trƣờng đại học cao đẳng y tế Nam Bộ hiện nay
Giữa đạo đức và pháp luật có mối quan hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều có chức năng điều chỉnh hành vi con người sao cho phù hợp với những chuẩn mực, yêu cầu phát triển của xã hội. Ph.Ănghen viết rằng: “ ự phát triển của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật... đều dựa trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhưng tất cả cũng có ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế” [54, tr.271]. Theo lôgíc này giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật có mối liên hệ với nhau và bổ sung cho nhau. Trên thực tế các quan niệm về: hạnh phúc, lương tâm, danh dự, thiện - ác, lẽ công bằng, nghĩa vụ... vừa chứa đựng giá trị đạo đức vừa mang ý nghĩa pháp lý.
Về bản chất, giáo dục pháp luật là hoạt động có tổ chức, có kế hoạch của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục, nhằm mục đích hình thành ở đối tượng giáo dục tình cảm, tri thức, niềm tin pháp luật trên cơ sở đó có được hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật hiện hành.
Ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp và nhà nước, pháp luật luôn luôn mang tính giai cấp. Về bản chất pháp luật là hệ thống các quy tắc x sự
mang tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, do nhà nước an hành và đảm bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục cưỡng chế. o đó, pháp luật trở thành một trong những công cụ sắc bén và hiệu quả
nhất trong việc giữ gìn trật tự xã hội, trong việc bảo vệ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Pháp luật và đạo đức đều có chức năng điều chỉnh hành vi của con người sao cho phù hợp với những yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên sự điều chỉnh này ở đạo đức và pháp luật có sự khác nhau ở phạm vi và cách thức. So với pháp luật, phạm vi điều chỉnh hành vi con người của đạo đức rộng lớn hơn nhiều. Trên thực tế, có những hành vi không vi phạm pháp luật, không chịu sự điều chỉnh về mặt pháp lý nhưng lại chịu sự điều chỉnh của đạo đức. Chính vì vậy mà người ta thường nói pháp luật là đạo đức tối thiểu, còn đạo đức là pháp luật tối đa.
Về phương thức điều chỉnh, pháp luật dựa trên sự cưỡng chế, bắt buộc trong lúc đó đạo đức lại dựa vào niềm tin cá nhân, vào truyền thống dân tộc, vào sức mạnh của dư luận xã hội. Tác dụng của đạo đức là ngăn cấm, khuyên
răn người ta không nên để cho cái gì đó không tốt xảy ra, tức là cái chưa có và không nên có. Còn tác dụng của pháp luật là xử lý, giải quyết cái đã có, đã xảy ra. Ở đây tuy có sự khác biệt nhất định nào đó nhưng lại có sự thống nhất với nhau, bổ sung và hỗ trợ cho nhau. Với ý nghĩa này, chúng ta có thể coi quan hệ giữa đạo đức với pháp luật là quan hệ giữa tự do và tất yếu và là những người bạn “đồng hành” trong việc giữ gìn trật tự xã hội. Chúng tôi đồng ý với nhận định của Bandzeladze rằng: "Xưa nay, pháp luật bao giờ cũng là một trong những biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức và biến nó thành thói quen. Chuẩn mực càng khó khẳng định bao nhiêu thì vai trò của pháp luật càng quan trọng bấy nhiêu. Vì vậy không thể buông lỏng pháp luật nếu việc này chưa được chuẩn bị bằng sự tiến bộ đạo đức xã hội" [7, tr.177].
Sự luận giải những điểm cơ bản trên đây cho thấy để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng y tế khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật. Sự kết hợp này sẽ giúp cho sinh viên nhận thức một cách đầy đủ, sâu sắc những nguyên tắc đạo đức cơ bản cũng như những quy phạm pháp luật hiện hành, trên cơ sở đó sinh viên tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như quy định của pháp luật, để họ thực sự trở thành những người vừa cứu chữa bệnh tật vừa nâng đỡ tinh thần cho người ốm yếu - như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn.
Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khi Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì sự kết hợp này càng trở nên cần thiết. Một trong những chủ trương lớn trong việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội của Đảng ta hiện nay là: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức” [14, tr.129].
