Thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ” đã phát triển ít nhất qua hai thập kỷ nhƣng về bản chất, thuật ngữ này cũng không quá khác biệt so với các thuật ngữ liên quan đƣợc sử dụng cách đây đã lâu, nhƣ thầu phụ, công nghiệp phụ thuộc, công nghiệp linh phụ kiện. Cả công nghiệp hỗ trợ và các quan niệm liên quan đều đƣợc dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của các ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho các sản phẩm cuối cùng. Đây là một thuật ngữ định hƣớng chính sách, vì thế các nhà hoạch định chính sách của mỗi nƣớc cần phải tự đƣa ra một định nghĩa riêng cho phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nƣớc mình và phù hợp với các mục tiêu cần hƣớng tới của chiến lƣợc công nghiệp. Do đặc điểm phát triển và cách tiếp cận của mỗi nƣớc khác nhau nên phƣơng thức xác lập và nội dung quan niệm CNHT không giống nhau. Thời gian qua, tại Việt Nam một trong những yếu tố làm cản trở những ƣu tiên để phát triển CNHT chính là do những cách hiểu không giống nhau giữa các nhà làm chính sách, nhà nghiên cứu và bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Chúng ta đã loay hoay và mất rất nhiều thời gian để tìm giải pháp thống nhất các ý kiến khác nhau. Theo tác giả, Việt Nam không nên đƣa ra một quan niệm cứng nhắc, bất di bất dịch về CNHT. Việt Nam sử dụng quan niệm CNHT là những ngành công nghiệp vật liệu và phụ tùng, linh kiện, phụ kiện nằm trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DNNVV nhằm cung cấp các sản phẩm chưa hoàn chỉnh để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng. Quan niệm nhƣ vậy sẽ xác định đƣợc chính xác phạm vi của ngành này, nó cũng phân biệt, phân loại đƣợc DNNVV nói chung với doanh nghiệp làm CNHT nói riêng, tạo thuận lợi cho việc tiêu chí hóa các doanh nghiệp làm CNHT,
58
khoanh vùng chính xác tạo các điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các loại hình doanh nghiệp này phát triển.
Nhƣ vậy, công nghiệp hỗ trợ ra đời là tất yếu khi hoạt động sản xuất đƣợc mở rộng, đặc biệt là khi hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động sản xuất để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh cần có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp, tức là chuỗi ngành và chuỗi giá trị ngày càng phát triển đa dạng. Chính vì vậy, vấn đề cốt lõi đó là chính sách, pháp luật về phát triển công nghiệp hỗ trợ là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm khai thác lợi thế quốc gia, lợi thế cạnh tranh. Muốn vậy, các nƣớc cần phải có những chính sách, chiến lƣợc nhất quán nhằm chuẩn bị về nhân lực, không gian cụm công nghiệp, công nghệ và khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp nội.
Việt Nam tuy tiếp cận với CNHT tƣơng đối muộn, nhƣng điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ luôn luôn đi sau các nƣớc khác trong quá trình công nghiệp hóa. Để đuổi kịp các nƣớc đi trƣớc , Việt Nam cần nỗ lực nhiều hơn các nƣớc khác trong việc phát triển công nghiệp hỗ trơ ̣ . Để làm đƣợc điều này, Việt Nam cần kết hợp các biện pháp để thúc đẩy nội địa hóa, thu hút thêm nhiều đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp hỗ trợ), thúc đẩy liên kết công nghiệp và tích cực tham gia vào mạng lƣới sản xuất khu vực và toàn cầu. Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam cần phải có những chính sách khuyến khích phát triển CNHT và đồng thời khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ nâng cao trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực công nghiệp, hấp thụ chuyển giao công nghệ, và thu hẹp khoảng cách thông tin và hiểu biết lẫn nhau giữa các doanh nghiệp trong nƣớc với các doanh nghiệp nƣớc ngoài.
59
CHƢƠNG 2