Công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá tri ̣

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 42)

Việc sản xuất bất kỳ loại hàng hoá hoặc dịch vụ nào đều đƣợc thể hiện nhƣ một chuỗi các chức năng liên kết, trong đó một số liên quan đến sản phẩm hữu hình, số khác là những dịch vụ vô hình. Chuỗi giá trị có thể gồm nhiều doanh nghiệp, trong nhiều ngành kinh tế, ở nhiều địa phƣơng, quốc gia, nhóm khu vực hoặc khu vực lân cận và kể cả toàn cầu. Không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất, chuỗi giá trị bao hàm rộng lớn hơn nhiều: các phát minh, ý tƣởng, bản quyền; các sáng tạo trong thiết kế, mẫu mã; nguyên vật liệu, tài nguyên tự nhiên; các ứng dụng của tiến bộ khoa học, công nghệ, vật liệu mới; các sáng kiến quản lý sản xuất; các dịch vụ tài chính, bảo hiểm, thuế quan, vận tải; phân phối, bán hàng, tiếp thị và các dịch vụ công nghiệp khác...

Chuỗi cung ứng là một phần của chuỗi giá trị và là chuỗi liên kết các công đoạn từ khâu cung cấp nguyên vật liệu thô chƣa qua xử lý đến khâu lắp ráp để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Chuỗi cung ứng cũng kết nối nhiều công ty lại với nhau: nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung ứng, khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng là cách tiếp cận đang đƣợc mở rộng trên khắp thế giới. Về cơ bản, chuỗi cung ứng là một tổng thể hàng loạt các nhà cung ứng và khách hàng đƣợc kết nối

33

với nhau, trong đó, mỗi khách hàng, đến lƣợt mình lại là nhà cung ứng cho tổ chức tiếp theo, cho đến khi thành phẩm tới tay ngƣời tiêu dùng.

Chuỗi giá trị là quan niệm đƣợc mô tả và phổ biến bởi M. Porter vào năm 1985, Porter cho rằng: Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động, sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động, sản phẩm thu đƣợc một số giá trị nào đó. [44]

Ở cấp độ doanh nghiệp, mô hình cơ bản của Porter giúp xác định những hoạt động cụ thể mang lại lợi thế cạnh tranh và xây dựng giá trị cho các doanh nghiệp. Các hoạt động này đƣợc chia thành các hoạt động chính là những hoạt động cho phép doanh nghiệp hoàn thành vai trò của mình trong chuỗi giá trị của ngành và nhờ đó làm thoả mãn khách hàng, và các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động cần thiết nhằm kiểm soát và phát triển doanh nghiệp và qua đó bổ sung thêm giá trị một cách gián tiếp. Việc quản lý hiệu quả các hoạt động chính và hoạt động hỗ trợ sẽ tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhóm hoạt động chính bao gồm: Đƣa nguyên vật liệu vào kinh doanh; Vận hành, sản xuất- kinh doanh; Vận chuyển ra bên ngoài; Marketing và bán hàng; và Cung cấp các dịch vụ liên quan.

Nhóm hỗ trợ bao gồm: hạ tầng, quản trị nhân lực, công nghệ, mua sắm. Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp để cạnh tranh trong một ngành cụ thể đƣợc đặt trong một loạt các hoạt động lớn hơn đƣợc gọi là chuỗi giá trị ngành. Chuỗi này ở phía trên có các nhà cung cấp và phía dƣới là các nhà phân phối. Một công ty có thể quản lý một cách hiệu quả toàn bộ chuỗi giá trị ngành thì có thể giành đƣợc lợi thế cạnh tranh so với đối thủ của mình. Chuỗi ở đây là một hệ thống các hoạt động chứ không phải một trình tự.

Từ quan niệm chuỗi giá trị cho phép đánh giá hiện tƣợng toàn cầu hoá của các tập đoàn đa quốc gia, trong đó quá trình sản xuất là một tập hợp các hoạt động bổ sung giá trị đƣợc thực hiện bởi các tổ chức riêng rẽ; việc phân chia các hoạt động giữa nhiều doanh nghiệp và quốc gia, phân bổ các nhiệm vụ sản xuất dọc theo chuỗi; loại hình hợp tác giữa các doanh nghiệp trong chuỗi. Từ hoạt động của chính các tập đoàn đa quốc gia đã thúc đẩy sự ra đời và xuất hiện quan niệm chuỗi giá trị toàn cầu.

