất định, đây là chỗ dựa, là điểm tựa để các chủ thể giáo dục nâng cao hiệu quả giáo dục tinh thần tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động y tế cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)