Hiện nay bên cạnh đa số sinh viên ngành y sống có lý tưởng, có ước mơ hoài bão lớn lao, không ngừng phấn đấu trong học tập, rèn luyện vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, vì hạnh phúc của bản thân, vì tương lai của đất nước thì hiện nay - như đánh giá của Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại hội lần thứ IX (nhiệm kỳ 2013-2018) - vẫn còn “Một số ít sinh viên còn thờ ơ về chính trị, sống thực dụng, chạy theo những trào lưu, xu hướng lệch lạc, mắc vào các tệ nạn xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật … không ít sinh viên chưa xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn dẫn đến thiếu ý chí phấn đấu, rèn luyện, kỹ năng mềm chưa tốt, ảnh hưởng đến năng lực làm việc khi ra trường”. Việc thi hành kỷ luật đối với Đỗ Thị Bích Ngọc, sinh viên Lớp ược B khóa 26 (niên khóa 2012 - 2016) trường Đại học Y ước Cần Thơ với hành vi “Nhờ người làm hộ bài kiểm tra trong buổi kiểm tra giữa kỳ học phần Ký sinh trùng” với hình thức “Cảnh cáo, thông báo toàn trường và ghi vào hồ sơ sinh viên”. Hay việc thi hành kỷ luật đối với sinh viên Nguyễn Đoàn Tuyết ương, Lớp ược B khóa 26 (niên khóa 2012 - 2016) cũng thuộc trường Đại học Y ước Cần Thơ, với hình thức kỷ luật: đình chỉ học và thi học phần Ký sinh trùng trong năm học 2013 - 2014. Cảnh cáo, thông báo toàn trường và ghi vào hồ sơ sinh viên, với lý do: “Làm hộ bài kiểm tra trong buổi kiểm tra giữa kỳ học phần Ký sinh trùng” là những minh chứng cho việc “không ít sinh viên chưa xác định rõ mục tiêu, động cơ học tập đúng đắn dẫn đến thiếu ý chí phấn đấu” vươn lên trong học tập, rèn luyện để trở thành những cán bộ y tế “vừa hồng, vừa chuyên”.
Để sự kết hợp này mang lại hiệu quả cao, trước mắt chúng ta cần phải thực hiện tốt một số vấn đề cơ bản sau đây: Một, tăng cường công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng y tế Nam Bộ nước ta hiện nay. Trong nhiều năm qua nhất là từ sau Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (20-25/1/ 1994) đén nay, Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong
các trường đại học, cao đẳng nói chung, các trường y nói riêng. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được Hội nghị Trung ương tám khóa XI đề ra là: Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật người trích nhấn mạnh) và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh [18].
Thực hiện chủ trương này, ngày 26-2-2015 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành uy định số 580 Đ- G ĐT về Kế ho ch công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật năm 0 5 của ngành giáo dục, trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục
tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp, Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị quyết số 77/NQ-CP Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Điều lệ trường đại học, Điều lệ trường cao đẳng và các văn bản chỉ đạo về đổi mới quản lý giáo dục đại học, các văn bản pháp luật mới về giáo dục cho cán bộ, công chức, viên chức, nhà giáo, người lao động, người học [10].
Một thực tế đặt ra là trong thời gian qua,tình trạng xuống cấp về đạo đức trong xã hội nói chung, trong ngành y nói riêng khá phổ biến. Trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có nguyên nhân do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về pháp luật, vì vậy tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong xã hội nói chung, trong trường học nói riêng là việc làm hết sức cần thiết.
Hiện nay công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong các trường học nhìn chung chúng ta làm chưa tốt, chưa đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền. Những tri thức pháp luật mà sinh viên thu nhận được từ trong nhà trường và từ các kênh khác sẽ giúp cho sinh viên tự giác điều chỉnh hành vi của mình theo đúng Hiến pháp và pháp luật cũng như theo đúng đạo đức nghề nghiệp - nhất là trong quá trình khám, chữa bệnh sau này. Mỗi khi sinh viên ngành y có được những hiểu biết cơ bản về pháp luật, sống, học tập,
làm việc theo Hiến pháp và pháp luật thì đó cũng là lúc lòng nhân ái, đức tính vị tha, tình yêu ngành, yêu nghề sẽ được nâng lên; ý thức tập thể, tinh thần đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp không ngừng được củng cố và phát triển; quyền được khám và chữa bệnh của nhân dân sẽ được tôn trọng hơn; biết tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí trong hoạt động y tế.
