Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế và khả năng bù đắp của công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 125 - 131)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

3.1.6.Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế và khả năng bù đắp của công nghiệp hỗ trợ

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng

3.1.6.Tình trạng mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế và khả năng bù đắp của công nghiệp hỗ trợ

năng bù đắp của công nghiệp hỗ trợ

3.1.6.1. Nhu cầu cấp thiết cần phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm góp phần bù đắp mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế

Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu là những sản phẩm nguyên vật liệu đầu vào và máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Con số nhập siêu của Việt Nam ở mức rất cao từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO đến năm 2010, chủ yếu nhập siêu từ Trung Quốc. Từ năm 2011 đến nay, nhập siêu giảm và đã thặng dƣ chút đỉnh vào các năm 2012, 2013, và 2014. Nhiều nhà phân tích cho rằng, sự giảm nhập siêu này là do sản xuất trong nƣớc suy giảm khiến cho nhu cầu về nguyên vật liệu và máy móc giảm, thực chất nó chƣa phản ánh đúng chuyển biến cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nếu CNHT phát triển, Việt Nam sẽ giảm đƣợc nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc linh kiện.

119

Giai đoạn 2006 – 2010, thực tiễn xuất nhập khẩu của nƣớc ta đã có những bƣớc phát triển mạnh kể từ khi nƣớc ta chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn này đã tăng 2,6 lần so với 2001 – 2005, đạt mức bình quân hằng năm gần 125 tỷ USD. Tuy nhiên, đây là giai đoạn có mức nhập siêu khá cao, bình quân 12,5 tỷ USD/năm, gấp 3,3 lần so với giai đoạn trƣớc và chiếm 22,4% kim ngạch xuất khẩu bình quân năm, trong khi giai đoạn trƣớc chỉ khoảng 17,3%. Đặc biệt từ khi nƣớc ta chính thức là thành viên WTO tới 2011, tỷ lệ nhập siêu rất lớn, từ 12 đến 17 tỷ USD/năm, chiếm 17,5% đến 29% so với kim ngạch xuất khẩu.

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất nhập khẩu, nhập siêu giai đoạn 2006 - 2012

Năm Xuất khẩu (Tỷ USD) Nhập khẩu (Tỷ USD) Nhập siêu (Tỷ USD)

Tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu (%) 2006 39,8 44,89 5,09 12,7 2007 48,56 62,68 14,12 29 2008 63 80,7 17,7 28 2009 57,1 69,9 12,8 22,5 2010 72,19 84,8 12,61 17,5 2011 96,9 106,75 9,85 10,16 2012 114,6 114,3 -0,248 - 2013 132,2 131,3 -0,90 -

Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2013 [34] và Tổng cục Thống kê (2013).

Bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu qua các năm trong giai đoạn 2006 – 2011 tƣơng ứng là 12,7%, 29%, 28%, 22,5%, 17,5% và 10,16%. Sau 3 năm liên tục đạt mức trên 20%, cán cân thanh toán nƣớc ta có chiều hƣớng khống chế tỷ lệ nhập siêu dƣới 20%. Nhìn chung, tình trạng nhập siêu ở mức cao, kéo dài và chƣa có khả năng giảm thấp là nguy cơ đẩy gánh nặng lên hệ thống

