NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y KHU VỰC NAM BỘ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 110 - 115)

Từ những vấn đề lý luận chung về giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ thời gian qua, tác giả luận án cho rằng, trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay có một số vấn đề đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết, đó là:

Thứ nhất, nhà trường và xã hội theo nghĩa hẹp) cần phải xác định rõ

hơn vị trí môn o đức học. Lịch sử giáo dục từ xưa đến nay luôn coi trọng giáo dục đạo đức. Ở Việt Nam, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, như Nghị quyết Trung ương tám, khóa XI đánh giá: Việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo, nhất là quan điểm "giáo dục là quốc sách hàng đầu" còn chậm và lúng túng. Việc xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội, trong đó có vấn đề giáo dục đạo đức. Nghị quyết đánh giá: “hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp…chưa chú trọng

đúng mức việc giáo dục đ o đức người trích nhấn mạnh), lối sống và kỹ năng

làm việc”.

Qua khảo sát của chúng tôi, hiện vẫn còn một số cơ sở giáo dục vẫn chưa thực sự quan tâm một cách đúng mức vấn đề này. Ngay cả một số trường đào tạo nghề y, môn o đức học vẫn chưa được đặt đúng vị trí của nó. Trong bối cảnh đó việc nhận thức đầy đủ, đúng vị trí môn học là hết sức cần thiết và vô cùng cấp bách.

Thứ hai, về nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn o đức học. Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như một số cơ sở giáo dục đại học các đại học quốc gia, các đại học vùng, các trường đại học, cao đẳng) biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy môn o đức học là cần thiết và đáng trân trọng, đáp ứng yêu cầu học tập và giảng dạy ở của các cơ sở giáo dục đại học. Qua tham khảo một số tài liệu có được, chúng tôi thấy các tài liệu này vẫn nặng về lý luận, tính “hàn lâm”, chưa thực sự gắn với ngành nghề đào tạo, gắn với thực tiễn đầy biến động như hiện nay. Chính vì lẽ đó, vấn đề đổi mới nội dung, thiết kế lại chương trình, đa dạng hóa hình thức và phương pháp giảng dạy theo hướng tinh giản, hiện đ i, thiết thực, phù hợp với ngành nghề đào tạo là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm một cách đúng mức.

Về đội ngũ giáo viên dạy môn o đức học. Qua khảo sát một số trường đại học và cao đẳng đào tạo ngành y ở khu vực Nam Bộ, chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ, chúng tôi thấy rằng, số giảng viên có thâm niên giảng dạy môn học và số giảng viên có luận văn, luận án chuyên ngành đạo đức học đang đảm nhiệm giảng dạy môn o đức học

không nhiều, dẫn đến hiệu quả công tác giáo dục đạo đức chưa cao. o đó, công tác đào tạo, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ giáo viên chuyên ngành để giảng dạy môn o đức học là một trong những vấn đề nổi cộm ở các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành y ở Nam Bộ hiện nay.

Thứ ba, vấn đề môi trường kinh tế - xã hội, môi trường giáo dục học

đường. Cả lý luận lẫn thực tiễn chỉ cho chúng ta thấy rằng, hoàn cảnh, môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả giáo dục nói chung, đến giáo dục đạo đức nói riêng. Chính C.Mác đã từng viết rằng: Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội và: con người tạo ra hoàn cảnh đến mức nào thì hoàn cảnh cũng tạo ra con người đến mức ấy [49, tr.11, 55].

Hiện nay - như Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33-NQ/TW) về xây dựng và phát

triển văn h a con người Việt am đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước - có đánh giá: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối

sống trong Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng… Môi trường văn hóa còn tồn tại tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng” [5]. Chính vì vậy, việc lành mạnh hóa môi trường kinh tế - xã hội để có tác động tích cực đến giáo dục nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng càng trở nên cần thiết.

Môi trường giáo dục học đường của chúng ta thời gian qua tuy đã có những cải thiện nhất định, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập. Các cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động chưa được triển khai một cách mạnh mẽ, hiệu quả chưa thật cao. o đó việc lành mạnh hóa môi trường giáo dục cũng là một trong những vấn đề đặt ra cần phải được giải quyết, nhất là môi trường học đường, vai trò gương mẫu của người thầy trong các quan hệ đạo đức, trong truyền thụ và sáng tạo tri thức.

