- Một số nhận thức chung về giáo dục và giáo dục đ o đức
Từ “giáo dục” trong tiếng nh là education . Đây là một từ gốc Latinh ghép bởi hai từ: "Ex" và "Ducere" thành "Ex-Ducere". Ex- ucere có nghĩa là dẫn con người vượt ra khỏi hiện tại của họ mà vươn tới những gì hoàn thiện hơn, tốt lành hơn, hạnh phúc hơn.
Thuật ngữ giáo dục thường được hiểu theo hai nghĩa khác nhau, đó là theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, giáo dục là quá trình trao đổi và chuyển giao tri thức, là quá trình giúp cho thế hệ mới sử dụng những tri thức mà các thệ hệ trước tạo ra; là sự đạt được những giá trị và các mô hình hành vi theo một mục đích, yêu cầu định sẵn.
Theo nghĩa hẹp, giáo dục là một quá trình chuyên biệt nhằm hình thành
nhân cách con người dưới ảnh hưởng của hoạt động có mục đích của nhà giáo dục trong hệ thống các cơ quan giáo dục và dạy học. Trong luận án này chúng tôi hiểu giáo dục theo nghĩa rộng, tức là quá trình trao đổi và chuyển giao tri
thức, là quá trình giúp cho thế hệ mới tiếp nhận, s dụng những tri thức mà các thế hệ trước t o ra và sáng t o ra tri thức mới; là sự đ t được những giá trị và các mô hình hành vi theo một mục đ ch, yêu cầu định sẵn.
Quá trình giáo dục được thực hiện bởi nhiều môi trường khác nhau: gia đình, nhà trường, xã hội. Trong đó giáo dục ở nhà trường đóng vai trò quan trọng. Trong nhà trường, người học không chỉ được giáo dục tri thức một cách cơ bản, hệ thống, mà họ còn được rèn luyện kỹ năng - nhất là các kỹ năng mềm để chuẩn bị hành trang bước vào cuộc sống.
Cùng với việc nâng cao trình độ nhận thức, tri thức khoa học, người học còn được giáo dục về đạo đức, về những phẩm chất làm người. Chúng ta biết rằng, đạo đức một mặt được hình thành một cách tự phát từ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của con người. Sự hình thành này không mang tính hệ thống,
khả năng khái quát hóa không cao. Tri thức đạo đức lúc này mang tính kinh nghiệm. Ngay từ thuở hoang sơ nhất của mình, khi trình độ nhận thức còn hết sức thấp kém, thì ý thức con người lúc này “cũng mang tính động vật như chính đời sống xã hội ở giai đoạn ấy; đó là một ý thức quần cư đơn thuần” [49, tr.44]. Tuy nhiên trong hoàn cảnh sơ khai đó, con người cũng đã tự biết đề ra những nguyên tắc, chuẩn mực nhằm ngăn cấm, ràng buộc những hành vi xâm hại đến lợi ích của người khác, như: không được lấy phần của nhau; không được đàn áp nhau...
Do sự vận động nội tại của quá trình sản xuất xã hội, khả năng nhận thức của con người ngày càng tăng, phân công lao động xuất hiện, các hình thức hoạt động xã hội cũng ngày càng phong phú hơn, hoạt động giáo dục ra đời, trong đó có giáo dục đạo đức - giáo dục đ o đức là con đường hình thành đạo đức một cách tự giác thông qua hoạt động giáo dục.
Về bản chất, giáo dục đạo đức là quá trình tổ chức cuộc sống, hoạt
động và giao lưu cho đối tượng giáo dục, nhằm giúp họ nhận thức đúng, tạo lập tình cảm và thái độ “đẹp”, hình thành những thói quen hành vi văn minh trong cuộc sống, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội. Theo cách hiểu này, giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y là quá trình tác động có mục đ ch c
hệ thống của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục thông qua những hình thức giáo dục nhất định nhằm hình thành ở đối tượng giáo dục tri thức, tình cảm, niềm tin lý tưởng đ o đức và được thể hiện ở hành vi chứa đựng giá trị đ o đức cao.
