Trong xã hội có bao nhiêu ngành nghề thì dường như có bấy nhiêu tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp. Nhưng có lẽ không có một nghề nào đặc biệt như nghề y, vì mỗi một sai lầm hay một thiếu sót dù nhỏ nhất cũng có thể gây nên những tác hại lớn nhất đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Cũng như nhiều ngành nghề khác, người làm nghề y không những cần có năng lực, trình độ tay nghề cao, mà đặc biệt cần có tấm lòng nhân ái, thấu hiểu tình người để có thể cảm thông, chia sẻ, làm vơi đi nỗi đau khổ của người bệnh. Chính lòng yêu thương con người là một trong những động lực
giúp người thầy thuốc vượt qua mọi khó khăn và cám dỗ vật chất, hăng say nghiên cứu các phương pháp trị bệnh có hiệu quả hơn.
Khác với nhiều lĩnh vực hoạt động khác, nghề y là một nghề mà kết quả hoạt động của nó liên hệ trực tiếp đến đến đời sống và tính mạng của con người, liên quan đến hạnh phúc của từng gia đình, đến tương lai giống nòi, đến sức khỏe và sự cường thịnh của một dân tộc.
Đối với mỗi một con người, sức khỏe là vốn quý nhất, nó không phải là một món hàng nên ngành y không phải ngành thương mại. Trước mắt người thầy thuốc chỉ có người bệnh là người cần sự trợ giúp về mặt sức khỏe. Giữa thầy thuốc và bệnh nhân chỉ có sự trao đổi chân thành, đó là sự trao đổi giữa lòng tin của người bệnh với đạo đức và lương tâm của người thầy thuốc; giữa tính mạng bệnh nhân với tay nghề, hiểu biết và năng lực chuyên môn của người cán bộ y tế. Có thể nói, nghề y là một nghề đi tìm sự sống trong cái chết, người thầy thuốc luôn phải tôn trọng cuộc sống của người bệnh, mang y đức và y thuật ra để chữa bệnh cứu người.
Đặc thù của nghề y trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân, sức khỏe của người bệnh đó không chỉ là năng lực chuyên môn, trình độ tay nghề. Cái lớn lao hơn, có ý nghĩa quyết định hơn là vấn đề y đức. Về cơ bản người có y đức cao thì không thể là người có trình độ tay nghề thấp. Chính đức tình cần cù, khiêm tốn, ham học hỏi sẽ giúp cho họ có bản lĩnh để vươn lên trong học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Ngược lại, không ít người có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững nhưng lại suy thoái về đạo đức, gây hại cho xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật trong hoạt động y tế.
Trong Y huấn cách ngôn, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có viết
rằng: “Đạo làm thuốc là một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người. Phải lo cái lo của người, vui cái vui của người. Chỉ lấy việc cứu mạng sống cho con người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi, kể công” [78]. Còn
tác giả Ngô Gia Hy cho rằng: Cốt lõi của y đức là ở bổn phận của người thầy thuốc, bổn phận ấy thể hiện ra trong các quan hệ: nghề nghiệp, bệnh nhân, đồng nghiệp, thầy trò và đối với xã hội... Đó là những tiêu chí cơ bản để người thầy thuốc điều chỉnh hành vi ứng xử, thái độ, lối sống cho phù hợp với từng quan hệ cụ thể. Vì vậy đối với những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, trước hết là các thầy thuốc phải lấy đạo đức làm trọng, phải coi đạo đức làm đầu.
Những phân tích chưa đầy đủ trên đây cũng đủ cho chúng ta thấy rằng nghề y là một nghề đặc biệt, tính đặc biệt ấy biểu hiện ở chỗ:
Thứ nhất: Hoạt động của cán bộ, nhân viên y tế tác động đến tất cả mọi
người trong xã hội, không kể giai cấp, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, cũng như nó tác động trực tiếp đến cuộc đời một con người qua các giai đoạn, từ khi là bào thai cho đến khi mất.
Thứ hai: Người hành nghề thầy thuốc có nhiều “quyền lực”, do nắm
trong tay tính mạng bệnh nhân nên dễ có thể lạm quyền và dễ có cơ hội để lạm dụng.
