Hoàn thiện cơ chế, chính sách để công nghiệp hỗ trợ nhanh chóng phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 139 - 144)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

3.3.1.Hoàn thiện cơ chế, chính sách để công nghiệp hỗ trợ nhanh chóng phát triển

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng

3.3.1.Hoàn thiện cơ chế, chính sách để công nghiệp hỗ trợ nhanh chóng phát triển

khuôn mẫu, phom hỗ trợ cho ngành sản xuất giày, dép.

- Mục tiêu cụ thể cho nhu cầu phát triển CNHT ngành đến năm 2020: tổng sản phẩm giày, dép các loại 1,6 tỷ đôi; vali, túi, cặp, ví đạt 300 triệu chiếc; da thuộc cứng đạt 63 nghìn tấn… Kim ngạch xuất khẩu đạt 14,5 tỷ USD, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm đạt 75 – 80%.

Bảng 3.6: Mục tiêu giải quyết nguyên phụ liệu cho ngành đến năm 2015, tầm nhìn 2020

STT Nguyên vật liệu Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

1 Da Tr. sqft 120 150

2 Giả da Tr. yard 120 150

3 Vải các loại Tr. yard 200 250

4 Đế giày Ngh. Tấn 700 1.000

5 Keo tổng hợp Tấn 13.000 15.000

6 Phụ liệu Tấn 102.000 150.000

7 Hóa chất (cho thuộc da) Tấn 12.000 15.000

8 Da muối (trong nƣớc) Tấn 50.000 70.000

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn 2020.[2]

3.3. Những giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến năm 2020 năm 2020

3.3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để công nghiệp hỗ trợ nhanh chóng phát triển phát triển

3.3.1.1. Nội dung giải pháp

Trƣớc tiên phải cố gắng tạo đƣợc môi trƣờng kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế để tạo điều kiện cho khu vực tƣ nhân cũng nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp của nhà nƣớc. Tiếp đến, ban hành luật, các nghị định, thông tƣ liên tịch của Chính phủ, các ban ngành có liên quan đến phát triển công nghiệp hỗ trợ (Bộ Công Thƣơng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội các ngành

133

có nhu cầu phát triển công nghiệp hỗ trợ…) nhằm tạo đầy đủ pháp lý, điều kiện thuận lợi cho công nghiệp hỗ trợ đƣợc pháp triển đáp ứng nhu cầu của các ngành trong tƣơng lai, nhất là giai đoạn từ nay đến năm 2020.

3.3.1.2. Hƣớng thực hiện chính

Từ thực tiễn phát triển CNHT ở một số quốc gia nhƣ Nhật Bản có luật hỗ trợ cho phát triển CNHT từ năm 1949, đến năm 1958 lại bổ sung thêm 2 luật nữa. Hàn Quốc cũng ban hành luật cho phát triển CNHT. Ở Việt Nam, tính cho đến nay chỉ có Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg về chính sách phát triển một số ngành CNHT là văn bản pháp lý cao nhất để giúp cho CNHT có cơ sở pháp lý phát triển. Quyết định này chƣa đủ mạnh, chƣa có khả năng kích thích cho lĩnh vực này thực sự phát triển đƣợc vì chƣa đƣợc cụ thể hóa các chính sách ƣu đãi phát triển CNHT, chƣa chỉ định rõ mối quan hệ ràng buộc liên ngành giữa các cơ quan hữu quan liên quan đến CNHT. Muốn tạo đà chính cho CNHT phát triển, điều đầu tiên là Chính phủ cần có một nghị định mang tính pháp lý rộng về các ngành CNHT, làm cơ sở cho việc xây dựng một khuôn khổ chính sách phù hợp và đảm bảo tính khả thi của các chính sách này triển khai vào thực tiễn trong chiến lƣợc phát triển các CNHT. Quá trình hoạch định chính sách, Chính phủ phải yêu cầu các bộ, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan đến CNHT phối hợp đƣa ra những nội dung hỗ trợ mạnh mẽ, có tính khả thi, hiệu quả cao đối với sự phát triển CNHT của đất nƣớc về cơ sở hạ tầng, thuế, các chính sách tài chính, các thông tin và sự hợp tác quốc tế trên bình diện quốc gia.

