Tình hình Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 118)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

3.1.2. Tình hình Việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ

Quá trình thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010, Việt Nam đã tranh thủ thời cơ thuận lợi vƣợt qua nhiều khó khăn, thách thức để đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng, đất nƣớc thoát khỏi tình trạng kém phát triển, bƣớc vào nhóm nƣớc đang phát triển có thu nhập trung bình. Nhiều mục tiêu chủ yếu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 đã đƣợc thực hiện, đạt bƣớc phát triển mới cả về lực lƣợng sản xuất, quan hệ sản xuất. Kinh tế tăng trƣởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,26%/năm. Vị thế Việt Nam trên trƣờng quốc tế đƣợc nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của nhân dân. Trong khoảng thời gian cuối thực hiện chiến lƣợc 2001 – 2010, với những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế khu vực và toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam cũng phải đƣơng đầu với nhiều khó khăn. Trong thời gian 3 năm đầu thực hiện Kế hoạch 5 năm 2011-2015 và Chiến lƣợc Phát triển Kinh tế - Xã hội 2011-2020, nền kinh tế còn gặp nhiều thách thức và khó khăn hơn nữa. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế suy giảm, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng tăng cao tạo thành nút thắt dò ng tín dụng chảy vào nền kinh tế, số lƣợng doanh nghiệp phá sản và giải thể tăng mạnh. Tuy nhiên, về trung hạn, với sự ổn định về chính trị, sự gia tăng niềm tin của các nhà đầu tƣ, nhất là các nhà đầu tƣ lớn của nƣớc ngoài, cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp cải cách, tái cơ cấu nền kinh tế, tăng cƣờng tính minh bạch và hiệu quả, hiệu lực thực thi pháp luật, nhờ đó tạo môi trƣờng thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế thƣơng mại. Trong dài hạn, khi Việt nam trở thành nền kinh tế mở hoàn toàn, muốn đạt đƣợc các mục tiêu tăng trƣởng và giảm nghèo đã đặt ra, cần phải thực hiện cải cách mạnh mẽ công tác xây dựng, điều chỉnh, bổ sung luật, cơ chế, chính sách thƣơng mại theo hƣớng vừa thông thoáng khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển, vừa quản lý tốt thị trƣờng

110

và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong nƣớc vƣơn lên đứng vững trên thị trƣờng.

Ngoài những mặt tích cực trên, còn tồn tại những yếu tố kém tích cực đã ảnh hƣởng đến công tác hoạch định, triển khai thực hiện các chính sách. Đó là, nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ có giới hạn hiện đang cạn kiệt dần và các vấn đề môi trƣờng, giáo dục, nạn thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo trong xã hội… là mối đe dọa không nhỏ đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế; những biến động khó lƣờng của thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, môi trƣờng có thể tác động bất lợi tới các hoạt động của nền kinh tế và đời sống xã hội; tình trạng tham nhũng, quan liêu, thủ tục hành chính rƣờm rà chậm đƣợc đẩy lùi đã cản trở không nhỏ đối với việc thực thi các cơ chế, chính sách thƣơng mại, hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhiều mặt khác của nền kinh tế.

Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục thực hiện hoàn thiện chính sác h thƣơng mại quốc tế một cách nhất quán. WTO sẽ rà soát chính sách thƣơng mại theo thể chế, về các công cụ tác động trực tiếp tới nhập khẩu, xuất khẩu. WTO cũng rà soát chính sách thƣơng mại quốc tế của các quốc gia theo ngành hàng. Mặc dù khung phân tích chính sách thƣơng mại quốc tế không thay đổi song mức độ giải quyết (cả về nội dung và cách thức) sẽ thay đổi. Việt Nam sẽ trực tiếp chịu tác động từ kết quả của vòng đàm phán Doha. Việc các nƣớc phát triển sử dụng những biện pháp kỹ thuật và hành chính vẫn là một thực tế. Tuy nhiên, Việt Nam có thể đƣợc hƣởng lợi từ các yêu cầu thực thi của các nƣớc đang phát triển đối với các nƣớc phát triển về các vấn đề nhƣ nông nghiệp, dệt may, chống bán phá giá, biện pháp kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm, đối xử đặc biệt với các nền kinh tế nhỏ. Các lịch trình cam kết mà Việt Nam đang và sẽ tham gia bao gồm lịch trình thực hiện chƣơng trình AFTA và chƣơng trình ASEAN mở rộng, lịch trình thực hiện APEC, lịch trình thực hiện hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ, lịch trình thực hiện cam kết trong WTO và tham gia đàm phán và thực hiện những cam kết gia nhập Hiệp định thƣơng mại xuyên Thái Bình Dƣơng.

111

Trong khi đó, thị trƣờng nội địa tiếp tục phát triển mạnh với nhiều sự thay đổi về chất theo hƣớng văn minh, hiện đại hơn và cạnh tranh cao hơn. Có thể dự báo xu hƣớng vận động nhƣ sau: tiếp tục phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bƣớc hình thành các tập đoàn, tổng công ty có tầm cỡ; Hình thành một thị trƣờng cạnh tranh thực sự và ngày càng quyết liệt; Thu hẹp khoảng cách giữa vùng, miền của đất nƣớc trên các khía cạnh quy mô, trình dộ, tốc độ phát triển, cơ cấu và giá cả hàng hóa, dịch vụ; Quá trình hội nhập thị trƣờng nội địa với thị trƣờng khu vực và thế giới là một xu thế khách quan, là điều kiện và động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế của đất nƣớc. Những xu hƣớng này đòi hỏi chúng ta cần chủ động xúc tiến quá trình tự do hóa thƣơng mại, tự do hóa đầu tƣ có tính toán chiến lƣợc, bƣớc đi khẩn trƣơng, thích hợp.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 116 - 118)