Thứ ba: Biết nhiều bí mật về cuộc sống của người khác. Thứ tư: Dễ gây ra “tai họa” cho người khác.
Thứ năm: Kỹ năng hành nghề không dễ kiểm soát.
Thứ sáu: Không có mẫu hình tốt duy nhất của y đức, đôi lúc khó diễn tả
và dễ ngụy biện.
Thứ bảy: Chỉ có lương tâm và người cùng hành nghề mới có thể kiểm
soát được đạo đức nghề nghiệp [83, tr.28].
o đặc điểm nghề nghiệp, do tính đặc thù của nghề y, nên việc nâng cao đạo đức cho cán bộ, nhân viên y tế là đòi hỏi thường xuyên của các tổ chức và cá nhân người thầy thuốc. Đối với sinh viên ngành y thì đây là một trong những nội dung giáo dục không thể thiếu được khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường.
ặc điểm của sinh viên ngành y
Ở Việt Nam, sinh viên là những công dân có độ tuổi chủ yếu từ 18 đến 25 đang học tập ở trình độ đại học, cao đẳng, đang chuẩn bị những nền tảng tri thức, kỹ năng cần thiết cho các hoạt động chuyên môn nghề nghiệp sau này. Điều 59 Luật Giáo dục đ i học công bố ngày 02 tháng 07 năm 2012 quy định: “Người học là người đang học tập và nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục đại học, gồm sinh viên của chương trình đào tạo cao đẳng, chương trình đào tạo đại học”.
So với các bộ phận thanh niên khác thì sinh viên là những người có học thức, nhạy cảm với cái mới, năng động và sáng tạo, ham học hỏi, họ sẽ là chủ nhân tương lai của đất nước; được gia đình, nhà trường và xã hội hết sức quan tâm chăm sóc và tin tưởng. Tại Đại hội Sinh viên toàn quốc lần thứ V (ngày 22-11-1993) nguyên Tổng í thư Đỗ Mười đã khẳng định: Sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội có thành công hay không, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng quốc tế hay không chủ yếu do thế hiện thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là một bộ phận hết sức quan trọng. Gần đây, trong bài phát biểu tại Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ IX (2013), thay mặt Đảng và Nhà nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn inh Hùng đã chỉ rõ: Học sinh, sinh viên là những thanh niên ưu tú có tri thức, là lực lượng kế thừa và phát huy những thành quả cách mạng của Đảng và dân tộc, tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, sinh viên có vai trò và trách nhiệm to lớn, phải ra sức học tập thật tốt, bắt kịp những bước tiến, trình độ, tri thức của thời đại để gánh vác trọng trách của mình.
Khác với sinh viên các ngành kinh tế, các trường khoa học xã hội và nhân văn hay sinh viên các trường sư phạm... sinh viên trường y được đào tạo trong 6 năm. Năm thứ nhất và năm thứ hai học các học phần chủ yếu về kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở. Bắt đầu năm thứ hai sinh viên được làm
quen với các học phần trên lâm sàng tại các cơ sở y tế để thực tập, thực hành. ong song đó là tham gia các buổi trực đêm tại nhà trường và các bệnh viện thực hành. Thời gian 4 năm còn lại của chương trình đại học sinh viên trường y phải học tập rất căng thẳng, đòi hỏi phải có tinh thần nghiêm túc học tập và ý thức nghề nghiệp cao mới có thể theo hết được chương trình học tập. Đây là khoảng thời gian đòi hỏi sinh viên ngành y phải thực hiện tốt những nguyên tắc đạo đức mới, như: lao động tự giác, sáng tạo - cội nguồn của đạo đức mới; phát huy chủ nghĩa tập thể trong học tập, rèn luyện...
Để trở thành người thầy thuốc “vừa hồng vừa chuyên” đòi hỏi sinh viên ngành y phải nỗ lực phấn đấu và thường xuyên tu dưỡng đạo đức. Đối với sinh viên ngành y, lòng yêu nghề phải là tiêu chuẩn đầu tiên. Nghề y là một nghề nhân đạo, vì thế không phải ai cũng có thể trở thành thầy thuốc được, nếu một ai đó có ý định kiếm tiền làm giàu thì tốt nhất không nên theo nghề y và cũng không nên tuyển chọn họ vào ngành y.
