Những điểm yếu

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 110)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIÊ ̣T NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

2.3.2. Những điểm yếu

Trong hơn 10 năm qua Việt Nam đã có những định hƣớng cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc phát triển CNHT. Tuy nhiên, mức độ thành công ở các ngành không đều nhau. Đến nay CNHT của Việt Nam vẫn ở trong tình trạng kém phát triển với những biểu hiện rõ ràng sau:

- Thể chế kinh tế thị trƣờng chậm hoàn thiện kéo theo hệ quả là một nền kinh tế kém năng động trong tƣơng quan so sánh với các nƣớc trong khu vực. Dung lƣợng thị trƣờng còn thấp, chƣa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế dẫn đến việc sản xuất hỗ trợ phục vụ cho tiêu dùng nội địa hoặc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, cơ chế chính sách vẫn còn khác biệt giữa các thành phần kinh tế, chƣa thực sự hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nhƣ khu vực tƣ nhân phát triển nhƣ khu vực nhà nƣớc.

- Tính chất và đặc thù của các sản phẩm và loại sản phẩm phụ trợ chƣa cao. Cũng giống nhƣ giai đoạn đầu của công nghiệp Thái Lan và một số nƣớc ASEAN khác, các doanh nghiệp nội địa của Việt Nam chỉ có thể tập trung đầu tƣ và phát triển sản xuất các loại phụ tùng, linh phụ kiện có kích cỡ cồng kềnh. Hàm lƣợng chế tạo nội địa trong các sản phẩm phụ trợ còn thấp, chủ yếu là gia công và lắp ráp bán thành phẩm hoặc các cụm linh kiện. Các cơ sở CNHT còn thiếu phát triển. Các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu phụ trợ cơ bản nhƣ sắt thép, cao su kỹ thuật, nguyên liệu nhựa, linh kiện điện tử, hoá chất cơ bản, bông, sợi, da... thiếu một cách trầm trọng.

98

- Khoảng cách về tiêu chuẩn chất lƣợng giữa DN FDI và DN CNHT trong nƣớc còn lớn. Công nghệ gia công trong các ngành CNHT ở Việt Nam hầu hết còn lạc hậu với công suất thấp, chất lƣợng không ổn định, giá thành cao, nhƣ các khâu đúc tạo phôi, mài, rèn, ép, xử lý bề mặt, gia công, sản xuất khuôn mẫu... Trong khi đó, dù là hình thức sản xuất nào: theo dây chuyền (đối với các công ty Nhật Bản và các nƣớc tiên tiến) hay theo công đoạn (nhƣ các công ty Trung Quốc), các công ty lắp ráp FDI đều có những yêu cầu rất khắt khe với nhà cung ứng về chất lƣợng, các thông số kỹ thuật của sản phẩm, nguồn nguyên vật liệu, giá cả và thời hạn giao hàng. Bởi vậy, các DN nội địa khó có khả năng đáp ứng các yêu cầu trên một cách toàn diện.

- Sản xuất các sản phẩm CNHT để xuất khẩu, dù là xuất khẩu tại chỗ hầu nhƣ đều do các DN FDI và các MNCs khống chế và điều tiết. Từng hãng, từng quốc gia đều có chiến lƣợc riêng rẽ về tổ chức sản xuất thầu phụ (Định nghĩa gần đây nhất của Cơ quan phát triển Công Nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO) ghi rằng "thầu phụ là thỏa thuận giữa hai bên nhà thầu chính và nhà thầu phụ. Nhà thầu chí nh giao cho một/ một vài doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện và/ hoặc cung cấp dịch vụ công nghiệp cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm cuối cùng của mình. Nhà thầu phụ thực hiện công việc tuân theo sự chỉ định của nhà thầu chính) [54] và phân chia thị trƣờng nên việc chen chân vào lĩnh vực sản xuất này còn có nhiều khó khăn và phụ thuộc chủ yếu vào mong muốn và ý chí của từng DN (tập đoàn) nƣớc ngoài. Muốn phát triển sản xuất nội địa, Việt Nam bắt buộc phải trở thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu của tập đoàn đó. Mặt khác, ngoài rào cản về trình độ, chúng ta còn vấp phải rất nhiều rào cản về ngôn ngữ và trình độ nhận thức.

