Hoàn thiện các bộ máy quản lý của các cơ quan chuyên trách về công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 144 - 158)

- Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý chuyên trách CNHT

Tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) tăng khoảng 6,2%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu khoảng

3.3.2. Hoàn thiện các bộ máy quản lý của các cơ quan chuyên trách về công nghiệp hỗ trợ

công nghiệp hỗ trợ

138

Xây dựng hệ thống bộ máy quản lý ngành CNHT của Việt Nam, thống nhất quản lý ngành công nghiệp theo chiều ngang từ Trung ƣơng xuống đến cơ sở. Nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý, đẩy nhanh tốc độ phát triển CNHT. Mô hình bộ máy quản lý theo cấu trúc ma trận.

3.3.2.2. Hƣớng thực hiện chính

Hiện nay việc quản lý để CNHT phát triển vẫn chƣa có một cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm, việc nhận thức, phát triển CNHT gần nhƣ đƣợc phát động từ giới nghiên cứu công nghiệp và các doanh nghiệp hạ nguồn. Bộ Công thƣơng đƣợc coi là đơn vị quản lý ngành công nghiệp cũng không có đầu mối cho CNHT, các vấn đề liên quan đến CNHT đƣợc các doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trình lên bộ chuyên ngành đều kính gửi Lãnh đạo Bộ và các vụ chuyên môn (Vụ Công nghiệp nặng, Vụ Công nghiệp nhẹ…). Trong khi, CNHT của nƣớc ta chƣa phát triển, thậm chí là kém phát triển, đang dẫn đến nguy cơ các cơ sở sản xuất, lắp ráp sản phẩm cuối cùng của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài có thể phải rút khỏi thị trƣờng nƣớc ta do không tìm đƣợc nguồn cung cấp linh kiện, chi tiết, nhất là trong điều kiện sức ép về tiền lƣơng công nhân tăng, lợi thế nhân công rẻ tại Việt Nam mất đi. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống quản lý ngành theo chiều ngang về nghiên cứu và phát triển CNHT đang là yêu cầu cấp bách, cần phải triển khai trong thực tiễn nhằm vực dậy phát triển công nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Mô hình xin đƣợc đề xuất:

- Đối với Chính phủ, thành lập Ban Nghiên cứu và Phát triển CNHT. Bộ máy nhân sự làm việc kiêm nhiệm, đồng chí Phó Thủ tƣớng phụ trách công nghiệp sẽ làm Trƣởng ban. Thành viên của Ban về phía quản lý Nhà nƣớc gồm có các Thứ trƣởng của các Bộ Công Thƣơng, Bộ Thông tin và Truyền th ông, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trƣờng, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam; về phía các cơ quan phi chính phủ gồm có Chủ tịch Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển CNHT. Giúp việc cho Ban có Tổ Thƣ ký.

139

Ban Nghiên cứu và Phát triển CNHT với vai trò làm nhạc trƣởng, chỉ đạo việc nghiên cứu và phát triển CNHT dƣới góc độ tầm chiến lƣợc, trên cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá nhu cầu phát triển các sản phẩm của CNHT do Bộ Công thƣơng, Hiệp hội các ngành nghề đề xuất; giúp Chính phủ ban hành các đạo luật, nghị định, quyết định liên quan đến các chính sách phát triển CNHT (lựa chọn ngành hàng, sản phẩm, lộ trình đầu tƣ,…), cũng nhƣ những chính sách ƣu đãi (miễn, giảm thuế nhập khẩu; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho một số năm tính từ khi doanh nghiệp hoạt động bắt đầu có lãi; giảm thuế giá trị gia tăng; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính hải quan, ƣu đãi giá thuê đất trong các KCN – KCX và cụm CNHT, lãi suất cho vay ƣu đãi trong quá trình đầu tƣ,…).

Ban Nghiên cứu và Phát triển CNHT phải trực thuộc Chính phủ nhƣ vậy mới đảm bảo sự kết nối, hợp tác giữa các bộ, ban, ngành khi đƣa ra những quyết sách lớn cho phát triển CNHT mới sớm hoàn thiện, triển khai nhanh chóng trong thực tiễn. Các cơ quan hữu quan theo chức năng quản lý nhà nƣớc, chuyên môn của mình sẽ thực hiện công việc tham mƣu cho Chính phủ thông qua các thành viên của Ban Nghiên cứu và Phát triển CNHT là lãnh đạo của đơn vị mình. Các cơ quan hữu quan đều có Tổ giúp việc cho phát triển CNHT, chịu sự quản lý của lãnh đạo cơ quan (ngƣời có tham gia vào Ban Nghiên cứu và Phát triển CNHT). Bộ máy tổ chức của Tổ giúp việc sẽ có nhân sự làm việc kiêm nhiệm, chẳng hạn Tổ giúp việc CNHT của Bộ Công Thƣơng sẽ có thành viên là một số cán bộ của Vụ Công nghiệp nhẹ, Vụ Công nghiệp nặng, Cục Nghiên cứu và Phát triển CNHT, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính kế toán…