Có một thực tế hiện nay bên cạnh những hạn chế trong công tác giáo dục giáo thì môi trường xã hội nước ta còn quá nhiều vấn đề ảnh hưởng không tốt đến giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y. Hiện tượng một số bác sĩ, người lao động tại các cơ sở y tế vô cảm trước người bệnh và người nhà bệnh nhân; quan hệ giữa một số thầy thuốc với bệnh nhân chỉ là quan hệ tiền nong đơn thuần. Ngoài ra một số hạn chế trong cơ chế hoạt động của các cơ sở y tế không phát huy được bản tính tốt đẹp có tính bẩm sinh của con người. Thậm chí có trường hợp “làm phúc xúc phải tội”, giúp đỡ người bị tai nạn nhưng cuối cùng mình lại bị mắc oan... những vấn đề đặt ra này cần phải sớm khắc phục để có được môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ hiện nay.

Thứ tư, về đối tượng giáo dục - sinh viên. Đại đa số sinh viên ngành y

khu vực Nam Bộ nước ta có ý thức học tập và rèn luyện tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành tốt nội quy, quy chế đào tạo của nhà trường, có ý thức pháp luật và chấp hành luật pháp một cách nghiêm chỉnh. Tuy nhiên vẫn còn không ít sinh viên có những biểu hiện lệch lạc trong lối sống, vi phạm nguyên tắc đạo đức và có những hành vi lệch chuẩn nhân cách mà xã hội yêu cầu. Đây cũng là một trong những vấn đề bức xúc đang đặt ra cần phải giải quyết.

Việc trường Đại học Y dược Cần Thơ ra uyết định số 340 Đ- ĐHY CT ngày 10-5-2014), thi hành kỷ luật đối với sinh viên Đỗ Thị Bích Ngọc. MSSV: 1233030292, Lớp ược B khóa 26 (niên khóa 2012 - 2016) về hành vi “Nhờ người làm hộ bài kiểm tra trong buổi kiểm tra giữa kỳ học phần Ký sinh trùng” với hình thức “Cảnh cáo, thông báo toàn trường và ghi vào hồ sơ sinh viên”. Hay Quyết định 341/ Đ-ĐHY CT ngày 10-5-2014) về việc thi hành kỷ luật đối với sinh viên Nguyễn Đoàn Tuyết ương, Lớp ược khóa 26 (niên khóa 2012 - 2016), MSSV: 1233030333. Với hình thức kỷ luật: Đình chỉ học và thi học phần Ký sinh trùng trong năm học 2013 - 2014. Cảnh cáo, thông báo toàn trường và ghi vào hồ sơ sinh viên, với lý do: “Làm hộ bài kiểm tra trong buổi kiểm tra giữa kỳ học phần Ký sinh trùng”... là những minh chứng cho tình trạng trên.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong đó có yếu tố bên trong nhà trường, như: Vai trò của đội ngũ giảng viên giảng dạy môn đạo đức học và các môn học có liên quan; vai trò của các phòng, ban; của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, của Hội Sinh viên Việt Nam; yếu tố về nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục đạo đức cũng như các yếu tố bên ngoài nhà trường: chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giáo dục đạo

đức; tác động từ yếu tố thời đại (toàn cầu hóa, cách mạng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại... ; tác động của nhân tố kinh tế - văn hóa - xã hội khu vực Nam Bộ. Việc tìm ra các yếu tố tác động có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay.

Trong nhiều năm qua Đảng, Nhà nước và các cơ sở giáo dục - đào tạo đã quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên so với mục tiêu: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bối dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [65, tr.8] thì công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành y nói riêng còn phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Khảo sát công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta thời gian qua, chúng tôi thấy có mấy vấn đề lớn nổi lên cần phải sớm khắc phục, đó là: vấn đề nhận thức về vị trí, vai trò của môn học; về nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên giảng dạy môn o đức học; vấn đề môi trường kinh tế - xã hội, môi trường giáo dục học đường hay tính tích cực học tập, tính tự giác của sinh viên... Đứng trước thực trạng đó, việc tìm ra giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y Nam Bộ nước ta hiện nay là hoàn toàn cần thiết.

Chƣơng 4

Một phần của tài liệu Giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực nam bộ việt nam hiện nay (Trang 110 - 115)