- Sức cạnh tranh ở các cơ sở sản xuất CNHT còn thấp, nhiều khi cạnh tranh không lành mạnh. Thiếu sự liên kết, phân công chuyên môn hoá giữa các cơ sở sản xuất phụ trợ và gần nhƣ thiếu hẳn sự phân công sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với những nhà thầu phụ, giữa những nhà thầu phụ với nhau và giữa các DN nội địa với các DN FDI. Vì vậy không tìm đƣợc các thông tin về khả năng giao thầu của các DN lớn, nhất là các DN nƣớc ngoài.

99

Xuất khẩu các sản phẩm phụ trợ còn thấp và chủ yếu là xuất khẩu gián tiếp thông qua xuất khẩu các sản phẩm lắp ráp cuối cùng.

- Bên cạnh đó, Việt Nam chƣa tạo ra đƣợc một môi trƣờng kinh tế đủ sức hấp dẫn để các thành phần kinh tế mạnh dạn đầu tƣ vào các khâu sản xuất phụ trợ với định hƣớng phát triển bền vững và dài hạn trong bối cảnh hội nhập nhƣ ngày nay. Các mối liên kết kinh tế hiện nay chủ yếu đƣợc phân theo ngành dọc, gần nhƣ chỉ bó hẹp trong quan hệ quen biết và bỏ vốn liên doanh, cùng đầu tƣ và bao tiêu sản phẩm. Việc liên kết sản xuất giữa các DN khác chủ sở hữu và chia sẻ thông tin thị trƣờng với nhau rất hạn chế. Trên thực tế các nhà đầu tƣ FDI ít quan tâm đến việc phát triển các DN phụ trợ nội địa. Trong khi đó các DN nội địa vì nhiều lý do, trong điều kiện sản xuất kinh doanh rất khó tiếp cận với các DN FDI. Trong vấn đề này, vai trò dẫn dắt của các Hiệp hội nghề nghiệp chƣa thực sự nổi rõ.

Nhìn chung, đối với CNHT của Việt Nam hiện nay, nổi lên 2 vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, “nội lực” của Việt Nam trong lĩnh vực phát triển công nghiệp hỗ trợ yếu. Nhƣ đã đề cập ở trên, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ là doanh nghiệp có vốn FDI. Trong số các doanh nghiệp nội địa tham gia vào sản xuất các sản phẩm phụ trợ thì 99% là doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Ngay cả trong các lĩnh vực sản xuất có ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển hơn cả thì sự tham gia của khối doanh nghiệp trong nƣớc vẫn chiếm vị trí khiêm tốn. Sản xuất xe máy đƣợc coi là thành công hơn cả trong việc phát triển các ngành phụ trợ nhƣng hiện nay, có hơn 80 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn đầu tƣ trên 260 triệu USD trên tổng số 230 doanh nghiệp đang sản xuất linh kiện, phụ tùng cung cấp cho các doanh nghiệp lắp ráp xe máy. Tuy nhiên, nếu xem xét những trƣờng hợp cụ thể, có thể thấy tình hình không mấy khả quan. Trong 5 năm (1997 - 2002), tỷ lệ nội địa hoá của Công ty Honda tăng từ 10% lên 66%, nhƣng phần lớn các bộ phận, linh kiện đều do Honda tự sản xuất trong nội bộ nhà máy hoặc mua từ các doanh nghiệp FDI khác. Đối với ngành công nghiệp điện tử VN, tính đến nay mới chỉ có 1/4 số doanh nghiệp trong ngành sản xuất phụ tùng linh kiện, nhƣng phần lớn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài [31]. Do các

100

doanh nghiệp tham gia phần lớn là DNVVN nên lại càng gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, nhân lực có trình độ, khó khăn trong việc tiếp cận thị trƣờng... Những hạn chế này lại dẫn tới sự yếu kém về số lƣợng chất lƣợng sản phẩm phụ trợ, giá thành sản xuất cao khiến sản phẩm không cạnh tranh đƣợc với sản phẩm nhập khẩu và những sản phẩm đƣợc sản xuất ra bởi khối doanh nghiệp có vốn FDI.

