Bài học rút ra từ kinh nghiệm quốc tế cho phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 64)

trợ của Việt Nam

Thứ nhất, yêu cầu hàm lƣợng nội địa không còn có thể áp dụng đƣợc , nhƣng mua hàng trong nƣớc vẫn còn có thể tăng nếu có các biện pháp khuyến khích, nhƣ giảm thuế cho máy móc và nguyên liệu thô mà Việt Nam chƣa sản xuất đƣợc, và thiết lập các kênh trao đổi thông tin giữa các nhà lắp ráp nƣớc ngoài với các nhà cung cấp trong nƣớc để giảm khoảng cách về thông tin và hiểu biết lẫn nhau. Những

53

biện pháp này phải đƣợc áp dụng đồng bộ đối với các doanh nghiệp, không phân biệt quốc tịch.

Thứ hai, môi trƣờng đầu tƣ phải đƣợc cải thiện cho hấp dẫn hơn để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào công nghiệp hỗ trợ. Ngày nay trong bối cảnh thƣơng mại tự do, Việt Nam không còn có thể áp dụng những chính sách công nghiệp mà các nƣớc đi trƣớc đã sử dụng. Việc mở cửa thuần túy nhƣ tự do hóa thƣơng mại và đầu tƣ chƣa phải là đủ, để thu hút lƣợng lớn đầu tƣ nƣớc ngoài, Việt Nam phải hợp tác với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, lắng nghe ý kiến của họ, thỏa thuận với họ những mục tiêu về chuyển giao công nghệ và mua hàng trong nƣớc, thiết lập các biện pháp hỗ trợ thống nhất…. Hơn nữa, Việt Nam cũng phải chủ động giải quyết các vấn để phát triển trong quá trình thực hiện mục tiêu. Việt Nam cũng cần phải sử dụng các chính sách để tạo đƣợc lợi thế so sánh cao hơn, và giảm chi phí về hoạt động kinh doanh, điều này đòi hỏi phải có sự cải thiện thích đáng về trình độ, kỹ năng quản lý (ví dụ nhƣ các trình độ, kỹ năng về quản lý sản xuất, marketing, kỹ thuật – không đơn giản chỉ là giáo dục sơ cấp), cơ sở hạ tầng, các cơ quan, tổ chức hỗ trợ, dịch vụ chính phủ, và quản lý khu công nghiệp và chế xuất [40].

Thứ ba, hầu hết các nhà cung cấp linh phụ kiện đều là DNNVV, vì vậy chính phủ Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công Thƣơng, cần phải quan tâm đến việc phát triển DNNVV. Bộ Công Thƣơng cần phải hợp tác chặt chẽ với các địa phƣơng để hoạch định đƣợc các chính sách công nghiệp phù hợp, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp nói chung, chứ không chỉ doanh nghiệp thuộc Bộ.

Thứ tư, chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế chung hiện nay của các MNC, Chính phủ cần rút kinh nghiệm từ các nƣớc đi trƣớc và hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy liên kiết giữa doanh nghiệp trong nƣớc với MNC. Kinh nghiệm từ các nƣớc khác cho thấy thành công trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là nhờ sự phản ứng kịp thời của Chính phủ đối với những thay đổi trong mô i trƣờng kinh doanh (Nhật Bản); có các doanh nghiệp đủ mạnh dẫn đầu (Hàn Quốc, Đài Loan); và đƣợc Chính phủ hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính (Đài Loan, Nhật Bản). Nguyên nhân

54

dẫn đến thất bại hoặc chỉ đạt đƣợc thành công ở mức vừa phải trong việc thúc đẩy liên kết công nghiệp là do thiếu sự phối hợp giữa các bộ (Thái Lan); doanh nghiệp thiếu hiểu biết về các chính sách của Chính phủ (Thái Lan); chính sách của Chính phủ không đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp (Thái Lan); có sự phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp (Malaysia), và thiếu sự nhiệt tình của doanh nghiệp (Malaysia). Chính phủ nên tận dụng lợi thế của công nghệ thông tin để thu hẹp khoảng cách thông tin và hiểu biết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với doanh nghiệp nƣớc ngoài. Một cơ sở dữ liệu về công nghiệp hoàn chỉnh sẽ là chất xúc tác giúp các doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc thời gian để tìm đƣợc nhà cung cấp hay khách hàng cho mình.

