- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT
Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng
3.1.5. Sự lớn mạnh của các nhà cung ứng quốc tế và mạng lưới sản xuất toàn cầu
quan trọng là hội nhập ở thƣợng nguồn, tức là phối hợp với nhau trong quá trình tham gia sản xuất linh kiện, để tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu. Công nghiệp hỗ trợ chính là mắt xích quan trọng trong vấn đề này, chứ không phải công nghiệp lắp ráp - thuộc khâu hạ nguồn, không mang tính sản xuất và chế tạo [20].
3.1.5. Sự lớn mạnh của các nhà cung ứng quốc tế và mạng lưới sản xuất toàn cầu toàn cầu
3.1.5.1. Xu hƣớng phát triển và gắn kết khu công nghiệp, cụm liên kết ngành và công nghiệp hỗ trợ tạo mạng liên kết sản xuất, hình thành chuỗi giá trị toàn cầu - Kinh nghiệm của một số nƣớc
Trên thế giới, sự phát triển các KCN thƣờng diễn ra theo tuần tự, với những giai đoạn tiến hóa và có liên quan, tạo điều kiện cho việc hình thành các cụm liên kết ngành (CLKN). Ở khu vực Đông Á, mô hình KCN và KCX điển hình đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu mở cửa nền kinh tế. Những KCN này đóng vai trò giữ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và lôi kéo các hoạt động của họ diễn ra trên toàn đất nƣớc. Trong ngắn hạn, những KCN nhƣ vậy là hấp dẫn với nƣớc chủ nhà vì dòng vốn FDI, tăng cơ hội việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tƣơng tự, các nhà đầu tƣ cũng đƣợc hƣởng lợi từ giá nhân công rẻ và một môi trƣờng hoạt động kinh doanh có lợi trong các KCN. Các KCN ở nhiều nƣớc đã đóng vai trò lớn trong hội nhập kinh tế nƣớc sở tại vào thƣơng mại toàn cầu và chuyển đổi cơ cấu công nghiệp, công nghệ.
Các CLKN đƣợc hình thành từ sự quần tụ của các doanh nghiệp trong một số ngành và lĩnh vực có liên quan khá chặt chẽ với nhau, trong đó, không thể không tính đến vai trò của CNHT. Sự lớn mạnh của một CLKN thƣờng kéo theo sự gia tăng và phát triển các doanh nghiệp trong ngành CNHT. Sự phát triển CLKN thể
116
hiện ở nhiều khía cạnh: sản phẩm đƣợc tập trung sản xuất với khối lƣợng lớn, chất lƣợng sản phẩm cao, đồng đều; tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động; thu hút nguồn vốn FDI,… nhƣng điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nƣớc phát triển CNHT. Đối với cơ quan thực thi chính sách, việc tập trung các doanh nghiệp có liên quan đến nhau trong một phạm vi đị lý nhất định sẽ là điều kiện thuận lợi để thực hiện chính sách hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực và kiểm soát môi trƣờng.
Tuy nhiên, sự phát triển KCN và CLKN nhiều khi không liên quan chặt chẽ với nhau và có mối quan hệ nhân – quả không rõ ràng. KCN giúp tập trung các doanh nghiệp song đây không phải là điều kiện đủ để phát triển thành một CLKN. Trên thực tế, sự liền kề, quần tụ có thể giúp thuận lợi hóa trao đổi tri thức song đây không phải là điều kiện đủ để tạo nên các ngoại ứng tích cực. Tại Ý, Pháp có nhiều CLKN đƣợc hình thành trƣớc khi KCN hình thành, phát triển ngẫu nhiên, không liên quan tới quy hoạch đất đai của chính phủ. Tại Trung Quốc, một số CLKN nổi lên từ các KCN, trong khi đó, nhiều KCN đƣợc xây dựng tại những khu vực nơi các CLKN đang hoạt động.
Một quốc gia có CNHT phát triển thì quá trình sản xuất công nghiệp sẽ phát triển, từ đó hình thành nên các KCN, CLKN hoạt động có hiệu quả với sức c ạnh tranh hàng hóa trong nƣớc tăng cao. Phát triển CLKN và CNHT có mối quan hệ ràng buộc, gắn bó mật thiết với nhau. Một CLKN muốn phát triển thực sự hiệu quả và phù hợp với xu thế thời đại thì nhất thiết cần phải có các doanh nghiệp trong ngành CNHT hoạt động trong nội tại CLKN, với vai trò là các nhà cung ứng. CNHT phát triển trong nƣớc giúp giảm giá thành và sự chủ động sản xuất của các doanh nghiệp, tăng giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Cuối cùng, quốc gia có hệ thống CLKN, CNHT phát triển, hoạt động hữu hiệu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nƣớc đó tham gia rộng rãi, sâu hơn vào các khâu của mạng lƣới sản xuất và dịch chuyển lên trên thang bậc của chuỗi giá trị toàn cầu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới và phát triển vững.