Hai, tăng cường công tác kiểm tra việc thực thi pháp luật trong nhà
trường, đảm bảo tính nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật. Kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung rất quan trọng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Mục tiêu của công việc này là nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của đảng ủy, ban giám hiệu; tạo sự đồng thuận, thống nhất, đoàn kết và bảo đảm thực hiện dân chủ trong nhà trường; giữ vững kỷ cương, kỷ luật trong đơn vị, phòng ngừa sự suy thoái về đạo đức, ngăn chặn lối sống vô nguyên tắc; kịp thời đánh giá đúng ưu điểm, làm rõ thiếu sót, khuyết điểm trong việc chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế của nhà trường để kịp thời uốn nắn, góp phần xây dựng nhà trường ngày càng phát triển.
Với tư cách là một công dân, sinh viên phải sống, học tập và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Với tư cách là một sinh viên, họ phải tuân thủ mọi nội quy, quy định của nhà trường cũng như iều lệ trường đ i học theo Quyết định số 70/2014 Đ-TTg, ngày 10-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30-01-2015). Trong đó Điều 49 nói về “Nhiệm vụ và quyền của người học” có quy định, người học có nghĩa vụ: Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường. Tôn trọng các giá trị văn hóa, đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc.
Trong thời gian qua việc thực hiện pháp luật hay nội quy, quy định của nhà trường cũng như iều lệ trường đ i học ở nhiều cơ sở giáo dục đại học
tương đối tốt. Tuy nhiên cũng không ít nơi vấn đề này có những biểu hiện buông lỏng, chưa chú trọng đúng mức đến việc thực thi pháp luật cũng như
việc thực hiện các nội quy, quy chế của trường, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật. Việc thi hành kỷ luật đối với Đỗ Thị Bích Ngọc, sinh viên Lớp ược B khóa 26 (niên khóa 2012 - 2016 trường Đại học Y ược Cần Thơ, cũng như việc buộc phải đình chỉ học và thi học phần Ký sinh trùng trong năm học 2013 - 2014. Cảnh cáo, thông báo toàn trường và ghi vào hồ sơ sinh viên đối với Nguyễn Đoàn Tuyết ương, Lớp ược B khóa 26 (niên khóa 2012 - 2016) - như đã được đề cập đến trên đây là những minh chứng cho việc sinh viên vi phạm nội quy, quy chế của trường, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật.
Để đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật trong nhà nước pháp quyền; để các nội quy, quy chế của nhà trường đi vào đời sống sinh viên, đòi hỏi đảng ủy, ban giám hiệu các trường phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật, thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường, để pháp luật và các quy định của nhà trường được thực hiện một cách nghiêm minh, có hiệu quả. Mỗi khi sinh viên thực hiện tốt nghĩa vụ pháp lý của mình thì đó cũng là lúc họ thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức của họ.
Ba, thường xuyên tổng kết việc truyên truyền, giáo dục và thực thi pháp
luật; thực hiện nội quy, quy định của nhà trường. Để việc kết hợp giữa giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng y tế khu vực Nam Bộ đạt hiệu quả cao, ngoài việc tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tăng cường công tác kiểm tra việc thực thi pháp luật trong nhà trường, đảm bảo tính nghiêm minh, thượng tôn của pháp luật thì hàng năm các trường cần phải tổng kết việc truyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật; thực hiện nội quy, quy định của nhà trường để rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình lãnh đạo tiếp theo. Việc tổng kết này có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá ưu điểm để phát huy cũng như những mặt tồn tại, yếu kém để khắc phục; tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức và hành động trong nhà trường đối với giáo dục đạo đức và giáo
dục pháp luật; kịp thời xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế của nhà trường.
Những kết quả đạt được cũng như những yếu kém trong việc kết hợp giữa giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật được rút ra của năm trước sẽ là bài học quý báu cho năm sau. Đây là một trong những cơ sở để tăng cường vai trò lãnh đạo của đảng ủy và vai trò quản lý của ban giám hiệu, đề cao trách nhiệm của tổ chức và cá nhân trong công tác giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật nói riêng.