Thứ năm, vì sự phát triển công nghiệp ổn định và lâu dài, hàng năm Bộ Công thƣơng nên xuất bản sách trắng về công nghiệp. Lý do vì sao chính phủ Nhật Bản có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của doanh nghiệp là vì họ có bộ sách trắng toàn diện phân tích, dự báo các điều kiện và xu thế phát triển thƣơng mại, công nghiệp, SME và các vấn đề liên quan khác. Sách trắng cũng nhƣ cơ sở dữ liệu công nghiệp và hệ thống thống kê công nghiệp là tối cần thiết cho hoạt động nghiên cứu, phân tích và hoạch định chính sách về công nghiệp. Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu hiện nay và đuổi kịp các nƣớc đi trƣớc, các chính sách công nghiệp cần phải chú trọng xây dựng đồng thời xã hội công nghiệp và xã hội tri thức. Điều này có nghĩa là chính sách không chỉ tập trung vào việc giảm chi phí và nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng công nghiệp mà còn phải duy trì đƣợc môi trƣờng thuận lợi cho việc cải cách, đổi mới trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp, trƣờng đại học và cơ quan nghiên cứu. Để hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thƣơng cần phải đƣa ra một định nghĩa về công nghiệp hỗ trợ phù hợp, không quá rộng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách hợp lý và đảm bảo tính khả thi của các chính sách này trong khả năng cho phép của đất nƣớc. Trong quá trình hoạch định chính sách, Bộ Công Thƣơng cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ liên quan và giới doanh nghiệp. Ngoài ra, Bộ Công Thƣơng cũng nên thực hiện các giải pháp thúc đẩy sự phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhƣ phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp thông qua việc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo,

55

cộng đồng doanh nghiệp, các trƣờng dạy nghề, và các tổ chức quốc tế; đẩy mạnh phát triển SME; và thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nƣớc và doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài/MNC.

Thứ sáu, Việt Nam phải bắt đầu bằng việc xây dựng tƣ duy phù hợp đối với vấn đề này. Hiện nay, lợi ích, quyền sở hữu và tri thức của các Bộ và các nhà lãnh đạo về ngành CNHT còn rất yếu.

Malaysia và Thái Lan đã coi sự phát triển của các DNNVV, các ngành CNHT và nguồn nhân lực công nghiệp là trọng tâm của các chiến lƣợc công nghiệp trong nhiều thập kỷ. Bộ Công Thƣơng Việt Nam là Bộ có quá trình theo dõi trực tiếp, liên tục và là đơn vị theo đuổi việc phát triển CNHT, tuy nhiên việc giao cơ quan này làm đầu mối quản lý nhà nƣớc về CNHT cũng còn nhiều trở ngại do nhận thức còn khác nhau ngay giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc.

Thứ bảy, giữa chiến lƣợc dựa vào FDI kết hợp với việc xây dựng sự liên kết công nghiệp và chiến lƣợc nhảy cóc tạo ra các doanh nghiệp nhỏ và vừa độc lập, công nghệ cao mà không có sự liên kết, Việt Nam cần lựa chọn chiến lƣợc thứ nhất (hoặc ít nhất kết hợp cả hai chiến lƣợc với trọng tâm là chiến lƣợc thứ nhất). Việt Nam đã nhận đƣợc một số lƣợng lớn các Doanh nghiệp FDI mà có thể làm cơ sở tiềm năng cho quá trình công nghiệp hóa xa hơn nữa.