34

Chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm toàn bộ các hoạt động sản xuất có liên kết chặt chẽ đƣợc thực hiện bởi các hãng tại các vùng địa lý khác nhau nhằm đƣa ra sản phẩm hoặc dịch vụ sau khi kết thúc quá trình sản xuất và phân phối tới ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động của chuỗi giá trị toàn cầu bao gồm: thiết kế, sản xuất, maketing, phân phối, bán lẻ, R&D, và có thể bao gồm quản lý chất thải và tái sinh. Phụ thuộc vào nhu cầu của công nghiệp, mỗi liên kết trong chuỗi có thể trở thành hoạt động, các hãng khác nhau tạo ra giá trị tại mỗi mắt xích của chu kì sản xuất và tiêu dùng. Từ đó quá trình sản xuất tập trung có thể đƣợc xây dựng ở một khu vực địa lý đặc biệt có nhiều lợi thế cạnh tranh khu vực. Trong nền kinh tế, bắt đầu khởi sự chuỗi giá trị toàn cầu là các ngành khai thác nguồn lực tự nhiên nhƣ dầu lửa, khai khoáng và sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, mức chi phí thấp hơn tƣơng đối của địa phƣơng có thể tạo ra lợi thế gia nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu. Các công ty Công nghệ thông tin tại Ấn Độ, công ty điện tử tại Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Singapore đã thành công trong việc gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Tƣơng tự, nhƣng ở mức thấp hơn, tại các nƣớc Mỹ Latinh, hiện tại đang hình thành các cụm liên kết các nhà cung ứng mang tính cạnh tranh tạo ra nguồn cung nội địa nhƣ: linh kiện tự động (Agentina, Brazil) và linh kiện điện tử (Mexico), trở thành nhà cung ứng trong mắt xích đầu tiên của chuỗi giá trị toàn cầu.

Chuỗi giá trị toàn cầu cho phép các công đoạn của chuỗi đặt tại những địa điểm (quốc gia) có khả năng đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.

Chuỗi giá trị do nhà sản xuất điều khiển. Đây là loại đầu tiên trong chuỗi giá trị toàn cầu, đƣợc xem nhƣ là động lực chính để tổ chức lại sản xuất quốc tế. Trong đó, các hãng lớn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát tuyệt đối về điều phối các mạng lƣới phân phối của các công ty con, các chi nhánh và nhà cung cấp. Các hãng này cũng kiểm soát việc nghiên cứu và phát triển, thiết kế sản phẩm cơ bản và đổi mới. Loại mạng lƣới này có xu hƣớng mang đặc điểm của các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ, nhƣ ô tô, viễn thông, điện tử, CNTT. Theo đó, chuyển giao công nghệ và kiến thức là những lợi ích quan trọng khi các nhà cung ứng đƣợc tham gia vào MLSX. Một ví dụ tiêu biểu là trƣờng hợp của tập đoàn Sony. Khi sản xuất tại nƣớc ngoài, Sony đã đề ra các tiêu chuẩn khắt khe cho các nhà cung cấp, đòi hỏi khả năng công nghệ cao, linh hoạt trong đáp ứng, hƣớng dẫn dịch vụ khách hàng tốt và khả năng làm việc với hệ thống điện tử CNTT.

35

Chuỗi giá trị do người mua kiểm soát. Đây là xu hƣớng phát triển gần đây, ở đó các hãng bán lẻ lớn giữ vai trò dẫn đầu, ví dụ Carrefour, Metro về thực phẩm, Ikea về đồ gỗ và gia dụng… Chuỗi này đƣợc bắt đầu với sự phi tập trung của các nhà cung cấp độc lập, đƣợc các hãng bán lẻ xác định sản phẩm, các thông số và tiêu chuẩn quy trình tham gia. Loại chuỗi này có xu hƣớng nghiêng về các n gành thâm dụng lao động, hàng hoá tiêu dùng nhƣ may mặc, da giày, chế biến sản phẩm nông nghiệp... Các yêu cầu tham gia không cao lắm, tạo ra cơ hội cho nhà sản xuất các tại nƣớc đang phát triển, bao gồm chủ yếu là các DNNVV.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 42)