Một trong những chủ trương lớn để phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hiện nay ở nước ta đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định đó là: “chú trọng xây dựng nhân cách con người Việt Nam về lý tưởng, trí tuệ, đạo đức, lối sống, thể chất, lòng tự hào dân tộc, trách nhiệm xã hội, ý thức chấp hành pháp luật, nhất là trong thế hệ trẻ” [16, tr.126 . Riêng đối với thế hệ trẻ nói chung, sinh viên nói riêng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
có Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 về tăng cường sự l nh đ o của ảng
đối với công tác giáo dục lý tưởng cách m ng đ o đức, lối sống văn h a cho thế hệ trẻ giai đo n 2015-2030, trong đó nhấn mạnh: Giáo dục lý tưởng cách
mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ chiến lược, lâu dài, quan trọng, đòi hỏi phải có sự quan tâm, đầu tư thích đáng. Đầu tư cho giáo dục, trong đó có giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ là đầu tư cho tương lai của đất nước. Đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, của các cấp, các ngành, đoàn thể, gia đình và toàn xã hội; tạo điều kiện tối đa cho thế hệ trẻ học tập, lao động, cống hiến, là lực lượng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kế tục xứng đáng sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc [4].
Đối với ngành y, Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác
bảo vệ chăm s c và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã nhấn
mạnh: "Chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao đ o đức nghề nghiệp (người trích nhấn mạnh) kỷ luật lao động và tinh thần trách
nhiệm của cán bộ, nhân viên y tế, chấn chỉnh và khắc phục những biểu hiện tiêu cực tại các cơ sở y tế. Tăng cường công tác xây dựng Đảng, làm tốt công tác phát triển Đảng, nhất là đối với cán bộ y tế trẻ. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế" [8].
Giáo dục đạo đức góp phần to lớn trong việc chuyển các quan niệm đạo đức từ tự phát sang tự giác, từ tri thức kinh nghiệm thành tri thức lý luận. Giáo dục đạo đức còn góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức tốt đẹp mà các thế hệ trước đây xây dựng, tạo lập nên, đồng thời góp phần tạo ra những giá trị đạo đức mới. Không những thế, giáo dục đạo đức còn góp phần to lớn trong việc phê phán, lên án những quan điểm đạo đức lạc hậu, chống lại các hiện tượng phi đạo đức, tạo ra cơ chế phòng ngừa các phản giá trị đạo đức. Trong nhà trường, giáo dục đạo đức là một mặt của hoạt động giáo dục, nhằm tạo lập cho học sinh, sinh viên có nhận
thức đúng và hành động đẹp trong học tập, rèn luyện, trong giao tiếp với mọi người, với công việc.
Sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ và tầm quan trọng của việc giáo dục đ o đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay
Vùng Nam Bộ hiện nay bao gồm địa bàn 19 tỉnh, thành, đó là: Đồng Nai, ình ương, ình Phước, Tây Ninh, à Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long n, Tiền Giang, ến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, óc Trăng, n Giang, Kiên Giang, ạc Liêu, Cà Mau. Có thể chia Nam ộ hiện nay thành ba tiểu vùng: tiểu vùng Đông Nam ộ, tiểu vùng Tây Nam ộ, và tiểu vùng ài Gòn.
Về địa hình, đây là một vùng đồng bằng sông nước rất đặc trưng, có diện tích 6.130.000ha và độ phì nhiêu cao nhất trong tất cả các đồng bằng trong cả nước. Địa hình và thổ nhưỡng của hai tiểu vùng Đông Nam ộ và Tây Nam ộ có những điểm khác nhau: Đông Nam ộ có độ cao 100m-200m là vùng đất đỏ bazan và đất phù sa cổ; Tây Nam ộ có độ cao trung bình chưa đầy 2m, là vùng đất phù sa mới.
Hai hệ thống sông lớn nhất của vùng là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. Đây là những hệ thống sông ngòi có giá trị cao về giao thông, vận tải, về kinh tế và ý nghĩa lớn đối với sự phát triển văn hóa - xã hội.