Thậm chí Việt Nam còn chƣa bắt đầu xây dựng mối liên hệ công nghiệp và chiến lƣợc này nên từ bỏ mà không cần nỗ lực. Việc tạo ra các DNNVV độc lập và đổi mới là một nhiệm vụ khó khăn thậm chí với cả Malaysia ở nửa đầu trong nhóm những nƣớc có thu nhập trung bình và với những kinh nghiệp đáng kể có đƣợc.

Việt Nam, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nên áp dụng nó nhƣ một chiến lƣợc công nghiệp chính.

Thứ tám, cần một cuộc cải cách toàn diện về mặt tổ chức trong chính phủ Việt Nam để khởi xƣớng sự phát triền ngành CNHT.

56

Ở bất kỳ nƣớc nào, trách nhiệm đối với sự phát triển của ngành CNHT hoặc DNNVV thuộc về một bộ thay mặt cho ngành, nhƣ MITI của Malaysia và MOI của Thái Lan.

Do nỗ lực này bao trùm nhiều lĩnh vực, Bộ Công nghiệp thƣờng thành lập một số cơ quan thuộc quản lý của mình để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau và cũng phải phối hợp với nhiều bộ khác. Để ƣu tiên và phối hợp những đặc điểm rời rạc này, một ủy ban quốc gia đứng đầu là nhà lãnh đạo hàng đầu đã đƣợc thành lập, một tổ chức trung tâm đƣợc công nhận lại và cập nhật, và các cán bộ khôn g ngừng đƣợc đào tạo về những dịch vụ tốt hơn.

Ở Malaysia và Thái Lan, có thể thấy rõ những phong trào này. Nhƣng ở Việt Nam, quy trình ban đầu giao phó quyền lực chính cho MOIT và xây dựng các cơ chế cần thiết mới đang bắt đầu và cũng đang vấp phải nhiều ý kiến khác nhau. Việc dự toán ngân sách và bố trí nhân viên của Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp trong ngành CNHT mới đƣợc thành lập vẫn còn rất khiêm tốn so với hai nƣớc kia.

Thứ chín, để thực hiện cuộc cải cách về tổ chức và thi hành các chính sách ngành CNHT, vai trò quan trọng của các nhà lãnh đạo ở tất cả các cấp có thể đƣợc cƣờng điệu quá mức. Nhƣ đã nói ở trên, sự phát triển của các DNNVV trong nƣớc và nguồn nhân lực ngành công nghiệp, hơn là sự quản lý các dự án lớn và các khu công nghiệp, là trọng tâm của các chính sách công nghiệp ở Malaysia và Thái Lan.

Nếu không có ai thƣờng xuyên thúc đẩy các dự án và khắc phục các khó khăn, một ƣu tiên chính sách mới có thể không đƣợc triển khai. Vai trò lãnh đạo của Đảng và Chính phủ cũng nhƣ của Bộ và địa phƣơng là cần thiết cho sự phát triển của ngành CNHT, đây là một mục tiêu chính sách mới ở Việt Nam.

Sau cùng, khi cam kết chính trị và bố trí tổ chức đƣợc bảo đảm, Việt Nam cần triển khai xây dựng các kế hoạch và hành động cụ thể với các lộ trình ƣu tiên và các cơ chế ngân sách và nhân viên. Hiện tại, Việt Nam đang thiếu trầm trọng các cơ chế thực hiện, điều này dẫn đến tỉ lệ không thực hiện các quy hoạch đã phê duyệt là rất cao.

57

Nhƣ đã thấy ở Malaysia và Thái Lan, có các cách khác nhau để đảm bảo việc thực hiện, bằng cách giải thích rõ ràng và chi tiết các hành động, các tiêu chí thực hiện, thời gian và trách nhiệm tổ chức trƣớc, hoặc ứng biến khi bạn đi cùng với nguồn lực có sẵn hàng năm. Việt Nam có thể lựa chọn cách này hay cách kia, kết hợp cả hai cách hoặc thậm chí một cơ chế hoàn toàn khác, phù hợp với năng lực quản lý của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)