Cũng như sinh viên nói chung, sinh viên ngành y trong đời sống thường nhật cũng đóng nhiều vai khác nhau: ở trường họ là sinh viên; ở nhà họ là người con, người anh, người chị, người em; ngoài xã hội họ là những công dân, là người bạn... o đó vị trí thực trong xã hội của sinh viên chưa được xác định, bởi vì họ chưa có nghề nghiệp ổn định, hoạt động chính của họ là học tập, rèn luyện và bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia vào một số hoạt động xã hội khác. Chính vì vậy việc học tập, rèn luyện để có một nghề nghiệp ổn định trong tương lai vì hạnh phúc của bản thân và tiền đồ của đất nước là việc làm hết sức quan trọng và vô cùng cần thiết đối với sinh viên.
So với sinh viên ngành y trong cả nước, sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ, nhất là sinh viên các trường đại học, cao đẳng các tỉnh miền Tây có những hạn chế nhất định. Một là, ít nhiều họ chịu ảnh hưởng không mấy
thuận lợi từ mặt bằng dân trí, mặt bằng giáo dục. So với mặt bằng giáo dục chung của cả nước, mặt bằng giáo dục các tỉnh miền Tây Nam Bộ thấp hơn
rất nhiều. Tại tại Hội nghị tổng kết phát triển giáo dục đào t o và d y nghề v ng ng bằng sông C u ong giai đo n 2011-2015 (diễn ra ngày 25-9-
2015 tại thành phố Cần Thơ , Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận định: Đồng bằng sông Cửu Long vẫn là vùng trũng về giáo dục. Cũng tại Hội nghị này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ùi Văn Ga cho biết, một số chỉ tiêu chưa đạt theo Quyết định 1033 (Quyết định 1033 Đ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục đào t o và d y nghề v ng đ ng bằng
sông C u Long giai đo n 2011-2015, ban hành ngày 30-6-2011 như tỉ lệ huy
động trẻ dưới 36 tháng tuổi đạt thấp dưới 10%); tỉ lệ nhập học đúng độ tuổi cấp trung học phổ thông của đồng bằng sông Cửu Long dưới 50% (bình quân cả nước là 60% , khó đạt được mục tiêu 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông hoặc tương đương vào năm 2020; tỉ lệ bỏ học vẫn còn cao. Hiện vùng mới đạt 190 sinh viên/vạn dân, thấp hơn bình quân cả nước (240 sinh viên/vạn dân).
Riêng đối với lĩnh vực y tế, theo ông Võ Minh Chiến, phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, cho biết tỉ lệ bác sĩ trên vạn dân là 4,8 bác sĩ vạn dân (bình quân cả nước 7,5 bác sĩ vạn dân). Vì vậy, ông Chiến đề nghị Chính phủ tiếp tục ban hành văn bản như uyết định 1033 cho giai đoạn 2016 - 2020, để góp phần nâng cao mặt bằng dân trí trong toàn vùng lên một tầm cao mới.
Hai là, khả năng tiếp nhận thông tin, cập nhật những thành tựu y học
hiện đại cũng còn gặp không ít khó khăn, nhất là về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cũng như đội ngũ chuyên gia đầu ngành. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay, nhất là các tỉnh miền Tây. Một trong những giải pháp đề nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phẩm chất đạo đức cho sinh viên ngành y là mô hình nhà trường - bệnh viện. Mô hình này đã được triển khai cả ở thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Nhưng do những hạn chế về thông tin, về trang thiết bị y tế lẫn đội ngũ chuyên gia đầu ngành (nhất là khu vực miền Tây) nên hiệu quả vẫn chưa đạt được như sự kỳ vọng của ta.
2.1.2.2. Giáo dục đạo đức và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức cho sinh viên ngành y khu vực Nam Bộ nước ta hiện nay