Nam ộ là nơi có nhiều nền văn hoá cổ. Ở miền Đông tiêu biểu là nền văn hoá Đồng Nai do người Indonesia tạo lập vào khoảng từ 5.000 - 4.000 năm trước công nguyên. Còn ở miền Tây là văn hóa c o do người Indonesia và nhiều lớp người ngoại nhập Thiên Trúc, Nguyệt Thị, Nam ương... tạo lập vào khoảng từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VIII sau công nguyên.
Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một vùng đất đa tộc người, văn hoá Nam ộ có hai đặc trưng chủ đạo là đặc trưng đồng bằng sông nước và sự tiếp biến các yếu tố văn hoá của người Chăm, người Khmer, người Hoa vào văn hoá Việt trong vùng. Ở mức độ nào đó, những đặc
trưng này cũng là những nét đặc thù của vùng văn hoá Nam ộ và nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa tinh thần nói chung, giáo dục nói riêng của các thế hệ cư dân Nam ộ, trong đó có sinh viên.
Với 19 tỉnh, thành phố và hơn 20 triệu dân, khu vực Nam Bộ có vị trí địa - chính trị hết sức quan trọng. Đây không chỉ là trung tâm kinh tế lớn mà còn là trung tâm văn hóa - giáo dục lớn của cả nước. Hàng năm khu vực Nam Bộ đào tạo ra hàng vạn sinh viên, cung cấp nguồn nhân lực đáng kể, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Riêng đối với ngành y, cả vùng hiện có khoảng 20 cơ sở đào tạo về y dược. Đó là: Cao đẳng y tế thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng Y ược Hồng Đức (Quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh , Cao đẳng Y ược Pasteur (Quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh , Cao đẳng y tế ình ương, Cao đẳng y tế Đồng Nai, Cao đẳng y tế Long An, Cao đẳng y tế Tiền Giang, Cao đẳng y tế Bến Tre, Cao đẳng y tế Vĩnh Long, Cao đẳng y tế Trà Vinh, Cao đẳng y tế Đồng Tháp, Cao đẳng y tế Cần Thơ, Cao đẳng y tế Kiên Giang, Cao đẳng y tế Hậu Giang, Cao đẳng y tế n Giang, Cao đẳng y tế óc Trăng, Cao đẳng y tế Bạc Liêu, và Cao đẳng y tế Cà Mau. Chỉ tính riêng 3 trường đại học, đó là Đại học Y ược thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Y ược Cần Thơ, hàng năm cũng đã cung cấp cho khu vực và cả nước hàng ngàn cán bộ y tế có trình độ cử nhân và sau đại học.
Ngoài những nét khác biệt so với sinh viên các ngành học khác, như: thời gian và phương pháp học tập; yêu cầu khá cao khi tuyển chọn đầu vào... thì một trong những đặc điểm của sinh viên các trường đại học Y ược khu vực Nam Bộ là tính năng động, sáng tạo. Nói đến tính cách sinh viên ngành y ở khu vực Nam Bộ không thể không nói đến tính năng động sáng tạo của lực lượng xã hội này. Tính cách đó thể hiện ở chỗ họ rất dễ thích nghi với cuộc sống trên vùng đất mới, các yếu tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần luôn
luôn được tiếp biến sao cho phù hợp với điều kiện mới. Chính điều này đã tạo cho người dân Nam Bộ nói chung, sinh viên ngành Y ược nói riêng có những nét riêng khá độc đáo so với các vùng, miền khác.
Có thể nói rằng vùng đất phương Nam từ khi bắt đầu khai phá và phát triển trải qua bao đời nay đây vẫn là địa bàn sôi động nhất. Môi trường sống đó đòi hỏi mọi người khi đến đây không kể nguồn gốc xuất xứ từ đâu cũng đều phải năng động, sáng tạo mới có thể tồn tại và phát triển.
Hai là, có lòng yêu nước nồng nàn mang sắc thái của cư dân Nam ộ.
