THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ CỦA VIÊ ̣T NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
2.1.2. Thực trạng phát triển công nghiệp hỗ trợ của một số ngành
2.1.2.1. Ngành điện tử – tin học
Điện tử - Tin học – Viễn thông là 3 lĩnh vực công nghiệp riêng biệt nhƣng lại có mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau và thƣờng đƣợc nghiên cứu, đ ánh giá nhƣ một ngành công nghiệp chung là công nghiệp điện tử. Ở Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử thƣờng đƣợc hiểu bao gồm các lĩnh vực: Sản xuất thiết bị (điện tử dân dụng, điện tử công nghiệp và chuyên dụng, công nghệ thông tin và viễn thông) – công nghiệp phần cứng; Sản xuất linh kiện và vật liệu điện tử; Công nghiệp phần mềm; Dịch vụ.
72
ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, vật liệu điện tử (ngoài các sản phẩm của công nghiệp bán dẫn), các bộ phận linh kiện và vật tƣ khác hỗ trợ cho công nghiệp lắp ráp đến sản phẩm cuối cùng. Trong quá trình tạo ra sản phẩm cuối cùng các linh kiện có thể lắp ráp thành cụm linh kiện. Do vậy có thể coi sản xuất cụm linh kiện là những công đoạn hỗ trợ thứ cấp (ở các mức khác nhau) so với công đoạn sản xuất linh kiện ban đầu – công đoạn sơ cấp.
Thực tế là ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam mới bƣớc đầu hình thành và phát triển từ năm 1970 đến nay với xuất phát điểm từ việc lắp ráp thiết bị điện tử dân dụng nhƣ TV đen trắng, radio, radiocassette, loa... TV màu và các phƣơng tiện điện tử khác. Khuynh hƣớng chính cùa ngành công nghiệp điện tử Việt Nam là lắp ráp dƣới dạng CKD, SKD và IKD. Ngoài ra, còn tiến hành sản xuất, chế tạo loại nhỏ các thiết bị điện tử công nghiệp, điều khiển tự động, các hệ thống cân đo điện tử, các thiết bị điện tử y tế và chuyên dụng, tiếp đó là lắp ráp máy vi tính, gia công xuất khẩu các bản mạch điện tử và thực hiện các dịch vụ khác. Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa và kêu gọi đầu tƣ nƣớc ngoài, diện mạo ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt. Một số công ty nƣớc ngoài đã đầu tƣ sản xuất linh phụ kiện để xuất khẩu và cung cấp cho các công ty nƣớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với các loại sản phẩm nhƣ: các linh kiện thụ động, đèn hình, các cụm chi tiết kim loại, nhựa, các bộ phận cho máy tính điện tử...
Từ năm 1990 đến trƣớc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, ngành công nghiệp điện tử tin học có tốc độ tăng trƣởng bình quân khoảng 20 - 30% năm. Từ một số DN nhỏ và vừa đến nay cả nƣớc đã có gần 300 DN, trong đó có 67 DN nghiệp là FDI.
Ngành điện tử đã phát triển từ lắp ráp đơn giản chuyển sang nghiên cứu thiết kế phát triển sản phẩm thƣơng hiệu Viêt Nam và sản xuất phụ tùng linh kiện hiện đã đủ khả năng thỏa mãn thị trƣờng nội địa thành điện tử dân dụng và đã xuất khẩu đi 35 nƣớc. Xuất khẩu hàng điện tử tăng 10 lần trong vòng 10 năm.
Đặc điểm của ngành là vốn đầu tƣ trong nƣớc còn quá nhỏ bé, 90% tổng vốn đầu tƣ tập trung ở các ngành doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp nội địa chiếm
73
khoảng 2/3 số các cơ sở sản xuất, sử dụng gần 60% lao động nhƣng vốn đầu tƣ chỉ chiếm khoảng 10% tổng vốn đầu tƣ của ngành. Cơ cấu sản phẩm mất cân đối nghiêm trọng. Tỷ trọng sản phẩm điện tử đân dụng chiếm gần 90% cơ cấu hàng hóa. Tỷ trọng sản phẩm điện tử chuyên dụng, CNTT chỉ chiếm khoảng 10-12%. Công nghệ của nghành lạc hậu, chủ yếu là lắp ráp. Việc nghiên cứu phát triển còn yếu nên giá trị gia tăng thấp (10-15%). Khả năng cạnh tranh của sản phẩm không cao. Nguyên vật liệu phụ thuộc chủ yếu vào nhà cung cấp nƣớc ngoài. Các doanh nghiệp FDI đóng vai trò chủ đạo trong ngành, hiện chiếm gần 90% tổng vốn đầu tƣ và trên 90% kim ngạch xuất khẩu. Phần lớn công nghiệp hỗ trợ nằm trong tay các doanh nghiệp FDI.
Bảng 2.3: Một số doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào CNHT ngành điện tử - tin học Công ty Lĩnh vực Vốn đầu tƣ (Tr. USD) Năm Lao động Sản xuất lắp ráp
Samsung Điện thoại di động 670 2009 10.000
Canon Máy in laser 320 2002
Sanyo Máy giặt, tủ lạnh, máy điều hòa 44 1995 1.000
Công nghiệp hỗ trợ
Foxconn SP 3C (máy tính, viễn
thông, điện tử) 160 2007
Intel Chíp bán dẫn 1.000 2006
Nidec Quạt giải nhiệt, máy vi tính 50 2005 7.500 Meiko Máy in điện tử và các SP
điện tử hoàn chỉnh 300 2006 7.000
Hoya Đĩa quang, linh kiện chế tạo ổ địa cứng máy vi tính, máy nghe nhạc
130 2004
Renesas Thiết kế phần cứngvà phần mềm chức năng dành cho chip điện thoại di động, xe hơi và thiết bị kỹ thuật số
10 2004
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Bộ Công thƣơng và Điều tra doanh nghiệp 2011 của Tổng cục Thống kê.
74
Đa phần các DN Việt Nam ở mọi loại hình đều tổ chức thực hiện những công đoạn tƣơng tự nhau trong quá trình hình thành sản phẩm. Điểm khác biệt duy nhất giữa các DN là cấp độ của các dây chuyền công nghệ, khả năng sản xuất hàng loạt hoặc chuyên dụng, các DN đều sản xuất hoặc theo mẫu tự thiết kế, hoặc gia công theo mẫu nƣớc ngoài, linh kiện chủ yếu là ngoại nhập và phải liên kết với các DN khác để đƣợc cung cấp các sản phẩm CNHT nhƣ các sản phẩm cơ khí, nhựa, mạch in, cao su, chất dẻo, vỏ… để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh.
Ngành điện tử - tin học Việt Nam đã sơ bộ hình thành đƣợc một mạng lƣới nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các sản phẩm điện tử và sản phẩm CNHT.
Tuy nhiên, quá trình liên kết và phân vùng này hình thành chƣa đƣợc rõ nét. Hiện nay, nhiều hãng sản xuất điện tử lớn trên thế giới nhƣ Samsung, Canon, Intel, Foxconn… đã đầu tƣ vào Việt Nam nhằm sản xuất các sản phẩm điện tử nhƣ điện thoại di động, máy in, máy tính, điện tử gia dụng cũng nhƣ các linh kiện cho máy tính, máy in, camera, TV, laptop, Ipod, iphone, điện thoại di động và viễn thông cung cấp cho thị trƣờng thế giới. Điển hình là Tập đoàn Hồng hải (Foxconn) có kế hoạch đầu tƣ lớn vào Việt Nam để đƣa Việt Nam trở thành mắt xích cung cấp các sản phẩm điện tử công nghệ cao và linh phụ kiện chính xác trên thế giới, tham gia cung ứng vào chuỗi giá trị toàn cầu. Theo đó, mục tiêu của Foxconn là trở thành tập đoàn ĐTNN lớn nhất tại Việt Nam với số vốn trên 5 tỷ USD và là DN ĐTNN xuất khẩu thu ngoại tệ lớn tại Việt Nam, dự kiến kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 5 tỷ USD trong vài năm tới.
Hình 2.2: Giá trị XNK hàng điện tử – tin học và điện thoại, giai đoạn 2005 -2010
75
Hình 2.2 cho thấy giai đoạn 2005 – 2010 tình hình nhập siêu của mặt hàng điện tử – tin học và điện thoại luôn đƣợc duy trì. Năm 2005 chỉ nhập siêu gần 400 triệu USD thì đến năm 2010 đã nhập siêu gần 1.700 triệu USD. Trong đó, giá trị nhập khẩu điện thoại và linh kiện các loại chiếm gần 50% giá trị nhập khẩu của ngành này trong năm 2010 và luôn nhập siêu. Nhƣ vậy, tất cả các sản phẩm điện tử lắp ráp tại Việt Nam (dùng để xuất khẩu và tiêu thụ trong nƣớc) đều phải nhập khẩu gần 100% linh kiện; các linh kiện sản xuất tại Việt Nam chỉ là vỏ carton, xốp c hèn, vỏ nhựa và sách hƣớng dẫn sử dụng… Điều này cho thấy công nghiệp hỗ trợ cho ngành này hầu nhƣ rất yếu, nội địa hóa mới chỉ tập trung vào những linh phụ kiện có giá trị thấp và Việt Nam chỉ thực hiện lắp ráp và xuất khẩu.
2.1.2.2. Ngành dệt – may
CNHT ngành dệt – may bao gồm 2 nhóm sản phẩm chính: (i) nhóm máy móc trang thiết bị sử dụng trong công nghiệp dệt may bao gồm máy may, máy kéo sợi, máy đánh ống, máy chải, sợi con, roto kéo sợi, cọc sợi, máy dệt, máy ghép, bàn ủi phẳng, bàn ủi ghép…(ii) nguyên phụ liệu, phụ kiện phục vụ quá trình sản xuất ra sản phẩm dệt may gồm bông, xơ, sợi, các loại vải, khóa kéo, chỉ may…
Sau khủng hoảng kinh tế năm 2009, ngành dệt – may đã khắc phục khó khăn, đến năm 2010 bắt đầu khởi sắc với xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD, tăng hơn 23,5% so với 2009; năm 2011 xuất khẩu ngành dệt may đạt 14 tỷ USD, tăng 25% so với năm 2010; năm 2012 xuất khẩu đạt 15 tỷ USD, tăng 7% so với năm trƣớc, năm 2013 xuất khẩu ngành dệt may đạt 17,9 tỷ USD, tăng 18,6% so với năm trƣớc, và năm 2014 xuất khẩu đạt 20,7 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm 2013. Thành tích trên nhờ Việt Nam là một thị trƣờng tiềm năng với nguồn lao động dồi dào và công nhân cần cù, tay nghề cao. Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn trong ngành dệt – may là sự phụ thuộc quá lớn vào hệ thống máy móc, thiết bị và nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập khẩu:
- Hệ thống máy móc, thiết bị ngành dệt rất lạc hậu, không đồng bộ. Hầu hết các thiết bị nhuộm, in và hoàn tất đều phải nhập khẩu. Theo đánh gi á của UNDP, ngành dệt của Việt Nam chỉ ở trình độ công nghệ bậc 2/7 của thế giới, thiết bị máy,
76
thiết bị máy móc lạc hậu từ 2 đến 3 thế hệ. Phụ tùng cơ kiện của ngành dệt rất phức tạp, yêu cầu khắt khe về chất lƣợng, đòi hỏi phải có tay nghề cao và trang thiết bị hiện đại, điều này các doanh nghiệp cơ khí trong ngành chƣa đủ vốn để đầu tƣ. Vì vậy, các doanh nghiệp chủ yếu vẫn phải nhập phụ tùng, cơ kiện cho ngành dệt từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu, trị giá hàng chục triệu USD mỗi năm. Năng lực các nhà máy cơ khí chuyên ngành dệt hiện tại quá nhỏ bé, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của các DN trong ngành.
- Bên cạnh các xƣởng cơ khí của các công ty dệt thuộc Vinatex làm nhiệm vụ sửa chữa, thay thế phụ tùng, cơ kiện còn có 4 công ty cơ khí chuyên ngành sản xuất các phụ tùng, cơ kiện và trang thiết bị phục vụ cho ngành may. Thời gian qua, các đơn vị tuy rất cố gắng nhƣng năng lực vẫn còn nhiều hạn chế, thiết bị lạc hậu nên không đáp ứng kịp yêu cầu phát triển nhanh của ngành dệt. Cả 4 công ty cơ khí này trị giá sản xuất mỗi năm chỉ vào khoảng 9 triệu USD, tƣơng đƣơng 4.000 tấn phụ tùng, chủ yếu là phụ tùng, trang thiết bị nhỏ lẻ nhƣ: máy trải vải, kiểm tra vải, hút hơi là, san chỉ, hút kim, dập cúc, cắt vải, hệ thống chiếu sáng, làm mát và một số phụ tùng nhƣ tủ đựng hồ sơ, ghế ngồi may, kệ để nguyên liệu, xe vận chuyển nội bộ… phục vụ ngành may là chính, mà cũng chỉ đáp ứng đƣợc phần nào mà thôi.
- Nguyên liệu thô cho ngành dệt chủ yếu còn phải nhập khẩu. Bông cùng với đay, dâu tằm là các nguyên liệu cho công nghệ kéo sợi vải, đây là cây đòi hỏi nhiều lao động để sản xuất và chế biến. Diện tích trồng bông của cả nƣớc không ổn định vì hiệu quả kinh tế thấp, chỉ dao động khoảng 20 nghìn hécta. Nhƣng mỗi năm ngành dệt cần khoảng 60.000 tấn bông xơ, nguồn bông trong nƣớc mới đáp ứng khoảng 13.000 – 16.000 tấn, chiếm 20 – 25% nhu cầu của ngành. Mặt khác, khối lƣợng bông đƣợc sản xuất ra, chất lƣợng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, nên vẫn phải nhập bông. Để đảm bảo sản xuất, các DN cần nhập khẩu đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Nếu nhà máy lọc dầu Dung Quất sản xuất đƣợc sản phẩm polypropylen cũng chỉ đáp ứng đƣợc 20% tổng nhu cầu của cả nƣớc, còn toàn bộ các xơ sợi khác đều vẫn phải nhập khẩu. Dự kiến thì liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn đã ra đời và sản xuất 100% công suất thì cũng chỉ đáp ứng một
77
phần nhu cầu tiêu thụ các loại xơ sợi trong nƣớc, còn khoảng 50% tổng sản phẩm vẫn phải nhập khẩu. Toàn bộ số thuốc nhuộm hiện đang sử dụng đều phải nhập khẩu; tỷ lệ chất trợ và hóa chất cơ bản trong nƣớc sản xuất cung cấp cho ngành dệt chiếm từ 5 - 15% nhƣng hầu hết là những sản phẩm có giá trị thấp, mặc dù về số lƣợng nhiều nhƣng giá trị chỉ đạt 4,55% tổng nhu cầu cầu ngành dệt.
- Ngành sản xuất phụ kiện cho ngành may hiện vẫn đang kém phát triển. Mặc dù thời gian qua nhà máy cổ phần phụ liệu may Nha Trang, công ty may Việt Tiến, công ty dệt vải công nghiệp và nhiều DN tƣ nhân đã sản xuất đƣợc nhiều phụ kiện nhƣ khóa kéo, tấm lót, cúc, chỉ… nhƣng sản lƣợng mới đáp ứng đƣợc khoảng 1/4 nhu cầu của ngành. Vì vậy, các DN vẫn phải thƣờng xuyên nhập khẩu. Về chất, các sản phẩm của Việt Nam là không đồng đều.