- Đối với Bộ Công Thƣơng, thành lập Cục Nghiên cứu và Phát triển CNHT. Cục Nghiên cứu và Phát triển CNHT có chức năng là cơ quan quản lý Nhà nƣớc về phát triển CNHT của Việt Nam. Nhiệm vụ trọng tâm ban đầu của Cục là phối hợp với các hiệp hội ngành nghề liên quan đến các sản phẩm CNHT xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển CNHT đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030; hoàn thiện chính sách thị trƣờng và mặt hàng nhằm phát triển CNHT; phối hợp với các cơ quan

140

hữu quan xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển CNHT nhƣ chính sách đầu tƣ, ƣu đãi đầu tƣ, ƣu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa…

Với quy mô thị trƣờng nhỏ nhƣ hiện nay, Việt Nam nên định hƣớng trở thành một cơ sở xuất khẩu một số loại linh kiện CNHT, vì vậy Cục Nghiên cứu và Phát triển CNHT phải trợ giúp cho các doanh nghiệp CNHT nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm sản xuất những sản phẩm có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Trong nền kinh tế thị trƣờng có sự cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nƣớc, chúng ta cần phải thiết lập một hệ thống phổ biến thông tin doanh nghiệp chính thức và xây dựng các mạng lƣới thông tin nội bộ doanh nghiệp. Để làm đƣợc điều này, các thông tin và dịch vụ hỗ trợ của Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Công đoàn Hiệp hội Công nghiệp và Thƣơng mại (UAIC) và của Trung tâm Xúc tiến thƣơng mại đầu tƣ (ITPC) cần đƣợc thúc đẩy mạnh hơn. Những công việc liệt kê trên không chỉ là việc của riêng Cục Nghiên cứu và Phát triển CNHT mà đó là việc cần phối hợp với các bộ, ngành khác, và nhất là hiệp hội ngành hàng. Vì Việt Nam phải sẵn sàng đƣơng đầu với các tranh chấp thƣơng mại, không thể tránh khỏi việc tham gia vào các tranh chấp thƣơng mại nhƣ trợ cấp, chống bán phá giá, biên tính thuế… của các sản phẩm CNHT khi gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế.

- Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam, thành lập Quỹ Phát triển CNHT. Ngân hàng Phát triển Việt Nam – tiền thân là Quỹ Hỗ trợ Phát triển Việt Nam – với chức năng chính là hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay ƣu đãi đầu tƣ theo những hạng mục ngành nghề ƣu đãi trong từng giai đoạn. Hiện nay, có thể có một số doanh nghiệp nghiệp nhỏ và vừa thuộc một số ngành sản phẩm của CNHT có liên hệ và đƣợc vay từ nguồn vốn ƣu đãi này. Song để tập trung hơn, Ngân hàng cần thiết thành lập Quỹ Phát triển CHNT với nhiệm vụ thực hiện chính sách ƣu đãi và hỗ trợ phát triển:

+ Đối tƣợng ƣu đãi là 6 ngành đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg, ngày 24-2-2011 và nhất là đối với các sản phẩm

141

sản xuất thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ƣu tiên phát triển mà doanh nghiệp của Việt Nam tham gia sản xuất, thật sự đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu.

+ Nội dung ƣu đãi, Ngân hàng sẽ đệ trình Chính phủ một số yếu tố đƣợc ƣu đãi nhƣ: lãi suất cho vay trung, dài hạn để đầu tƣ tài sản cố định; hạn mức cho vay; tiến độ giải ngân… Tổng lƣợng ƣu đ ãi phải đƣa vào dự toán ngân sách hàng năm.

Quỹ Phát triển CNHT do Ngân hàng Phát triển Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý và chi trả theo các chính sách ƣu đãi và hỗ trợ phát triển đƣợc Chính phủ quyết định. Hằng năm quyết toán với Bộ Tài chính, không cần trình Bộ Tài chính.

Các doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ nhất thiết phải xây dựng Dự án đầu tƣ trình thẩm định. Bộ Công Thƣơng phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng tham gia thẩm định, quyết định phê duyệt Dự án sẽ do Bộ Công Thƣơng chuẩn y.