Lòng yêu nước là giá trị cao nhất trong hệ giá trị tinh thần Việt Nam, là một truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời của dân tộc ta. Đó không phải là đặc quyền của bất cứ vùng đất nào cả. Tuy nhiên đối với người dân Nam Bộ, lòng yêu nước được thể hiện một cách phóng khoáng, sinh động mang hơi hướng của hình tượng Lục Vân Tiên hay của một Trương Định với câu nói ngang tàng, khí phách nổi tiếng: “Triều đình không công nhận (cuộc kháng chiến của ta) nhưng nhân dân công nhận”. Đó là một Nguyễn Trung Trực không chịu đi nhận một chức vụ cao hơn theo lệnh của triều đình vì nhà Nguyễn muốn dẹp yên phong trào kháng chiến ở Nam Bộ để lấy lòng chính quyền Pháp. Câu nói khẳng khái của ông được truyền tụng trong dân gian cho đến bây giờ: “Khi nào nước Nam hết cỏ mới hết người chống Tây”. Bên cạnh đó còn rất nhiều đại diện tiêu biểu khác như các nhà thơ yêu nước Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa… tất cả đó đang có tác động trực tiếp đến các thế hệ sinh viên Y Dược Nam Bộ ngày nay. Tại Đại hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020, đồng chí Lê Quốc Phong, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam có nói: truyền thống anh hùng của học sinh, sinh viên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ là “tài sản vô giá”, hiếm có của phong trào sinh viên thành phố. Những giá trị “trui rèn trong lửa đỏ” của các thế hệ sinh viên, học sinh Sài Gòn - Gia Định là những động lực, cảm hứng…để đẩy mạnh phong trào sinh viên trong thời kỳ mới.
Ba là, hào phóng, hiếu khách, trọng nghĩa tình. Đây cũng có thể coi là
một trong những tính cách đặc trưng của người Việt ở Nam Bộ nói chung, sinh viên ngành Y ược nói riêng. Trong tất cả các mối quan hệ diễn ra trong cuộc sống hàng ngày, tính cách này luôn được bộc lộ một cách rõ ràng, sinh động và đầy tính nhân văn. ao giờ cũng vậy, người dân Nam Bộ luôn muốn dành những gì quý nhất, đẹp nhất trong đối nhân xử thế với hàng xóm, bạn bè và người thân của mình. Với tư cách là những người làm nhiệm vụ chữa bệnh, cứu người trong tương lai, sinh viên ngành Y ược đã và đang tiếp thu các giá trị nhân văn ấy và mang nó vào trong quá trình rèn luyện phấn đấu của bản thân như một hành trang song hành bên cạnh những tri thức mới. Điều này chúng ta có thể bắt gặp khi các bạn sinh viên năm thứ nhất, thứ hai đã tự giác, tích cực tham gia vào các phong trào tình nguyện chăm sóc sức khỏe người dân tại các cơ sở y tế trong và ngoài các cơ sở đào tạo một cách chân tình, hiếu khách.
Bốn là, tính bộc trực, thẳng thắn. Người Nam Bộ vốn bộc trực, thẳng
thắn, ít khi nói chuyện văn hoa dài dòng, rào trước đón sau. Cũng chính tính cách hay “nói thẳng mực tàu”, trải qua mấy trăm năm nó vẫn là một nét tính cách có tính đặc trưng trong mối quan hệ giữa người với người của cư dân Nam Bộ, điều đó thể hiện trong lới ăn, tiếng nói; trong cách ứng xử, giao tiếp hàng ngày. Nó đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến các thế hệ trẻ hôm nay, trong đó có sinh viên ngành Y ược cả trong học tập, rèn luyện lẫn trong quan hệ, giao tiếp với người khác.
Nắm được những đặc điểm của sinh viên ngành y Nam Bộ sẽ giúp cho các chủ thể giáo dục phát huy được thế mạnh, hạn chế điểm yếu trong quá trình giáo dục đạo đức cho đối tượng này, để đào tạo họ trở thành những người “mẹ hiền” chăm lo bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.
- Tầm quan trọng của giáo dục đ o đức cho sinh viên ngành y khu vực