Ở Việt Nam, cụm từ “công nghiệp phụ trợ” bắt đầu đƣợc nhắc tới một cách tƣơng đối rộng rãi từ năm 2003. Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ - CNHT” đã đƣợc chính thức hoá để chỉ vấn đề này, lần đầu ở Việt Nam từ năm 2007, trong “Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành CNHT Việt Nam đến 2010, tầm nhìn đến 2020” do Bộ Công nghiệp, nay là Bộ Công Thƣơng soạn thảo và Thủ tƣớng phê duyệt. Trong đó, CNHT đƣợc định nghĩa: hệ thống CNHT là hệ thống các nhà sản xuất (sản phẩm) và công nghệ sản xuất có khả năng tích hợp theo chiều ngang, cung cấp nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng… cho khâu lắp ráp cuối cùng [2].
Trong bản quy hoạch này, CNHT đƣợc phân chia thành hai thành phần chính, phần cứng liên quan đến sản xuất và phần mềm là hệ thống dịch vụ công nghiệp và marketing. Năm nhóm ngành đã đƣợc Chính phủ chỉ định ƣu tiên phát triển CNHT và đƣợc hoạch định kế hoạch phát triển cụ thể, đó là: điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, dệt may, da giày. Hình 1.2 mô tả quan niệm CNHT của Việt Nam.
Hình 1.2: Quan niệm về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam
Nguồn: Bộ Công Thƣơng, 2007 [2]
Nhƣ vậy, có thể thấy quan niệm của Việt Nam có nét khác biệt so với các quan niệm ở các quốc gia khác. CNHT đƣợc xác định rộng hơn, từ khâu sản xuất nguyên vật liệu đến cả các dịch vụ công nghiệp. Có thể thấy quan niệm này làm
20
cho các ngành CNHT mở rộng ra rất nhiều, không chỉ bao gồm một số lĩnh vực công nghiệp, không chỉ tập trung các DNNVV mà cả các doanh nghiệp lớn, và chính vì điều này, thời gian qua Việt Nam vẫn loay hoay tìm điểm trọng tâm trong CNHT để thúc đẩy ngành này phát triển vì phạm vi quá lớn của nó.
Các ngành CNHT ở đây đƣợc xác định trên cơ sở các ngành công nghiệp hạ nguồn (ngành lắp ráp nhƣ ôtô, cơ khí, dệt may, da giày, điện tử) chứ không xác định trên đặc thù sản phẩm của ngành sản xuất hỗ trợ (cơ khí chế tạo, nhựa, điện tử…). Quan niệm này cũng chƣa thật rõ ràng đối với doanh nghiệp hoặc những đối tƣợng ngoài lĩnh vực nghiên cứu.
GS. Trần Văn Thọ cho rằng, “CNHT chỉ toàn bộ những sản phẩm công nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm…, và cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế. Nếu kể các sản phẩm tƣơng tự thì phạm vi sẽ rất rộng, nhƣng nếu thêm một đặc tính nữa sẽ thấy phạm vi rõ ràng hơn: Sản phẩm CNHT thƣờng đƣợc sản xuất với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DNNVV. Do đó, trong ngành ô tô chẳng hạn, các bộ phận nhƣ đầu máy xe, thân xe, bánh xe... thƣờng không đƣợc kể là CNHT vì chủ yếu do các công ty lớn sản xuất với quy mô lớn. Trong ngành này, CNHT là những linh kiện, những phụ liệu ở cấp thấp hơn đƣợc cung cấp để sản xuất ra đầu máy xe, thân xe...” [22]
Khái niệ m CNHT mới nhất của Việt Nam đƣợc đƣa ra ta ̣i Quyết đi ̣nh số 12/2011/QĐ – TTg củ a Thủ tƣớng Chính phủ về chính sách phát triển CNHT của Viê ̣t Nam đi ̣nh nghĩa : Là ngành công nghiệp sản xuất vật liệu , phụ tùng , linh kiê ̣n , phụ kiện , bán thành phẩm để cung cấp cho các ngành sản xuất , lắp ráp các sản phẩ m hoàn chỉnh là tƣ liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng .
Từ những quan niệm về CNHT trên, có thể thấy rằng CNHT là những ngành công nghiệp vật liệu và phụ tùng, linh kiện, phụ kiện nằm trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị với quy mô nhỏ, thực hiện bởi các DNNVV nhằm cung cấp các sản phẩm chưa hoàn chỉnh để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng .
21