Thứ hai, Việt Nam rất cần vốn để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Công nghiệp hỗ trợ có nhiều tầng, nấc. Tuỳ từng ngành, từng tầng, nhu cầu về vốn phát triển khác nhau. Vốn ở đây đƣợc hiểu không chỉ là nguồn lực tài chính, là tiền mà còn bao gồm cả công nghệ, cả nguồn vốn con ngƣời. Dƣờng nhƣ, công nghiệp hỗ trợ của chúng ta cũng ở trong “cái vòng luẩn quẩn” và rất cần “cú huých” từ bên ngoài. FDI vào Việt Nam vẫn chủ yếu đầu tƣ vào các ngành lắp ráp chế tạo. Bản thân các nhà đầu tƣ cũng mong muốn chúng ta với tƣ cách là nƣớc tiếp nhận đầu tƣ phải có sẵn các ngành công nghiệp hỗ trợ và coi đây là một yếu tố trong cơ sở hạ tầng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Do sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc mà nhiều doanh nghiệp lắp ráp nƣớc ngoài phải thiết lập hệ thống cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong nội bộ doanh nghiệp mình. Mặc dù chúng ta thấy phần lớn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam là các doanh nghiệp có vốn FDI nhƣng chúng ta chƣa tận dụng đƣợc khu vực này để phát triển công nghiệp hỗ trợ của mình bằng cách liên kết với các doanh nghiệp đó, kêu gọi chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý,... Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn và mới chỉ đang ở giai đoạn phát triển sơ khai nhƣng theo nhận định của ngài Tomoharu Washio, Phó chủ tịch Tổ chức xúc tiến thƣơng mại Nhật Bản JETRO thì “Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển công nghiệp hỗ trợ, trong đó cơ bản dựa trên khả năng tiếp thu công nghệ mới và sự khéo tay của ngƣời thợ Việt Nam. Nếu so với Thái Lan, một trong những quốc gia hàng đầu về công nghiệp hỗ trợ, Việt Nam không chỉ theo kịp mà còn có thể vƣợt qua. Tiềm năng là thế, quan trọng là có thể biến tiềm năng trở thành hiện thực hay không. Để làm đƣợc điều đó, theo tôi, cần phải có sự nỗ lực của không chỉ các các doanh nghiệp mà còn của cả cơ quan Nhà nƣớc.” [33]

101

- Các cơ sở công nghiệp hỗ trợ còn thiếu phát triển. Trình độ công nghệ chế tạo còn thấp. Thiếu các cơ sở sản xuất nguyên vật liệu hỗ trợ cơ bản nhƣ sắt, thép, nguyên liệu nhựa, cao su kỹ thuật, hóa chất cơ bản, linh kiện điện tử, bông sợi, da...

- Công nghệ gia công còn lạc hậu, công suất thấp, giá thành cao, chất lƣợng không ổn định nhƣ các khâu đúc tạo phôi, rèn ép, mài, gia công, xử lý bề mặt, sản xuất khuôn mẫu,... Khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài có công nghệ gia công tiên tiến hơn, tuy nhiên năng lực hầu nhƣ cũng chỉ đủ phục vụ cho nhu cầu nôi bộ của công ty mẹ. - Sức cạnh tranh của các cơ sở sản xuất công nghiệp hỗ trợ còn thấp và nhiều khi cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tinh thần kinh doanh của doanh nghiệp kém. Thiếu sự phối kết hợp, phân giao chuyên môn hóa giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ và hầu nhƣ thiếu hẳn sự phối hợp, phân giao sản xuất, liên kết giữa nhà sản xuất chính với các nhà thầu phụ, giữa các nhà thầu phụ với nhau, giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.

- Hàm lƣợng chế tạo nội địa trong các sản phẩm hỗ trợ còn thấp, chủ yếu là gia công và lắp ráp bán thành phẩm hoặc cụm linh kiện.

- Việc chia sẻ thông tin thị trƣờng và hỗ trợ sản xuất giữa các doanh nghiệp khác chủ sở hữu với nhau rất hạn chế. Các Nhà đầu tƣ FDI trên thực tế ít quan tâm đến phát triển các doanh nghiệp hỗ trợ nội địa. Ngƣợc lại các doanh nghiệp nội địa vì nhiều lý do khác nhau, trong điều kiện sản xuất kinh doanh của mình, khó tiếp cận với doanh nghiệp FDI. Vai trò dẫn dắt của các hiệp hội nghề nghiệp trong vấn đề này chƣa thực sự nỗi rõ.