- Các hiệp hội ngành, nghề có nhu cầu sản xuất các sản phẩm CNHT, nhất là các nhà sản xuất linh kiện (làm đầu mối để phát triển CNHT và liên kết với các doanh nghiệp lắp ráp) cần quy tụ thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện, nguyên phụ liệu. Do CNHT của Việt Nam cần phát triển trƣớc mắt phục vụ cho nhu cầu nội địa, lấy việc sản xuất linh phụ kiện lắp ráp các sản phẩm công nghiệp có mức sản lƣợng tiêu thụ nội địa tƣơng đối lớn nhƣ xe máy, trang thiết bị điện - điện tử làm nền.

Sau khi đã phát triển lên một mức cao hơn sẽ có tác động lan toả đến sản xuất phục vụ cho các nhu cầu khác, trong đó có xuất khẩu. Nhìn chung công nghiệp hỗ trợ hiểu theo nghĩa sản xuất các sản phẩm nguyên vật liệu, phụ tùng, linh phụ kiện ở Việt Nam cũng đã và đang phát triển theo tín hiệu của thị trƣờng. Cần phải xây dựng một tổ chức nhằm liên kết giữa các cơ sở sản xuất hỗ trợ, giữa các thành phần kinh tế với nhau. Đặc biệt cần xác định đƣợc những nhân tố có thể đóng vai trò tạo dựng và điều tiết những mối liên kết này. Do vậy, việc thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện làm đầu mối để phát triển CNHT tại Việt Nam và liên kết với các DN lắp ráp, tập đoàn kinh tế nƣớc ngoài khi họ đến Việt nam là rất cần thiết.

142

Việc hình thành Hiệp hội, phải do chính bản thân các doanh nghiệp tập hợp lại tổ chức lên. Hiệp hội sẽ hoạt động thực sự vì doanh nghiệp, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp với nhau, có hoạt động phục vụ lợi ích theo nghĩa tƣơng tác hỗ trợ nhau nâng cao khả năng liên kết, trình độ công nghệ. Khi Hiệp hội tự thân các doanh nghiệp lập nên, Hiệp hội sẽ thu thập thông tin, tổ chức những hoạt động phục vụ lợi ích các thành viên. Hiệp hội sẽ nắm bắt sâu sát tình hình thực tế, hiểu đƣợc những vƣớng mắc và giúp doanh nghiệp tổ chức, kiến nghị tới các cơ quan hữu quan.

3.3.2.3. Hiệu quả dự kiến mang lại khi thực hiện giải pháp

Ban Nghiên cứu và Phát triển CNHT đƣợc thành lập, đi vào hoạt động thể hiện đƣợc tính chuyên môn hóa cao trong công tác quản lý. Vì hoạt động theo mô hình cơ cấu ma trận, kiêm nhiệm công việc nên bộ máy quản lý vẫn bảo đảm tinh gọn. Các chính sách cụ thể về khuyến khích đầu tƣ cho phát triển CNHT sẽ đƣợc cụ thể hóa, sớm đƣa vào thực tiễn. Quá trình thực hiện luôn đƣợc kiểm tra chặt chẽ, điều chỉnh những thiếu sót nhanh chóng, kịp thời.

Với vai trò là cơ quan quản lý ngành CNHT, Cục Nghiên cứu và Phát triển CNHT đã thực sự “chui” vào từng ngành, từng doanh nghiệp, giúp đỡ các doanh nghiệp vừa là vai trò quản lý về hành chính, thẩm định hỗ trợ ƣu đãi đầu tƣ vừa là đóng vai trò đầu mối điều phối cho từng ngành nghề CNHT phát triển có quy hoạch, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tham gia vào hoạt động sản xuất trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Vai trò cụ thể của Quỹ Phát triển CNHT và Hiệp hội các nhà sản xuất linh kiện, theo mục tiêu, chức năng nhiệm vụ cụ thể của mình góp phần thúc đẩy sự phát triển CNHT của Việt Nam; giúp các doanh nghiệp sớm tiếp cận, tiếp cận đầy đủ các chính sách của Chính phủ.

3.3.3. Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở các địa phương

3.3.3.1. Nội dung giải pháp

Để sản xuất tập trung rất cần sự hình thành các khu, cụm CNHT để quy tụ các nhà đầu tƣ sản xuất các sản phẩm CNHT. Vì vậy, vai trò của chính quyền địa

143

phƣơng rất quan trọng trong việc hỗ trợ cho ngành về chính sách sử dụng đất, thực hiện ƣu đãi phát triển ngay tại địa phƣơng, cung cấp nguồn lực lao động phổ thông,… cho các khu, cụm CNHT.