Trong quy hoạch thể phát triển từng ngành công nghiệp cần phân tích toàn diện các quan hệ liên ngành và đƣa ra các quan điểm hợp lý trong việc xử lý các quan hệ. Cần xác định loại nguyên phụ liệu nào có thể nhập khẩu từ các nƣớc có công nghệ tiên tiến hơn, hoặc theo các quan hệ kinh tế ổn định trƣớc đó, còn lại nguyên liệu nào cần và có thể đầu tƣ trong nƣớc thì nên tập trung vốn và chuyển giao công nghệ để nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm khi xuất khẩu. Từ thực tiễn của đất nƣớc, để tận dụng các nguồn lực còn hạn hẹp, việc phát triển CNHT không nên thực hiện theo cách dàn trải cho tất cả các ngành, mà cần phải phân chia thành nhóm ngành để xác định hƣớng đi thích hợp với những trọng tâm trong từng giai đoạn phát

134

triển. Cụ thể, các lĩnh vực nhƣ cán thép, đúc, xử lý nhiệt và chế tạo cần phải tập trung phát triển, vì đây là những lĩnh vực còn tƣơng đối lạc hậu ở nƣớc ta.

Từ việc hình thành khung pháp lý rộng, các văn bản quan trọng chiến lƣợc cấp quốc gia ở trên, các ngành cần hoàn thiện chiến lƣợc phát triển các nhóm sản phẩm CNHT trên cơ sở phân loại khả năng cạnh tranh. Chiến lƣợc đầu tƣ phát triển sản xuất CNHT phải tuân thủ mục tiêu hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nƣớc sản xuất có hiệu quả. Theo đó: thứ nhất, tập trung phát triển các sản phẩm trong nƣớc có lợi thế cạnh tranh cả trên thị trƣờng nội địa và thị trƣờng quốc tế từ khai thác các lợi thế so sánh của đất nƣớc và của từng vùng lãnh thổ về nhân lực, tài nguyên, truyền thống nghề nghiệp nhƣ ngành dệt may, da giày; Thứ hai, phát triển có chọn lọc một số sản phẩm có tiềm lực cải thiện lợi thế cạnh tranh, trong đó có các ngành công nghệ cao, với sự trợ giúp của Nhà nƣớc trong khuôn khổ các cam kết quốc tế và quy định của WTO nhƣ ngành điện, điện tử; Thứ ba, tập trung phát triển một số sản phẩm (bộ phận, chi tiết sản phẩm) để tham gia vào “chuỗi giá trị toàn cầu” trên cơ sở thiết lập quan hệ với các đối tác thích hợp, chủ yếu là các tập đoàn xuyên quốc gia có mạng sản xuất và phân phối toàn cầu nhƣ ngành cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp ô tô.

Quá trình phát triển CNHT rất cần sự điều chỉnh hợp lý lộ trình tự do hóa đối với các ngành chế tạo sản phẩm thay thế nhập khẩu. Thực hiện hợp lý chính sách “nội địa hóa” với các biện pháp hỗ trợ cần thiết. Một mặt tạo áp lực trực tiếp với các nhà sản xuất hạ nguồn tìm và trợ giúp các nhà sản xuất trong nƣớc đáp ứng yêu cầu của mình; mặt khác, không đƣa các doanh nghiệp hạ nguồn vào thế bế tắc dẫn đến đình đốn sản xuất, mất thị trƣờng. Chính sách này cần phải đƣợc đi kèm với chính sách hạn chế nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh các nguyên, phụ liệu thuộc danh sách phải đƣợc nội địa hóa. Thực hiện chiến lƣợc phát triển thị trƣờng nội địa. Nhà nƣớc cần tạo ra một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển bằng các luật, chính sách bảo hộ hàng hóa trong nƣớc, quan tâm giải quyết các vƣớng mắc, giảm đến mức thấp nhất có thể về hiện tƣợng buôn lậu, trốn thuế, áp dụng linh hoạt tỷ lệ nội địa hóa trong việc phát triển các ngành công nghiệp