Việc sản xuất hỗ trợ phục vụ cho sản xuất tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu còn gặp khó khăn do dung lƣợng thị trƣờng còn thấp, chƣa đảm bảo quy mô công suất sản xuất kinh tế. Theo các chuyên gia Nhật Bản, ở Thái Lan, quy mô sản xuất linh kiện xe máy kinh tế tối thiểu đƣợc đánh giá vào khoảng 200 ngàn đến 300 ngàn bộ linh kiện/năm, quy mô sản xuất tối ƣu đƣợc đánh giá vào khoảng 1 triệu bộ linh kiện/ năm.

102

chỗ) hầu nhƣ đều do các doanh nghiệp FDI nói riêng và các tập đoàn đa quốc gia nói chung khống chế và điều tiết theo chiến lƣợc riêng của họ về tổ chức sản xuất vệ tinh và phân chia thị trƣờng nên len chân vào lĩnh vực này còn có nhiều khó khăn và phụ thuộc chủ yếu vào mong muốn và ý định của từng công ty/tập đ oàn nƣớc ngoài. Muốn phát triển sản xuất nội địa, bắt buộc phải trở thành một mắt xích trong dây chuyền sản xuất toàn cầu của tập đoàn - quốc gia đó.

2.3.3. Cơ hội

Sau khi gia nhập AFTA, ASEM, APEC, WTO, Việt Nam đƣợc đối xử tƣơng tự nhƣ các nƣớc thành viên của các tổ chức này dành cho nhau. Những ƣu đãi về bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu vào các quốc gia thành viên giúp Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu nhiều mặt hành chủ lực nhƣ dệt – may, da - giày, thủy sản… Chúng ta có thể nhập khẩu những mặt hàng trong nƣớc chƣa sản xuất đƣợc với mức thuế xuất ƣu đãi từ các nƣớc thành viên trong các tổ chức Việt Nam tham gia. Ngoài ra, việc thu hút vốn đầu tƣ, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ đƣợc thực hiện dễ dàng hơn trong nội bộ các thành viên của các tổ chức.

Việt Nam vẫn là điểm đầu tƣ có sức hấp dẫn đối với doanh nghiệp từ các nƣớc khác, đặc biệt là doanh nghiệp Nhật Bản. Thông qua hàng loạt các cuộc hội thảo, các hội chợ xúc tiến thƣơng mại đƣợc tổ chức trong vài năm gần đây, nhiều nhà đầu tƣ, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhật Bản cho biết: họ sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong khâu kỹ thuật công nghệ sản xuất các linh kiện và trở thành những đối tác làm ăn lâu dài của họ.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua đã buộc doanh nghiệp các nƣớc phải tiến hành cải tổ, thay đổi chiến lƣợc. Trong đó, việc tìm kiếm các nguồn cung cấp mới với giá cả và chất lƣợng cạnh trạnh là một trong những yêu cầu quan trọng nhất. Đây chính là thời cơ vô cùng thuận lợi để Việt Nam thu hút một làn sóng đầu tƣ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp phụ trợ, không chỉ riêng từ Nhật, mà cả từ các nƣớc khác trong khu vực.

- Bên cạnh đó, chính việc ngành Công nghiệp phụ trợ Việt Nam còn yếu lại là một cơ hội rất lớn cho các nhà sản xuất Việt Nam khai thác, cụ thể chính là cơ hội

103

các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Phần lớn các doanh nghiệp khi đƣợc hỏi đều có chung nhận định là: thị trƣờng Việt Nam vẫn còn rất lớn, chỉ là do các doanh nghiệp chƣa đáp ứng nổi các yêu cầu của khách hàng.

- Dù chậm và vẫn chƣa có các kế hoạch hành động cụ thể, nhƣng những năm gần đây, việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đang đƣợc coi trọng hơn.

- Sự hỗ trợ tích cực của chính phủ Nhật Bản thông qua các chƣơng trình hỗ trợ và xúc tiến thƣơng mại cũng là một cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 104 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)