120

tài chính quốc gia, nhất là gây sức ép lên cán cân thanh toán tổng thể. Vì vậy, chúng ta cần có các giải pháp dài hạn để kiểm soát chặt chẽ nhập siêu trên cả 2 mặt điều chỉnh cơ cấu hàng nhập khẩu, hạn chế một số mặt hàng không cần thiết và tăng cƣờng các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là những mặt hàng đang có lợi thế.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2012 đạt gần 228,37 tỷ USD. Với kỳ tích chúng ta trở lại xuất siêu 284 triệu USD sau 20 năm luôn nhập siêu và lạm phát cả năm đƣợc kiểm soát thấp hơn so với chỉ tiêu đạt ra. Chúng ta đã vƣợt lên sự cạnh tranh khốc liệt của các nƣớc trong khu vực, sản phẩm hàng hóa vẫn giành đƣợc chỗ đứng đáng nể trên thị trƣờng quốc tế khi kim ngạch xuất khẩu cả năm đạt mức 114,6 tỷ USD, tăng 18,3% so với năm 2011 và đóng góp tới 30% vào tăng trƣởng GDP chung cả nƣớc. Xuất siêu trong năm 2012 là nhờ xuất khẩu hàng hóa, trong đó đóng góp lớn nhất vào kim ngạch chung là nhờ xuất khẩu đƣợc gần 13 tỷ USD sản phẩm điễn thoại, linh kiện các loại (tăng gấp đôi) và 8 tỷ USD sản phẩm máy tính, linh kiện điện tử (tăng gần 70%). Với nhóm hàng xuất khẩu chủ lực từ trƣớc đến nay vẫn là nông sản mặc dù yếu tố giá xuất khẩu có giảm; trong đó gạo giảm 11%, cao su giảm 29%... nhƣng sự tăng về lƣợng xuất khẩu, nhất là xuất khẩu gạo, lần đầu tiên đạt kỷ lục 8 triệu tấn đã góp phần bù đắp rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu. Với đặc thù là nƣớc đang phát triển và ngành sản xuất công nghiệp vẫn chủ yếu là gia công lắp ráp nên nhập khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu là nguyên nhiên liệu đầu vào để đáp ứng tới 80% nhu cầu phục vụ sản xuất. Kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào của khối doanh nghiệp trong nƣớc năm 2012 giảm tới 6,7% trong khi nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI lại tăng tới 23,5% cho thấy sản xuất trong nƣớc rất là khó khăn. Xét về cơ cấu hàng xuất khẩu, khối doanh nghiệp FDI chủ yếu nhập khẩu máy móc linh kiện về gia công lắp ráp nên hiệu quả mang lại cho nền kinh tế chủ yếu ở góc độ giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời lao động, còn đóng góp thực chất về giá trị là không lớn. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho những năm tiếp theo là phải tăng cƣờng đầu tƣ cho lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, nhất là công nghiệp phụ trợ để hạn chế dần sự lệ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất cũng nhƣ xuất thô sản phẩm.

121

Nhiều năm nay, cán cân thƣơng mại Việt Nam ở trong tình trạng thâm hụt lớn với khu vực châu Á và thặng dƣ với tất cả các khu vực còn lại. Trong năm 2010, có 7 thị trƣờng thâm hụt thƣơng mại trên 1 tỷ USD đều thuộc khu vực châu Á mà đứng đầu là trung Quốc 12,7 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc 6,7 tỷ USD, Đài Loan 5,5 tỷ USD và Thái Lan 4,4 tỷ USD…

Kim ngạch và tốc độ tăng nhập siêu từ các thị trƣờng này cũng rất đáng quan tâm trong bài toán giảm nhập siêu của Việt Nam. Trong giai đoạn 2006 – 2010, hằng năm trị giá nhập siêu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan tăng bình quân tƣơng ứng là 40%; 19,1%; 13,1% và 23,6%. Nguyên nhân nhập siêu từ Hàn Quốc, Đài Loan chủ yếu do các dự án đầu tƣ FDI của những nƣớc này vào Việt Nam. Với Trung Quốc thì vừa máy móc thiết bị vừa hàng tiêu dùng. Riêng Thái Lan, chủ yếu là hàng tiêu dùng. Ngoài ra, do đang trong quá trình phát triển, thị hiếu tiêu dùng đang nghiêng về hàng nhập khẩu, hàng xa xỉ phẩm nƣớc ngoài, do chất lƣợng hàng hóa trong nƣớc của những mặt hàng này chƣa đảm bảo nên nhu cầu nhập khẩu của chúng khá cao.