117
Theo xu thế chung hiện nay về chuỗi cung cấp toàn cầu, các nƣớc đều cố gắng đạt đƣợc ở mức độ nào đó về chuyên môn hóa và tham gia vào mạng lƣới sản xuất trong khu vực và trên thế giới. Đài Loan đã chuyên biệt hóa về thiết bị bán dẫn. Thái Lan tập trung vào phụ tùng ô tô, Malaysia chuyên về hàng điện tử.... Để tham gia vào những mạng lƣới này, các nƣớc đều phải sở hữu nền tảng công nghiệp bao gồm những công nghệ chủ yếu, cần thiết cho mọi ngành công nghiệp, đó là đúc, khuôn, ren, mạ, sử lý nhiệt, sơn, dập và nhựa, nguồn nhân lực đủ mạnh tức là có đội ngũ kỹ sƣ, công nhân lành nghề và nhà quản lý ở trình độ cao.
3.1.5.2. Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam với chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu
Tính đến nay, nhìn chung chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của nƣớc ta mới chỉ dừng lại ở mức chỉ ra các ngành cần khuyến khích và những nội dung đƣợc Chính phủ ƣu đãi cho doanh nghiệp tham gia công nghiệp hỗ trợ. Chính phủ chƣa có quy hoạch cụ thể cho phát triển công nghiệp hỗ trợ, cụ thể là chƣa chỉ ra đƣợc không gian, lộ trình, phƣơng pháp triển khai, hay nói cách khác vẫn chƣa có giải pháp quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ. Do chính sách mới đƣợc ban hành, nên vẫn chƣa cụ thể hóa thành các chƣơng trình, dự án; cũng nhƣ chƣa tạo đƣợc môi trƣờng liên kết giữa công nghiệp hỗ trợ với các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh và chƣa định vị đƣợc các công nghiệp hỗ trợ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Qua đánh giá về công nghiệp hỗ trợ trong thời gian qua, có thể nhận thấy những đặc trƣng sau:
- Xu hƣớng hội nhập kinh tế quốc tế cho thấy 2 đặc trƣng liên quan đến định vị công nghiệp hỗ trợ của quốc gia là sự phân chia thị trƣờng và chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu theo quốc gia, theo đó các tập đoàn đa quốc gia ở các nƣớc công nghiệp phát triển giữ vai trò chi phối và lãnh đạo chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Việc xác định công nghiệp hỗ trợ không chỉ nhằm hỗ trợ cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh nội địa mà còn để định vị và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do vậy, việc quy hoạch và phát triển công nghiệp hỗ trợ phải căn cứ vào các sản phẩm chủ lực mà Việt Nam thực sự có lợi thế so sánh.
118
- Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam rất hạn chế, các sản phẩm hỗ trợ cho các ngành kinh tế trong nƣớc còn nhập khẩu cao và các sản phẩm xuất khẩu chƣa tham gia đƣợc vào chuỗi giá trị toàn cầu. Do ngành công nghiệp của Việt Nam vẫn còn ở trình độ sản xuất rất đơn giản, ngay cả các doanh nghiệp FDI cũng chủ yếu tham gia vào ngành sản xuất đơn giản hoặc tham gia vào một phần của chuỗi giá trị toàn cầu trong tập đoàn của họ. Điều này đã tạo ra rào cản cho việc tiếp cận công nghệ của doanh nghiệp trong nƣớc thông qua chính sách đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Chính phủ và khả năng nội địa hóa không thể thực hiện đƣợc.
- Cơ sở hạ tầng cho phát triển các ngành công nghiệp dƣới hình thức các khu/cụm công nghiệp chỉ mang tính chất tập trung để quản lý, chƣa thật sự tạo liên kết trong sản xuất của doanh nghiệp trong cụm.
- Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ mới đƣợc Chính phủ ban hành mới dừng lại ở mức chỉ ra các ngành cần quan tâm. Các chính sách khuyến khích cũng dừng lại ở mức chỉ ra nội dung khuyến khích, chƣa tạo ra đƣợc môi trƣờng liên kết giữa công nghiệp hỗ trợ với các ngành sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh.