Nhu cầu và mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 139)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

3.2.2.Nhu cầu và mục tiêu phát triển

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng

3.2.2.Nhu cầu và mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã đƣợc Đại hội lần thứ XI của Đảng quyết định: “Phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại”. Nhƣ vậy, nền kinh tế sẽ xuất hiện những ngành công nghiệp, những sản phẩm công nghiệp chủ lực đòi hỏi phải phát triển CNHT cho các ngành đó. Mặt khác, do toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì công nghiệp nƣớc ta phải hội nhập công nghiệp thế giới nên sẽ có sự chuyển dịch sản xuất và công nghệ, sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để Việt nam phát triển CNHT. Vì vậy, mục tiêu phát triển CNHT ngày càng trở nên bức thiết, Chính phủ đã ban hành Danh mục sản phẩm CNHT ƣu tiên phát triển là: ngành cơ khí chế tạo, ngành điện tử - tin học, ngành sản xuất và lắp ráp ô-tô, ngành dệt – may, ngành da – giày và các sản phẩm CNHT cho công nghiệp công nghệ cao. 3.2.2.1. Nhu cầu và mục tiêu đối với ngành cơ khí chế tạo

Ngành CNHT cơ khí đến năm 2020 và mục tiêu (Bảng 3.2) sẽ là:

- Tập trung phát triển phục vụ sản xuất – lắp ráp các sản phẩm cơ khí trọng điểm, ban đầu chủ yếu thay thế nhập khẩu, sau hƣớng tới xuất khẩu và gắn liề n với việc phục vụ các ngành khác.

127

- Tham gia chủ động, tích cực có chọn lọc vào quá trình phân công lao động quốc tế. Phát triển không khép kín, tăng cƣờng chuyên môn hóa và hợp tác trên cơ sở phát huy các tiềm năng và lợi thế của các cơ sở sản xuất cơ khí.

- Tăng cƣờng khuyến khích, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài vào các quá trình sản xuất công nghệ cao, vào những khâu cơ bản Việt Nam còn yếu kém nhƣ đúc, rèn, tạo phôi lớn, nhiệt luyện, xử lý bề mặt kim loại, sản xuất chi tiết quy chuẩn chất lƣợng cao.

Bảng 3.2: Mục tiêu phát triển các sản phẩm phôi và chi tiết ngành cơ khí

STT Loại Năm 2015 Năm 2020

1. Phôi đúc (tấn/năm) 500.000 650.000

2. Phôi rèn (tấn/năm) 350.000 500.000

3. Bu lông – đai ốc (tấn/năm) 45.000 55.000

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020 [2].

3.2.2.2. Nhu cầu và mục tiêu ngành điện tử - tin học

Do vòng đời sản phẩm ngắn nên nhu cầu của ngành (Bảng 3.3) sẽ là:

- Tính đến năm 2015, phải tạo đƣợc một số cơ sở sản xuất, nghiên cứu, đào tạo có thể tác động cấu trúc lại ngành, chuyển dần từ lắp ráp đơn giản sang thiết kế, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

- Tranh thủ cơ hội, tập trung tạo các điều kiện thuận lợi nhất để thu hút vốn đầu tƣ và công nghệ mới của các công ty/tập đoàn đa quốc gia tích tụ sản xuất hỗ trợ theo hƣớng xuất khẩu.

- Xây dựng ngành CNHT cho công nghiệp điện tử - tin học theo xu hƣớng không khép kín và phấn đấu tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng linh phụ kiện của thế giới và khu vực.

128

- Nuôi dƣỡng và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV trong công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, chuyển giao và ứng dụng công nghệ mới, xây dựng đội ngũ có trình độ cao để tăng sức cạnh tranh…

- Mục tiêu tính đến 2020, nhu cầu nhập khẩu là 1.700 triệu USD, nhu cầu xuất khẩu là 12.100 triệu USD.

Bảng 3.3: Chỉ tiêu nhu cầu về các sản phẩm CNHT

STT Loại Đơn vị Năm 2020

1 Các sản phẩm chi tiết nhựa Tấn/năm 6.000 – 7.000 2 Điện tử gia dụng: vỏ TV, điều hòa, máy

giặt, nồi cơm điện

Tấn/năm 4.000 – 4.200

3 Điện tử tin học: vỏ máy tính, vỏ bàn phím, chuột, máy in, điện thoại…

Tấn/năm 2.000 – 2.500

4 Linh phụ kiện bằng nhựa khác Tấn/năm 400 5 Khuôn sử dụng cho đúc các linh kiện nhựa Bộ/năm 70 – 80

6 Vỏ, khung sắt Tấn/năm 2.500

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn 2020.[2]

3.2.2.3. Nhu cầu và mục tiêu ngành sản xuất và lắp ráp ô tô

Các sản phẩm CNHT cho sản xuất và lắp ráp ô tô tải, xe khách trong quy hoạch ngành đến năm 2015, tầm nhìn 2020 phải đạt mục tiêu (Bảng 3.4):

- Trong giai đoạn đầu sẽ tập trung phục vụ cho việc lắp ráp các sản phẩm chính là xe tải và xe vận chuyển hành khách nhiều chỗ ngồi, có gắn kết việc đáp ứng nhu cầu xe vận tải quân sự, xe dự trữ quốc gia. Ban đầu đi từ việc tổ chức sản xuất các chi tiết hỗ trợ thông dụng, có thể sử dụng cho nhiều mác xe, sau đó tiến tới nội địa hóa các chi tiết chức năng của hệ động lực – động cơ, gồm hệ truyền động, hộp số, cầu xe và cuối cùng là động cơ.

129

- Thu hút đầu tƣ của các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài để phát triển hệ thống sản xuất CNHT cho việc lắp ráp các loại xe du lịch, nâng dần tỷ lệ nội địa hóa. Ban đầu có thể bằng cách đầu tƣ chiều sâu phát triển các cơ sở sản xuất CNHT của ngành sản xuất và lắp ráp ô tô hiện có. Sau đó, tùy theo dung lƣợng thị trƣờng sẽ phát triển sản xuất phụ tùng thay thế và dần gia nhập vào dây chuyền sản xuất phụ tùng, phụ kiện cho các hãng, tập đoàn sản xuất ô tô quốc tế.

Bảng 3.4: Chỉ tiêu cụ thể về nhu cầu phát triển CNHT của ngành sản xuất và lắp ráp ô tô đến năm 2015, tầm nhìn 2020

STT Loại Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

1 Cabin xe tải Ch/năm 78.000 92.000

2 Khung xe tải Ch/năm 78.000 92.000

3 Khung xe khách Ch/năm 31.500 56.000

4 Vỏ xe khách Ch/năm 31.500 56.000

5 Hệ thống treo xe tải Ch/năm 78.000 92.000 6 Hệ thống treo xe khách Ch/năm 31.500 56.000 7 Động cơ theo các nhóm công

suất

Ch/năm 78.500 103.600

8 Cần, các đăng, hộp số Bộ/năm 133.900 98.600 9 Hệ thống lái và cầu trƣớc Hệ/năm 109.500 109.500

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành CN giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020. [2]

- Các công nghệ mới cần đƣợc lựa chọn ứng dụng với tiêu chuẩn đảm bảo không lạc hậu tối thiểu sau 15 năm, giai đoạn 2010 – 2015, xây dựng và củng cố thƣơng hiệu sản phẩm, tiến tới xuất khẩu một số sản phẩm CNHT ngành ô tô, giai đoạn 2015 – 2020, phấn đấu các sản phẩm CNHT ngành ô tô tải và xe khách đạt phần lớn các quy định của tiêu chuẩn quốc tế.

130

Theo dự báo nhu cầu của các sản phẩm CNHT phục vụ cho ngành dệt – may của Hiệp hội Dệt - May Việt Nam xây dựng chiến lƣợc quy hoạch phát triển ngành đến năm 2015, tầm nhìn 2020, đã đƣợc Bộ Công Thƣơng phê duyệt, mục tiêu (Bảng 3.5) sẽ là:

Bảng 3.5: Mục tiêu cụ thể về nhu cầu phát triển CNHT ngành dệt – may giai đoạn 2015, tầm nhìn 2020

STT Sản phẩm Đơn vị Năm 2015 Năm 2020

1 Vải dệt thoi Triệu m2 1.800 2.000

2 Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu vải dệt % 39 40,61

3 Vải dệt kim Triệu SP 300 400

4 Sản phẩm may Triệu SP 1.500 1.800

5 Tỷ lệ nội địa hóa may % 60 70

6 Xơ sợi PP Nghìn tấn 1.700 2.740 7 Xơ sợi PE Nghìn tấn 380 600 8 Sợi các loại Nghìn tấn 859 1.380 9 Hóa chất nhuộm Nghìn tấn 12.141 23.377 10 Chất trợ Nghìn tấn 26.182 50.412 11 Hóa chất Nghìn tấn 123.311 237.426

12 Cọc sợi, suốt sắt, suốt cao su, nồi, khuyên, trục truyền động.

Tấn/năm 780 800

13 Các phụ tùng go, khung go máy dệt, cam máy dệt

Tấn/năm 520 800

14 Các phụ tùng cho thiết bị nhuộm hoàn tất

Tấn/năm 650 1.000

15 Các phụ tùng khác Tấn/năm 390 600

16 Các thiết bị máy kéo sợi, dệt vải, nhuộm thông thƣờng

T6an1/năm 1.560 2.400 17 Các thiết bị hỗ trợ khác… Tấn/năm 1.560 2.400 18 Cúc nhựa Tr. chiếc 15.673 24.113 19 Mex không dệt Tr. mét 154 237 20 Mex dệt Tr. mét 146 225 21 Nhãn Tr. chiếc 4.008 6.166 22 Băng chun Tr. mét 2.880 4.430 23 Băng gai Tr. mét 205 316 24 Khóa kéo Tr. mét 1.086 1.670 25 Băng dệt Tr. mét 397 611

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp giai đoạn đến năm 2015, tầm nhìn 2020.[2]

- Nội địa hóa một số sản phẩm CNHT theo hƣớng thay thế nhập khẩu để nâng cao tính chủ động trong sản xuất và khả năng cạnh tranh, giảm giá thành.

131

- Tập trung cao cho việc thu hút đầu tƣ sản xuất vải trong nƣớc. Đồng thời lựa chọn phát triển một số nhóm sản phẩm CNHT chủ yếu phù hợp với tiềm năng, khả năng công nghệ trong nƣớc.

- CNHT ngành dệt – may cần có sự phối hợp liên ngành, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất các sản phẩm CNHT, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

- Hình thành 3 trung tâm (khu, cụm công nghiệp trung tâm) nguyên phụ liệu ở phía Bắc, phía Nam và khu vực miền Trung.

- Phát triển sản xuất một số các loại hóa chất, chất trợ cho ngành dệt – may nhƣ các chất làm mềm; các loại chất giặt, tẩy; các loại hồ dệt có nguồn gốc tinh bột; hồ hoàn tất tổng hợp.

3.2.2.5. Nhu cầu và mục tiêu ngành da – giày

Căn cứ vào nhu cầu dự báo thiết lập quy hoạch cho ngành, mục tiêu định tính của ngành da – giày đến năm 2020 (Bảng 3.6) sẽ là:

- Tăng cƣờng khâu thiết kế mẫu, phát triển thị trƣờng nhằm giảm bớt loại hình kinh doanh gia công.

- Tập trung đầu tƣ cho khâu sản xuất mẫu, khuôn, phom để hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất da – giày phát triển.

- Nhanh chóng sắp xếp và phát triển lĩnh vực sản xuất vật liệu da, giả da nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất giày, dép xuất khẩu.

- Tập trung đầu tƣ bổ sung máy móc thiết bị ở khâu trau chuốt hoàn tất, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý nhằm khai thác tốt hơn năng lực thuộc da hiện có, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và đa dạng hóa mặt hàng da thuộc.

- Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trƣờng trong sản xuất thuộc da nhƣ di dời các doanh nghiệp và cơ sở thuộc da gây ô nhiễm hiện đang tồn tại trong dân cƣ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, không gây ô nhiễm.

132

- Tập trung đầu tƣ phát triển thị trƣờng và tổ chức các cơ sở sản xuất mẫu, khuôn mẫu, phom hỗ trợ cho ngành sản xuất giày, dép.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 133 - 139)