Để giảm nhập siêu, cân bằng cán cân thƣơng mại và thúc đẩy tăng trƣởng GDP, chính sách kinh tế vĩ mô cần khuyến khích gia tăng sản xuất hƣớng đến xuất khẩu hoặc sản xuất để thay thế nhập khẩu. Với định hƣớng gia tăng sản xuất hƣớng đến xuất khẩu trong nhiều năm qua, khi chỉ số GDP của Việt Nam càng tăng, cán cân thƣơng mại càng giảm với giá trị nhập siêu ngày càng lớn. Các phân tích kinh tế trong tất cả các ngành sản xuất hƣớng đến xuất khẩu đều cùng đi đến một nhận định chung là hầu hết các ngành công nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam đều phải nhập khẩu nguyên liệu với tỷ lệ rất cao để phục vụ sản xuất. Càng tập trung cho xuất khẩu, Việt Nam càng phải nhập nhiều nguyên, vật liệu, bán thành phẩm. Vấn đề này cũng tƣơng tự nhƣ Thái Lan trƣớc đây, theo nhƣ kết quả từ một nghiên cứu của Siddique và Selvanathan (2002) về mối quan hệ giữa xuất khẩu, nhập khẩu và tăng trƣởng kinh tế của Thái Lan giai đoạn 1953 – 1993. Nghiên cứu trên đã khẳng định rằng, ở Thái Lan sự tăng trƣởng kinh tế đã thúc đẩy xuất khẩu và xuất khẩu gia tăng cho nhập khẩu tăng theo. Trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, việc lệ thuộc ngày

122

càng nhiều vào nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu sẽ khiến việc phát triển các ngành công nghiệp ở Việt Nam thiếu đi tính bền vững và giảm dần tính cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Khi tỷ lệ nhập siêu liên tục đạt những mức kỷ lục mới, chính sách tăng cƣờng sản xuất để thay thế hàng nhập khẩu cũng đƣợc xem nhƣ là một trong những chính sách phát triển kinh tế vĩ mô, với sự nhấn mạnh nhiều hơn đến vai trò các ngành công nghiệp hỗ trợ. Phát triển công nghiệp hỗ trợ không những hỗ trợ đƣợc cho việc phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu mà trong ngắn hạn còn góp phần cho việc giảm nhập siêu, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Tuy nhiên, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đã không diễn ra nhƣ mong muốn, mặc dù hầu hết các nhà kinh tế đều phân tích cho thấy Việt Nam nhất thiết phải phát triển công nghiệp hỗ trợ. Vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay là các nhà hoạch định chính sách hoạch định phát triển công nghiệp hỗ trợ từ đâu và phát triển nhƣ thế nào? Gần đây nhất, Chính phủ đã khẳng định tại Quyết định 12/2011/QĐ-TTg là khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt – may, da – giày và phát triển công nghiệp công nghệ cao.

3.1.6.2. Khả năng bù đắp của công nghiệp hỗ trợ cần dựa vào phát triển nông nghiệp Từ lý thuyết cho đến thực tiễn, phải nhìn nhận rằng phát triển nông nghiệp làm nền tảng cho công nghiệp hỗ trợ phát triển. Cụ thể, ngành dệt – may phần lớn giá trị sản xuất đƣợc tạo ra đã phải dùng để chi trả cho việc nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu là bông. Trong 4 tháng đầu năm 2011, toàn ngành dệt – may, da – giày xuất khẩu 5.667 triệu USD nhƣng đã phải nhập khẩu 4.023 triệu USD bông, vải, sợi và phụ liệu. Năm 2010 Việt Nam phải nhập 357.300 tấn bông xơ trong khi sản xuất trong nƣớc chỉ đạt 7.000 tấn. Ngành công nghiệp hóa chất cũng đang trong tình trạng tƣơng tự. Nhiều doanh nghiệp đang phải gia tăng nhập khẩu muối để duy trì sản xuất do thiếu trầm trọng nguyên liệu muối, trong khi Việt Nam là nƣớc có chiều dài bờ biển lý tƣởng hơn 3.000 km, rất có lợi thế để sản xuất muối. Sự bất hợp lý này là do yếu tố thời tiết, ngoài ra còn do ngành muối chƣa đƣợc đầu tƣ thỏa đáng khiến sản lƣợng muối không ổn định, hạt muối làm ra thƣờng lẫn nhiều tạp chất không đạt đƣợc độ khô cần thiết. Vì vậy, nhiều năm nay vẫn tồn tại tình trạng muối