135

phù hợp với cam kết thƣơng mại của Việt Nam. Chính phủ cần căn cứ vào điều kiện, khả năng thực tế của đất nƣớc để đƣa ra mục tiêu có lộ trình nội địa hóa hợp lý, tránh đƣa ra những con số đẹp mà khó có thể triển khai trong thực tiễn, trong khi điều kiện và khả năng thực tế của đất nƣớc còn nhiều hạn chế về nhân, vật lực và trình độ khoa học kỹ thuật. Thực tiễn thời gian qua, chúng ta đã đề ra mục tiêu cho các doanh nghiệp ô tô đến năm 2010 phải nội địa hóa trên 50%, trong khi ngành CNHT còn hoang sơ, đó là điều viễn tƣởng. Mặt khác, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặt ra vấn đề về cách thức hỗ trợ các nhóm doanh nghiệp, các ngành hƣớng vào xuất khẩu và cách thức hỗ trợ các ngành thay thế nhập khẩu. Nhữ ng nội dung nhƣ cách điều chỉnh biểu thuế ngành công nghiệp điện tử, thép, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ngành ô tô và quản lý nhập khẩu ô tô cũ đƣợc đƣa vào nhƣ những ƣu tiên trong việc xem xét lộ trình tự do hóa các ngành chế tạo. Để làm đƣợc công việc trên, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhiều ngành nhƣ Bộ Bƣu chính Viễn thông, Bộ Công Thƣơng, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ và các Hiệp hội ngành nghề có liên quan đến phát triển các sản phẩm thuộc CNHT. Các đơn vị này phải tạo ra các diễn đàn, các nhóm làm việc chung để thống nhất một lộ trình và cách thức triển khai thực hiện rõ ràng trong dài hạn.

Ngoài các chính sách, hành lang pháp lý rõ ràng giúp CNHT phát triển nhƣ một số đề xuất nêu trên cũng rất cần các đơn vị hành chính quản lý nhà nƣớc tạo điều kiện thuận lợi các thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp muốn phát triển CNHT nói riêng, tham gia vào hoạt động kinh doanh nói chung. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nƣớc ta đã là thành viên chính thức của WTO, việc đơn giản hó a thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc là yêu cầu thiết thực. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện cải cách hành chính trong thời gian qua cùng với sự tham khảo công tác này từ nhiều quốc gia, chúng ta cần triển khai theo phƣơng thức mới. Đó là: (i) đặt ra kết quả rõ ràng, bƣớc đi cụ thể, phƣơng pháp tiếp cận khoa học, tổ chức bộ máy thực hiện chuyên trách và gắn với công tác thi đua – khen thƣởng, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ; (ii) nâng cao nhận thức của toàn đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống, nhất là ngƣời đứng đầu. Kết hợp các biện pháp truyền thống nhằm làm tốt công tác tƣ tƣởng của đội ngũ cán bộ, công chức để hiểu

136

rõ mục đích, ý nghĩa, lợi ích của công tác cải cách hành chính đối với từng cán bộ, cơ quan, cộng đồng; (iii) tăng cƣờng các biện pháp chỉ đạo, rút kinh nghiệm từ thực tiễn, không làm cầm chừng, không làm theo kiểu phong trào mà phải coi đây là nhiệm vụ chính trị thƣờng xuyên của ngành, địa phƣơng. Đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu. Xác định sự cần thiết của công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện tại các bộ, địa phƣơng nhằm đảm bảo chất lƣợng và tiến độ thực hiện; (iv) cần tăng cƣờng gắn kết nhiệm vụ thực hiện với việc đổi mới, nâng cao chất lƣợng bộ máy hành chính, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ, công chức và nhiệm vụ hiện đại hóa nền hành chính cũng nhƣ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phƣơng; (v) huy động ngƣời dân và doanh nghiệp tham gia vào quá trình thực hiện cải cách hành chính để tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội.