3.3.3.2. Hƣớng thực hiện chính

Việc hình thành các khu, cụm CNHT nhằm thu hút các lớp phụ trợ cao là các doang nghiệp ĐTNN chuyên cung ứng cho các tập đoàn đa quốc gia đang có mặt ở Việt Nam. Do tính đặc thù, CNHT rất phụ thuộc vào các nhà lắp ráp, nên chúng ta cần phải có chƣơng trình xây dựng các khu, cụm CNHT có sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia có đại diện ở Việt Nam. Chỉ nhƣ vậy, các khu CNHT mới có thể đƣợc lấp đầy bởi các nhà cung ứng. Việc thu hút các doanh nghiệp nội địa vào các khu, cụm CNHT rất cần đƣợc ƣu tiên, nhằm định hƣớng cho các nhà đầu tƣ trong nƣớc hƣớng tới cung cấp cho các nhà ĐTNN trong các khu, cụm CNHT. Song cũng nên khuyến khích hình thành các cụm CNHT dành riêng cho các tập đoàn kinh tế của nƣớc ngoài để kêu gọi các nhà cung ứng của họ nhƣ Samsung, Canon, Honda, Toyota, Mercedes – Benz… với các chính sách ƣu đãi về thuế thuê đất, giá thuê đất, thời gian thuê đất, trang thiết bị ban đầu… Đặc thù của khu, cụm CNHT là chủ yếu thu hút các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, các khu, cụm CNHT cần cung cấp hạ tầng đầy đủ cho các nhà đầu tƣ, bao gồm hệ thống nhà xƣởng, điện, nƣớc hoàn chỉnh trong công trình, hệ thống xử lý môi trƣờng và các dịch vụ mềm khác với diện tích tiết kiệm để chi phí thấp nhất.

Từ việc triển khai đầu tƣ các khu, cụm CNHT sẽ làm cơ sở tạo dựng các Cụm liên kết ngành (CLKN), các doanh nghiệp trong nƣớc có năng lực hạn chế nên quy mô sản xuất thấp, cần có mô hình tập hợp và phân công sản xuất ngay trong các doanh nghiệp nội địa, nhằm góp phần gia tăng năng lực cung ứng nội địa. Các doanh nghiệp nội địa tham gia CLKN cũng hầu hết là các DNNVV, có thể nằm xa nhau, không bị giới hạn về địa lý hay không gian, nhƣng quan trọng là cần có phân chia và liên kết theo các công đoạn sản xuất. Việc tạo dựng các CLKN nên giao cho các địa phƣơng nhƣng không nên phát triển tràn lan mà cần tập trung vào các địa phƣơng đã có tích tụ tập trung công nghiệp nhƣ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh

144

và các tỉnh phụ cận. Nhƣ vậy, CLKN sẽ là nơi cung ứng về số lƣợng và chuyên môn hóa các doanh nghiệp CNHT, đồng thời tận dụng đƣợc lao động nông thôn và các lợi thế về chi phí, theo từng địa phƣơng, khu vực. Tập hợp của các cụm liên kết theo các ngành cung ứng hoặc theo các ngành hạ nguồn nhƣ vậy sẽ giúp nâng cao năng lực cung ứng của các ngành CNHT, dần dần cung ứng đƣợc hệ thống doanh nghiệp nội địa đầu tƣ vào các khu, cụm CNHT và nhận chuyển giao từ các DNTN sản xuất sản phẩm CNHT.

Nhìn tổng thể, các tỉnh, thành phát triển các khu, cụm CNHT cũng nhƣ CLKN đã trực tiếp hỗ trợ cho ngành CNHT phát triển, cung cấp lực lƣợng lao động… và bản thân địa phƣơng mình cũng phát triển theo, thúc đẩy tăng trƣởng công nghiệp, tăng trƣởng GDP. Song để các địa phƣơng cùng với các doanh nghiệp phát triển bình ổn, lâu dài thì phải nâng cao khả năng tiếp cận đất đai và tính ổn định trong sử dụng đất đối với các doanh nghiệp CNHT. Cụ thể là, các địa phƣơng cần lƣu ý trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cần quy hoạch đất sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh cần cụ thể và chi tiết hơn nữa; rà soát việc giao đất, thu hồi đất của các tổ chức, cá nhân; bổ sung nguồn quỹ đất cho các doanh nghiệp dân doanh; tiếp tục triển khai lập quy hoạch và xây dựng cơ chế chính sách đối với các cụm công nghiệp ở các huyện để tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuê đất.

Về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng tại các địa phƣơng, cần nâng cao vai trò của các cấp chính quyền cơ sở trong đền bù giải phóng mặt bằng. Cần thống

Một phần của tài liệu Phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 144 - 158)