123

ăn thì thừa nhƣng muối công nghiệp lại thiếu và doanh ngiệp phải nhập khẩu muối. Vai trò của nông nghiệp trong việc hỗ trợ cho công nghiệp hỗ trợ còn đƣợc minh chứng ở một số ngành nghề khác nhƣ sản phẩm cao su từ các nông trƣờng cao su cung cấp cho ngành nhựa, công nghiệp ô tô, sản xuất hàng tiêu dùng… Sản phẩm da từ các trại chăn nuôi, các nhà máy giết mổ gia súc cung cấp nguyên liệu cho ngành da – giày; vƣờn thuốc Nam cung cấp dƣợc thảo cho ngành dƣợc phẩm; các sản phẩm dầu cá, mỡ cá, phụ phế phẩm ở các nhà máy chế biến thủy sản cung cấp nguyên liệu để chiết xuất gelatin, collagen, chitin, chitosan hỗ trợ cho ngành dƣợc phẩm,… Rất nhiều dẫn chứng có thể đƣợc liệt kê cho vai trò hỗ trợ của nông nghiệp đối với việc phát triển công nghiệp.

Tuy nhiên khi Việt Nam gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cùng với những cam kết dỡ bỏ thuế quan và các hàng rào thƣơng mại khác, việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất dễ dàng hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp thƣờng không mong muốn đầu tƣ tập trung vào phát triển vùng nguyên liệu nông nghiệp để hỗ trợ cho ngành sản xuất chính của mình. Việc đầu tƣ phát triển sản xuất nông nghiệp thƣờng đƣợc mặc định dành cho các nhà nông, những doanh nghiệp bảo quản, chế biến nông sản và những ngƣời công tác trong ngành nông nghiệp. Trong khi đó, thị trƣờng nông sản trong nƣớc đang dần bị chiếm lĩnh bởi các sản phẩm nông sản nhập khẩu và bị khống chế bởi doanh nghiệp nƣớc ngoài. Những ngành sản xuất nông nghiệp mang tính chất công nghiệp và tập trung đang gặp phải những áp lực rất lớn. Hệ quả là một số ngành đang dần bị thu hẹp. Có thể xem xét trƣờng hợp điển hình là nghề trồng bông vải. Do không cạnh tranh đƣợc với vải nhập khẩu (chủ yếu từ Mỹ và các nƣớc châu Phi) nên diện tích trồng bông đã giảm từ hơn 30.000 ha cuối thế kỷ trƣớc xuống còn 20.000 ha trong năm 2005.

Nhƣ vậy, việc phát triển công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi một sự tập trung phát triển vùng nguyên liệu từ nông nghiệp nhƣ là một nền tảng để phát triển với một cam kết đầu tƣ nhiều hơn từ các ngành công nghiệp xuất khẩu. Một sự liên kết công nghiệp xuất khẩu – công nghiệp hỗ trợ - nông nghiệp tập trung theo kiểu kết hợp dọc trong

124

chuỗi sản xuất, không chỉ phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn mà còn tạo đƣợc nền tảng vững chắc để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ.

Từ bối cảnh trên đòi hỏi Việt Nam cần phải phát triển mạnh mẽ CNHT nhằm tạo thế chủ động và liên kết cũng nhƣ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu một cách hiệu quả và phát huy đƣợc những lợi thế của quốc gia.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 125 - 131)