Quan điểm phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 131 - 133)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng

3.2.1. Quan điểm phát triển

3.2.1.1. Phát triển CNHT nhằm giảm nhập siêu, tiến tới cân bằng cán cân thƣơng mại Sự yếu kém của CNHT đã góp phần tạo thâm hụt cán cân thƣơng mại của Việt nam. Khi các nhà cung cấp trong nƣớc không có hoặc không đủ, các doanh nghiệp chính buộc phải tìm kiếm nguồn cung cấp từ nƣớc ngoài. Chính điều này dẫn đến tình trạng “Nhập để Xuất” trong sản xuất công nghiệp, càng đẩy mạnh xuất khẩu thì nhu cầu về đầu vào cho sản xuất càng tăng mạnh dẫn đến tình trạng nhập siêu. Phát triển CNHT là một trong các hoạt động góp phần đẩy mạnh tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Qua việc phát triển CNHT trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gia tăng khả năng tiếp cận thị trƣờng và khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Bên cạnh đó, sẽ tạo điều kiện tăng cƣờng gắn kết sự phối hợp giữ các cấp, các ngành và cộng đồng doanh nghiệp. Việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hƣớng gia tăng xuất khẩu những mặt hàng chế biến, chế tạo và những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và việc quản lý nhập khẩu (kiềm chế nhập siêu) sẽ góp phần tăng trƣởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam.

3.2.1.2. Phát triển CNHT phải trên quan điểm chủ động gắn liền với mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phải tập trung đầu tƣ vào một số ngành cụ thể của CNHT có hiệu quả sau đó mở rộng sang các ngành CNHT khác.

Phát triển CNHT là bộ phận không thể tách rời hệ thống chính sách kinh tế - xã hội của đất nƣớc, phải đƣợc gắn kết chặt chẽ với các chính sách, nhất là chính

125

sách phát triển công nghiệp. Phát triển CNHT liên quan đến hàng loạt các vấn đề nhƣ nhận thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan, huy động và sử dụng các nguồn lực cần thiết. Phát triển CNHT còn thể hiện ở việc chủ động đƣa các nội dung và đề xuất cách thức giải quyết các vấn đề trong các quan hệ song phƣơng và trong các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Mặt khác, phát triển CNHT phải gắn với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo khai thác lợi thế của nƣớc đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN vào năm 1995, thành viên chính thức APEC vào năm 1998, ký Hiệp định thƣơng mại Việt Nam – Hoa Kỳ vào năm 2000 và trở thành thành viên WTO vào năm 2007. So với các nƣớc khu vực Đông Á thì Việt Nam là nƣớc đi sau trong hội nhập kinh tế quốc tế. Là nƣớc đi sau, Việt Nam vừa bất lợi thế (bỏ qua những cơ hội trong quá khứ) nhƣng vừa có lợi thế (rút kinh nghiệm từ quá khứ và khai thác đƣợc các cơ hội đang tới). Để đảm bảo khai thác lợi thế của nƣớc đi sau, cần phải chuẩn bị tinh thần nhƣ tự tin, thay đổi nhận thức về phát triển CNHT trong hoạch định và thực hiện chính sách. Lợi thế này thể hiện ở việc đúc rút kinh nghiệm trong hoàn thiện chính sách và khai thác các ƣu đãi mà Việt Nam có thể đƣợc hƣởng từ việc mở rộng hợp tác song phƣơng, tham gia các tổ chức trong khu vực và quốc tế. ngoài ra, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt nam phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc chung, thực hiện quyền và nghĩa vụ thành viên của các tổ chức khu vực và quốc tế mà Việt nam tham gia nhƣng không bó buộc trong một lịch trình nhất định. Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nhƣ: không phân biệt đối xử thông qua thực hiện quy chế tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT); nguyên tắc về thƣơng mại tự do hơn (ngày càng giảm dần các biện pháp can thiệp vào thƣơng mại); nguyên tắc về tính có thể dự đoán và bảo đảm minh bạch hóa quá trình thiết kế và thực thi chính sách; đảm bảo cạnh tranh công bằng; khuyến khích phát triển và cải cách kinh tế. Các quyền lợi về thâm nhập thị trƣờng, tham gia đàm phán và các nghĩa vụ nhƣ mở cửa thị trƣờng, báo cáo tình hình thực hiện cắt giảm các biện pháp can thiệp vào thƣơng mại, đầu tƣ cần phải đƣợc thực hiện. Việt Nam phải điều chỉnh chính sách cho phù hợp với luật chơi chung trong tổ chức đó. Việc quán triệt quan điểm này sẽ đảm bảo

126

đáp ứng yêu cầu của các tổ chức khu vực, quốc tế và chủ động tận dụng đƣợc các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.1.3. Phát triển CNHT phải đảm bảo sự tham gia của không chỉ các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà cả đối tƣợng khác nhƣ cộng đồng doanh nghiệp và giới nghiên cứu Sự tham gia của các thành phần này thể hiện bằng việc chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và lợi ích trong việc phát triển CNHT. Các cơ quan quản lý nhà nƣớc và cộng đồng doanh nghiệp phải chia sẻ trách nhiệm và nguồn lực trong quá trình này. Việc chia sẻ trách nhiệm, nguồn lực và lợi ích cụ thể nhƣ thế nào giữa các bên cần đƣợc làm rõ trong quá trình phát triển. Phát triển CNHT còn đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách khả năng phân tích, đánh giá các cơ hội thị trƣờng, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của quốc gia mình trong mối quan hệ với các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)