Ngoài việc tạo môi trƣờng hấp dẫn thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, Chính phủ cũng cần tăng cƣờng các chính sách ƣu đãi cho đầu tƣ trong nƣớc, nhất là chính sách đầu tƣ cho phát triển CNHT, nhƣng cần phải bám sát từ thực trạng CNHT của nƣớc ta, vì đây là những ngành có nhiều khó khăn, phức tạp trong đầu tƣ hơn những ngành đầu tƣ vào khu vực hạ nguồn. Các chính sách ƣu đãi đầu tƣ cần sớm triển khai đó là: ƣu đãi giá thuê đất trong các KCN – KCX và khu CNHT; ƣu đãi tín dụng; ƣu đãi thuế nhập khẩu nguyê n, phụ liệu ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng; ƣu đãi chính sách đầu tƣ sản xuất CNHT trong các KCN, KCX… để phân bổ có trọng điểm nguồn vốn hạn chế với những khu vực kinh tế thực sự có hiệu quả cho sự phát triển nền kinh tế quốc dân, cần phải nâng cao cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (năng lực kinh doanh, tăng cƣờng quy chế, hoàn thiện hạ tầng) và đồng thời với nó là đƣa ra những ƣu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ trợ cho CNHT: tín dụng ƣu đãi kết hợp giữ chế độ bảo đảm tín dụng và bù lãi suất đối với ngành CNHT; cho vay bảo đảm tín dụng/bù lãi suất đối với ngành CNHT thông qua sự hợp tác với thẩm định viên doanh nghiệp nhỏ và vừa, với văn phòng kiểm toán; tăng cƣờng khả năng của ngân hàng hỗ trợ cho ngành CNHT thông qua các khoản vay.

137

Khi Chính phủ ban hành nghị định về ƣu tiên phát triển CNHT sẽ làm cơ sở cho các ban, ngành khi xây dựng các quyết định, văn bản quản lý nhà nƣớc về phát triển công nghiệp phải ƣu tiên cho phát triển CNHT và xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển từng ngành công nghiệp. Đây cũng là căn cứ để các cơ quan hữu quan có trách nhiệm theo quyền hạn của mình hợp tác xây dựng các thông tƣ liên tịch, liên ngành quy định cụ thể trách nhiệm từng tổ tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạch định, quản lý, sản xuất các sản phẩm CNHT.

Qua phân tích tổng thể các ngành công nghiệp để xác định các sản phẩm CNHT cần đƣợc đầu tƣ sẽ cho chúng ta nhận diện đầy đủ một cách khoa học những ngành nghề, sản phẩm nào cần đƣợc đầu tƣ và ƣu tiên đầu tƣ. Nhƣ vậy đầu tƣ sẽ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vốn tránh dàn trải, mang lại hiệu quả cao trong đầu tƣ.

Thông qua đánh giá môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc, quốc tế và năng lực kinh doanh của ngành so với khu vực, quốc tế sẽ làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lƣợc phát triển các ngành muốn phát triển CNHT sát với thực tiễn, tính khả thi cao, định vị đƣợc sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Các chiến lƣợc xây dựng chỉ ra đƣợc lộ trình phát triển, lợi thế cạnh tranh của ngành, nhờ vậy sẽ quản lý có hiệu quả các sản phẩm CNHT từ đầu vào đến đầu ra.

Tăng cƣờng, đẩy mạnh cải cách hành chính nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch của thủ tục hành chính; tạo sự thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và các doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nƣớc, nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ máy hành chính và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Sẽ nhanh chóng thu hút đƣợc các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc muốn đầu tƣ vào CNHT hoặc cùng tham gia vào chuỗi giá trị khi Chính phủ công bố cụ thể các chính sách ƣu đãi về thủ tục hành chính, thuế, cơ chế thẩm định…

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 139 - 144)