Bảng 2.4: Năng lực sản xuất một số sản phẩm phụ kiện ngành may của Việt Nam
Mặt hàng Công suất Thực hiện
Chỉ khâu 3.500 tấn/năm 3.500 tấn/năm
Bông tấm 33 triệu Yard/năm 33 triệu Yard/năm
Mex dựng 12 triệu m2/năm 10 triệu m2/năm
Cúc nhựa 752 triệu chiếc/năm 650 triệu chiếc/năm
Khóa kéo 65 triệu chiếc/năm 60 triệu chiếc/năm Nhãn 120 triệu chiếc/năm 100 triệu chiếc/năm
Nguồn: Bộ Công Thƣơng, 2013 [3]
Tóm lại, ngành dệt – may - một ngành xuất khẩu chủ lực, nhƣng năng lực CNHT chƣa phát triển tƣơng xứng với ngành. Là quốc gia có thế mạnh phát triển nông nghiệp, nhƣng nguyên liệu chính của ngành vẫn bị lệ thuộc nƣớc ngoài nhiều năm nay. Vì vậy, các DN may mặc hầu nhƣ chỉ làm gia công cho các DN nƣớc ngoài. Về sản phẩm CNHT sản xuất với lƣợng quá khiêm tốn, chất lƣợng chƣa đảm bảo. Đây là một trong những thách thức khi Việt Nam gia nhập TPP (muốn hƣởng lợi từ Hiệp định này phải có tỷ trọng nguyên vật liệu trong sản phẩm may mặc có xuất xứ từ các
78
nƣớc trong Hiệp định) khi mà phần lớn nguyên, phụ liệu ngành may đang nhập khẩu từ Trung Quốc.
2.1.2.3. Ngành da –giày
Ngành da – giày là ngành sản xuất ra các nguyên phụ liệu và sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng bao gồm các loại giày (giày thể thao, giày vải, giày da…), các loại cặp và túi xách bằng vải và da, các sản phẩm thời trang nhƣ thắt lƣng, ví… và các loại da thuộc thành phẩm… Quy trình sản xuất của ngành da giày có thể khái quát hoá nhƣ sau: Thuộc da – Pha cắt – Tiền chế đế - Lắp ráp – Hoàn thiện – Đóng gói, bao bì. Trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nguyên vật liệu hỗ trợ rất cần thiết, nhƣng thực trạng yếu kém về CNHT bộc lộ quá rõ. Cụ thể:
- Da tổng hợp, nhân tạo: sản xuất trong nƣớc chỉ đảm bảo cung ứng đƣợc khoảng 30% nhu cầu ngành, chất lƣợng thƣờng cứng, chịu nhiệt kém khó dùng trong công nghệ lƣu hóa sản xuất. Vì vậy, chủ yếu vẫn phải nhập khẩu.
- Vải làm giày, đồ da các loại: ngành dệt chƣa đáp ứng đƣợc cho vải làm giày. Do nguồn nguyên liệu chính không đáp ứng đƣợc yêu cầu và thiết bị công nghệ lạc hậu, ngành chƣa chú trọng vào mảng nguyên liệu làm giày. Trong khi vải là nguyên liệu chính sản xuất giày vải.
- Đế, gót giày: phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu, vật liệu thô hoặc phôi để tạo ra đế giữa, đế ngoài và đế mặt, pho hậu, pho mũi... Trong thực tế, Việt Nam có thể sản xuất tốt đế ngoài, đế trong của các loại giày, vì nguyên liệu chính là cao su tự nhiên. Trừ cao su tổng hợp phải nhập khẩu.
- Phụ liệu khóa, ôde, nhãn, dây kéo, độn sắt, ống thép... đƣợc sản xuất trong