Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 114 - 116)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Theo dự báo, GDP toàn cầu sẽ gia tăng bình quân khoảng 3,5%/năm trong giai đoạn 2006 – 2020. Trong đó, tỷ trọng Châu Á chiếm từ 35% sẽ tăng lên khoảng 45% và sẽ có nhiều tác động ảnh hƣởng đến quan điểm xây dựng và hoàn thiện chính sách thƣơng mại của Việt Nam trong giai đoạn này. Cụ thể:

Thứ nhất, hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn ảnh hƣởng nghiêm trọng tới phát triển kinh tế của các nƣớc. Các luồng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, ODA và vốn đầu tƣ gián tiếp vẫn sẽ bị ảnh hƣởng, tuy nhiên, mức độ ảnh hƣởng giảm dần. Hiện nay, khu vực châu Âu đã tuyên bố xử lý đƣợc vấn đề khủng hoảng nợ công, những tín hiệu lạc quan về kinh tế đang xuất hiện ngày càng nhiều. Tƣơng tự, kinh tế Mỹ đã có nhiều tín hiệu tích cực thể hiện sự phục hồi vững chắc hơn. Các chƣơng trình kích thích kinh tế của Mỹ cũng đang tính đến giảm dần và chấm dứt. Tỷ lệ thất nghiệp giảm dần và niềm tin của ngƣời tiêu dùng và nhà đầu tƣ vào nền kinh tế đã tăng lên. Các nền kinh tế mới nổi nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ vẫn duy trì đƣợc mức tăng trƣởng cao, bất chấp sự tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Thứ hai, lạm phát vẫn là mối lo hàng đầu của tất cả các quốc gia, khi mà chỉ số chung của các loại hàng hóa nguyên liệu thô, năng lƣợng, lƣơng thực và thực phẩm có xu hƣớng tăng do ảnh hƣởng từ các chƣơng trình nới lỏng chính sách tiền tệ của nhiều nền kinh tế lớn và tình hình bất ổn chính trị tại bắc Phi, Trung Đông. Nhiều nƣớc châu Á có mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm qua nhƣ Tr ung Quốc 5%, Ấn Độ 8,2%, Hàn Quốc 4,7%...

Thứ ba, xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thƣơng mại, phân công lao động quốc tế tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Xu hƣớng này, mở ra cơ hội xuất khẩu

108

lớn hơn cho hàng hóa, dịch vụ của cả nƣớc, nhất là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam, đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn.

Thứ tƣ, kinh tế thế giới chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu, từ kinh tế vật thể sang kinh tế tri thức, từ thị trƣờng hàng hóa là chủ yếu san g thị trƣờng dịch vụ là chủ yếu.

Thứ năm, tình hình chính trị, an ninh thế giới và khu vực chứa dựng nhiều tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, khó lƣờng. Ngoài ra, các nguy cơ dịch bệnh trên diện rộng đe dọa đến tính mạng con ngƣời và hoạt động kinh tế, xã hội cũng không thể xem thƣờng.

Thứ sáu, các nƣớc đang có xu hƣớng tìm đến những thỏa thuận kinh tế, thƣơng mại song phƣơng (BTA) hoặc khu vực (FTA) nhằm tìm kiếm những cơ hội tăng trƣởng, xuất khẩu. Mặc dù vậy, các BTA, FTA cũng không thể thay thế đƣợc mô hình đa phƣơng của WTO, nhất là trong việc giúp các nƣớc nhỏ khỏi chịu nhiều thua thiệt trƣớc các nƣớc lớn. Việc thiết lập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) với 12 nƣớc tham gia đàm phán (trong đó có Việt Nam) đƣợc dự báo sẽ có những tác động không nhỏ đến các hoạt động công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam.

Thứ bảy, tranh chấp trong thƣơng mại quốc tế có xu hƣớng biến đổi trong khi các rào cản thƣơng mại ngày càng gia tăng dƣới hình thức ngày càng tinh vi, khắc nghiệt hơn.

Thứ tám, tài nguyên thiên nhiên, nhất là nguồn tài nguyên không thể tái tạo ngày càng khan hiếm. Trong khi, để tăng trƣởng kinh tế, đòi hỏi nhu cầu đầu vào lớn hơn, nguy cơ tiềm ẩn khủng hoảng hoặc thiếu hụt nguyên liệu, nhiên liệu sẽ dẫn tới các đợt tăng giá hàng hóa trên thế giới…

Thứ chín, những thay đổi về sức mạnh các đồng tiền ngoại tệ mạnh trên thế giới nhƣ Đôla Mỹ, Euro, Yên và cả đồng Nhân dân tệ… cũng nhƣ chính sách tiền tệ của các nền kinh tế lớn sẽ ảnh hƣởng tới nền kinh tế thế giới, nhất là đối với các nền kinh tế đang phát triển.

109

Cuối cùng, thƣơng mại điện tử nói chung và các phƣơng pháp giao dịch điện tử nói riêng tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi cơ chế, chính sách thƣơng mại và kết cấu hạ tầng về thƣơng mại điện tử của nƣớc ta cần đƣợc xây dựng, hoàn thiện trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 114 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)